Luận Văn Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tác động môi trường dự án xây dựng Thủy

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài trên 3.600 km với hệ thống sông ngòi dày đặc. Việc quản lý, bảo vệ cũng như khai thác nguồn tài nguyên quý báu này là thách thức hàng đầu với toàn ngành. Đứng trước những thách thức lớn như vậy, ngành Thủy lợi hàng năm được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình mới, các công trình nghiên cứu khoa học, quản lý nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước; dự báo, cảnh báo, điều tra cho các dạng thiên tai: lũ lụt, hạn hán, lũ quét Từ đó đưa ra các giải pháp công trình hay phi công trình để tận dụng, khai thác có hiệu quả nguồn lợi từ nước đem lại như xây dụng các hồ chứa nước, các công trình thủy điện ; hạn chế, khắc phục, giảm nhẹ những thiệt hại cũng do nước gây ra; xây dựng các công trình như đê, kè, đập

    Hiện nay, với nhu cầu ngày càng lớn của quốc gia, việc xây dựng thủy điện là rất cần thiết. Một ví dụ tiêu cực điển hình như ở Xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông (Nghệ An) đến thời điểm này vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Vì không có điện lưới, bà con đã tự tìm nguồn điện cho mình bằng cách ngăn dòng chảy của khe, suối để đặt máy tua-bin phát điện. Hàng ngàn mét dây điện chằng chịt như mạng nhện từ các khe, suối vươn về từng bản làng.

    Những dây điện như thế không những gây tai nạn cho gia súc mà còn gây ra nhiều cái chết thương tâm đối với con người. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do sử dụng và sửa chữa nguồn điện ko an toàn này. Sau nhiều cái chết thương tâm của bà con, chính quyền địa phương đã vận động người dân tháo gỡ những đường dây không đảm bảo an toàn và thay thế dây trần bằng dây bọc. Tuy nhiên, nhiều hộ dân đến nay vẫn chưa tháo dỡ, nhiều nơi còn mắc chằng chịt trên các cọc tre, cọc gỗ chôn qua loa trên nền đất. Chỉ là một ví dụ nhỏ thôi nhưng cũng đủ nói lên sự cần thiết cũng như tính cấp bách của vấn đề.

    Có thể nói việc xây dựng thủy điện ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng, phát triển của đất nước nói chung, cũng như đời sống nhân dân nói riêng. Chính vì tầm ảnh hưởng lớn như vậy chúng ta không để bỏ qua những tác động ngoài ý muốn mà nó mang lại. Việc nghiên cứu, đánh giá để có thể giảm thiếu những rủi ro của công tác này mang lại thực sự quan trọng và cần thiết.

    Với mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về công tác phòng tránh và giảm thiểu tác động môi trường của công trình nhóm chúng em đã chọn đề tài : “Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tác động môi trường dự án xây dựng Thủy điện Khe Thơi, Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu khoa học nhóm mình.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Đề tài Nghiên cứu về các tác động môi trường dự án xây dựng Thủy điện Khe Thơi, Nghệ An, đề tài áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã học vào trong thực tế giúp sinh viên có một cái nhìn toàn diện về vấn đề Môi trường dự án xây dựng hiện nay, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công trình xây dựng, giảm thiểu các tác động môi trường mà công trình mang lại.

    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    - Phương pháp thu thập tài liệu

    - Phương pháp chọn lọc, phân tích, đánh giá

    4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

    Xây dựng thủy điện ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng, phát triển của đất nước nói chung, cũng như đời sống nhân dân nói riêng. Chính vì tầm ảnh hưởng lớn như vậy chúng ta không để bỏ qua những tác động ngoài ý muốn mà nó mang lại. Việc nghiên cứu, đánh giá để có thể giảm thiếu những rủi ro của công tác này mang lại thực sự quan trọng và cần thiết.

    * Về mặt kinh tế:

    Thủy điện mang lại nguồn điện năng to lớn cho người dân địa phương, giảm lượng điện mua ngoài từ các tỉnh lân cận, thu hút một lượng khách du lịch thăm quan, tạo điều kiện để mở rộng hơn khu vực nơi đây

    * Về mặt xã hội:

    Xây dựng thủy điện tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, tạo ổn định nơi ở, phát triển sản xuất, ưu tiễn hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiêp, cả về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, các dự án đầu tư phục vụ sản xuất, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của người dân.

    * Về mặt sinh thái:

    Tạo ra một lượng thủy sản lớn ở địa phương nơi này. Đảm bảo dòng chảy, chống cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước. Điều tiết dòng chảy thích hợp để chống lũ cho hạ lưu và tạo nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất, và bảo vệ môi trường.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...