Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chuẩn để tự đánh giá chương trình đào tạo bậc đại học của nhóm ngành khoa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1

    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
    3. Khung/cơ sở lý thuyết 4
    4. Phương pháp nghiên cứu 5
      1. Câu hỏi nghiên cứu 5
      2. Giả định của nghiên cứu 5
      3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
      4. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 5
      5. Dạng thiết kế nghiên cứu 5

    1. Công cụ thu thập dữ liệu, các tư liệu 6
    2. Qui trình thu thập dữ liệu và xử lý số liệu 6

    1. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 7
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

    1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8

    1. Các hoạt động đánh giá CTĐT 8
    2. Các tài liệu sử dụng cho nghiên cứu 10

    1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 13
    2. Mục đích của việc tự đánh giá CTĐT 16
    CHƯƠNG 2. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN/TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CTĐT 17

    1. Tìm hiểu một số mô hình về đánh giá CTĐT trên thế giới 17

    1. Mô hình Saylor, Alexander và Lewis 17
    2. Mô hình CIPP của Ủy ban Nghiên cứu Quốc Gia về đánh giá Phi
    Delta Kappa .ĩ 18

    1. Mô hình Kirkpatrick của Donald L. Kirkpatrick 22

    1. Một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng tiêu chuẩn/tiêu chí dùng để tự đánh giá CTĐT 23

    1. Trọng ^ tâm của việc đánh giá CTĐT 23
    2. Một số loại hình đánh giá CTĐT 23
      1. Phát triển CTĐT nhóm ngành KHTN tại trường ĐH KHTN 26
    CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHUẨN/TIÊU CHÍ ĐỂ Tự ĐÁNH
    GIÁ ctđt đối Với nhóm ngành khtn Của bậc đại học tại
    TRƯỜNG ĐH KHTN '. 30

    1. Nhận xét về Bộ tiêu chuẩn tự đánh giá CTGD của AUN 30
    2. Nhận xét về Bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT của ABET 32
    3. Mối liên hệ giữa các thành tố trong mô hình CIPP và bộ tiêu chuẩn đề
    xuất 32

    1. Đề xuất tiêu chuẩn/tiêu chí để tự đánh giá CTĐT cho nhóm ngành
    KHTN trong điều kiện hiện nay 34
    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ĐÁNH BỘ TIÊU CHUẨN ĐỀ XUẤT CỦA GIẢNG VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ 40

    1. Mô tả mẫu 40
    2. Bảng hỏi 41
    3. Các kết quả phân tích 42
    4.3.1. Phân tích phương sai (ANOVA) 42

    1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn/tiêu chí 57
    2. Các ý kiến khác của GV và CBQL 61
    3. Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của bộ tiêu chuẩn được đề xuất 63
    KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ 65

    1. Kết luận 65
    2. Đề xuất và khuyến nghị 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
    PHỤ LỤC 1 : PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 73
    PHỤ LỤC 2: TẦN SUẤT 79
    PHỤ LỤC 3: BẢNG SO SÁNH BỘ TIÊU CHUẨN (BTC) ĐỀ NGHỊ VỚI BTC CỦA AUN 80
    PHỤ LỤC 4: BẢNG SO SÁNH BTC ĐỀ NGHỊ VỚI BTC CỦA ABET 99
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và toàn cầu, sự cạnh tranh về mọi mặt nói chung và về giáo dục nói riêng ngày càng gay gắt, điều đó đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi lớn trong giáo dục, thay đổi không chỉ trong tư duy mà phải cả trong hành động, thay đổi không chỉ riêng đối với một cá nhân hay tổ chức có trách nhiệm trong sự nghiệp giáo dục mà phải cả trong cộng đồng xã hội. Những câu hỏi đặt ra đã từng làm cho những ai quan tâm về nền giáo dục của nước nhà là chúng ta sẽ bắt đầu thay đổi từ đâu, các nước trên thế giới đã làm như thế nào để có chất lượng giáo
    dục cao như vậy. Đây là câu trả lời lớn dành cho những nhà quản lý và nghiên cứu về giáo dục. Một điểm chung mà hầu hết các nước phát triển về giáo dục đều làm rất tốt là vấn đề về đảm bảo chất lượng trong giáo dục. Trong vài năm gần đây, Việt Nam chúng ta đã bắt đầu chú trọng, triển khai và thực hiện rộng rãi công tác đảm bảo chất lượng. Hiện nay, cơ chế và hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của nước ta đã định hình và đang từng bước phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Công tác tự đánh giá của các cơ sở đào tạo và đánh giá ngoài của các tổ chức kiểm định chất lượng đều là những nhiệm vụ trọng tâm trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.
    Chất lượng của một cơ sở đào tạo nói chung thường được tập trung vào các yếu tố: mục tiêu đào tạo, tổ chức và quản lý, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý, phục vụ và người học ., trong đó chương trình đào tạo (CTĐT) là một trong những yếu tố cốt lõi của chất
    lượng giáo dục. Để CTĐT có chất lượng, các cơ sở đào tạo phải thực hiện
    việc tự đánh giá CTĐT. Việc tự đánh giá CTĐT kịp thời và chính xác nhằm: điều chỉnh, cập nhật và bổ sung những lỗ hổng của chương trình; xác định sự
    phù hợp của chương trình đối với nhu cầu người học và xã hội; xác định mức độ đạt được trong thực hiện chương trình; tiến đến đạt được mục tiêu giáo dục của CTĐT nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục của cơ sở đào tạo nói chung. Với những CTĐT có chất lượng và phù hợp, nhà trường sẽ khẳng định được vị trí của mình đối với xã hội và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
    Khoa học và công nghệ ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM (ĐH KHTN) - một trong những thành viên của Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP.HCM- có vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học cơ bản, nguồn nhân lực này sẽ phục vụ cho việc phát triển khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và yêu cầu nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ khu vực phía nam nói riêng. Bằng những kiến thức tiếp thu được trong khóa học “Đo lường và đánh giá trong giáo dục” và một số kinh nghiệm thực tế khi công tác tại Phòng Đào tạo của trường ĐH KHTN với nhiệm vụ quản lý CTĐT của nhà trường, tác giả nghĩ rằng chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên khi có sự tác động tích cực của nhiều thành tố bên trong và bên ngoài. Thành tố bên trong chính là tổng hợp các yếu tố trực tiếp tạo nên chất lượng của CTĐT, trong đó việc xác định trước các tiêu chuẩn đánh giá CTĐT là một yêu cầu quan trọng và cần thiết cho mỗi cơ sở đào tạo trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn mà ở Việt Nam chúng ta có rất ít các bộ tiêu chuẩn riêng cho từng CTĐT cụ thể cũng như chưa có các tổ chức kiểm định chuyên môn. Việc xác định trước các tiêu chuẩn này nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng cho CTĐT nói riêng, cơ sở giáo dục nói chung và chuẩn bị cho việc đánh giá ngoài của các tổ chức kiểm định chuyên môn trong tương lai gần.
    TS.Lê Vinh Danh (2006) cho rằng: “ Chuẩn về chất lượng đào tạo đại học khác nhau theo thời gian và không gian. Không nên xây dựng những chuẩn chất lượng từ việc học theo điều đó ở các nước hoặc cộng đồng đã phát triển quá cao so với chúng ta, vì như thế chỉ tạo ra lãng phí. Cần và đủ là nên xây dựng những chuẩn chất lượng vừa phải, giải quyết những yêu cầu phát triển trước mắt cho xã hội rồi nâng dần lên trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm bên ngoài.” [2]. Như vậy, bất kỳ tiêu chuẩn đặt ra nào cũng có tính tương đối của nó. Các chuẩn đặt ra sẽ khác nhau theo từng giai đoạn phát triển, khác nhau theo điều kiện sẵn có ở mỗi quốc gia, và khác nhau theo từng ngành nghề đào tạo. Vì vậy, dựa vào các điều kiện sẵn có, dựa vào mục tiêu đề ra, dựa vào yêu cầu của xã hội và dựa khả năng của từng trường, các trường cần thiết phải tự xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng cho chính nội bộ của mình. Từ đó, thực hiện tự đánh giá và tự so sánh chất lượng đào tạo trong từng giai đoạn theo các chuẩn đã đề ra. Cuối cùng là nâng dần các chuẩn, rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng đào tạo của nhà trường so với bên ngoài, trong đó tối thiểu phải đạt được chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định của quốc gia.
    Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài : “ Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chuẩn để tự đánh giá chương trình đào tạo bậc đại học của nhóm ngành Khoa học tự nhiên tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các tiêu chuẩn/tiêu chí để tự đánh giá CTĐT nhóm ngành khoa học tự nhiên KHTN tại trường ĐH KHTN dựa trên các cơ sở sau:

    1. Lý luận khoa học về đánh giá, kiểm định CTĐT trong và ngoài nước.
    2. Thực tiễn tại cơ sở đào tạo.
    3. Khung/cơ sở lý thuyết
    Cơ sở lý thuyết của đề tài là các nghiên cứu về lý thuyết đánh giá chương trình. Các lý thuyết này mô tả các mô hình về đánh giá chương trình học. Các mô hình đánh giá CTH mà tác giả quan tâm đến là:

    1. Mô hình của Saylor, Alexander và Lewis: mô hình này thông qua việc đánh giá của năm thành tố, đó là: các mục đích, các mục đích phụ và các mục tiêu; chương trình giáo dục (CTGD) như một tổng thể; các phân đoạn cụ thể của CTGD; việc giảng dạy; chương trình(CT) đánh giá.
    2. Mô hình CIPP của Ủy ban Nghiên cứu Quốc Gia về đánh giá Phi Delta Kappa đã đưa ra bốn loại đánh giá: bối cảnh, đầu vào, quá trình và sản phẩm.
    Cơ sở lý thuyết tiếp theo là mô hình đánh giá Kirkpatrick của Donald L. Kirkpatrick (1998). Mô hình này với bốn mức đánh giá hiệu quả đào tạo, những mức này có thể được áp dụng cho việc đào tạo theo hình thức truyền thống hoặc dựa vào công nghệ hiện đại. Mô hình bốn mức đánh giá hiệu quả đào tạo bao gồm: sự phản hồi của người học, nhận thức, hành vi, và kết quả.
    Các mô hình này là tập hợp các tinh hoa trí tuệ của các nhà nghiên cứu về CTH. Các lý thuyết này rất hữu ích cho các nhà hoạch định, cải tiến, xây dựng, đánh giá CTH và được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục, các tổ chức kiểm định chương trình đào tạo.
    Trong số các mô hình đánh giá CTH trên, tác giả đã chọn cơ sở lý thuyết chính cho nghiên cứu là mô hình CIPP của Ủy ban Nghiên cứu Quốc Gia về đánh giá Phi Delta Kappa vì mô hình này khá toàn diện và đầy đủ về các khía cạnh được đánh giá.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    1. Câu hỏi nghiên cứu

    1. Bộ tiêu chuẩn dùng để tự đánh giá các CTĐT thuộc nhóm ngành KHTN tại trường ĐH KHTN cần có những tiêu chí gì?
    2. Cán bộ quản lý và giảng viên thuộc nhóm ngành KHTN đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của các tiêu chí được đề xuất?

    1. Giả định của nghiên cứu
    Xuất phát từ hệ thống chuẩn đầu ra của nhóm ngành KHTN, cần thiết phải có một số tiêu chí đặc thù để tự đánh giá CTĐT của nhóm ngành này.

    1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    1. Khách thể nghiên cứu: cán bộ quản lý và giảng viên thuộc nhóm ngành KHTN tại trường ĐH KHTN.
    2. Đối tượng nghiên cứu: đề xuất các tiêu chuẩn đánh giá CTĐT cho nhóm ngành KHTN của trường ĐH KHTN.

    1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

    1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng phương pháp thu thập các tài liệu.
    2. Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
    3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng kết kết quả nghiên cứu của các các tác giả và kinh nghiệm về lĩnh vực đánh giá CTĐT.
    4. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu
    5. Phương pháp toán thống kê: để xử lý dữ liệu.

    1. Dạng thiết kế nghiên cứu
    Tác giả sẽ sử dụng dạng thiết kế nghiên cứu phối hợp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính để xác định tiêu chuẩn đánh giá CTĐT thuộc nhóm ngành KHTN qua việc nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn sâu đối với GV
    và CBQL. Tiếp theo đó là thiết kế nghiên cứu định lượng để khảo sát ý kiến của GV và CBQL về sự phù hợp của Bộ tiêu chuẩn đề xuất dùng để tự đánh giá CTĐT của nhóm ngành KHTN tại trường ĐHKHTN. Cuối cùng là phỏng vấn sâu GV và CBQL về việc nhận xét bộ tiêu chuẩn được đề xuất.

    1. Tổng thể, mẫu

    1. Tổng thể: đối tượng tham gia trong nghiên cứu này là CBQL (23 người thuộc phòng Đào tạo và phòng Quản lý sinh viên) và GV các khoa thuộc nhóm ngành KHTN (142 người) tại trường ĐHKHTN.
    2. Mẫu

    1. Mô tả mẫu: mẫu được chọn để thực hiện nghiên cứu là là CBQL và GV như sau:
    ^Cán bộ quản lý: 14 người thuộc bộ phận đào tạo và quản lý sinh viên. [SUP]x[/SUP] Giảng viên: 78 người thuộc các khoa Vật lý, Hóa, Khoa học Vật liệu

    1. Cách thức chọn mẫu : chọn mẫu phi xác suất và thuận tiện.

    1. Công cụ thu thập dữ liệu, các tư liệu

    1. Công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi sử dụng thang Likert 5 mức độ dùng để lấy ý kiến đánh giá của các CBQL và GV về mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn/tiêu chí được đề xuất. Công cụ kế tiếp là các câu hỏi phỏng vấn sâu.
    2. Các tư liệu: được cung cấp từ nhiều nguồn.

    1. Qui trình thu thập dữ liệu và xử lý số liệu

    1. Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu CBQL và GV (5 người) về tình hình đào tạo thuộc nhóm ngành KHTN tại trường ĐH KHTN hiện nay. Đồng thời kết hợp tham khảo tài liệu về tiêu chuẩn AUN, tiêu chuẩn ABET và các tài liệu liên quan đến việc đánh giá CTĐT của một số tác giả trong và ngoài nước để có cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá CTĐT thuộc nhóm ngành này.
    2. Sau khi hoàn tất bộ Tiêu chuẩn, tác giả xây dựng bảng hỏi Likert 5 mức độ để đánh giá mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn/tiêu chí đã được xây dựng.
    3. Trước khi phát bảng hỏi đến các khoa, tác giả đã kiểm tra mức độ hiểu về nội dung trong bảng hỏi. Việc kiểm tra này được thực hiện bằng cách gửi trước bảng hỏi cho một số đồng nghiệp và xin ý kiến về mức độ hiểu nội dung của từng tiêu chuẩn/tiêu chí.
    4. Sau khi hoàn tất việc hiệu chỉnh, tác giả gửi bảng hỏi đến các bộ môn thuộc các Khoa. Sau hai tuần, tác giả nhận lại các bảng hỏi đã được trả lời.
    5. Tác giả tiếp tục thực hiện phỏng vấn sâu CBQL và GV (3 người) về bộ tiêu chuẩn được đề xuất.
    6. Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 15.0 để xử lý số liệu.
    5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
    Trong đề này, tác giả chỉ tập trung vào việc đề xuất các tiêu chuẩn tự đánh giá CTĐT bậc đại học nhóm ngành KHTN thông qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát ý kiến của giảng viên thuộc nhóm ngành KHTN và cán bộ quản lý tại trường ĐHKHTN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...