Luận Văn Nghiên cứu để nâng cao tính xã hội hoá trong các hoạt động du lịch ở Thành phố Hải Phòng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài .1
    2. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận 2
    3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
    5. Phương pháp nghiên cứu .3
    6. Dự kiến đóng góp 3
    7. Kết cấu khoá luận 4
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HOÁ VÀ XÃ
    HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    1.1. Những vấn đề lý luận chung về XHH và XHHHĐDL . .5
    1.1.1. Xã hội hoá là gì? . . 5
    1.1.2. Xã hội hoá hoạt động du lịch .6
    1.2. Mục đích, ý nghĩa và những nhu cầu khách quan của XHHHĐDL .9
    1.3. Các nguyên tắc của xã hội hoá hoạt động du lịch 12
    1.4. Những nội dung của xã hội hoá hoạt động du lịch . 16
    Tiểu kết 20
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
    2.1. Tổng quan Thành phố Hải Phòng và những tiềm năng phát triển du lịch
    Thành phố 21
    2.1.1. Giới thiệu chung về Thành phố Hải Phòng .21
    2.1.2. Tài nguyên phát triển du lịch Hải Phòng .22
    2.2. Thực trạng hoạt động xã hội hoá du lịch tại Thành phố Hải Phòng .32
    2.2.1. Thực trạng công tác huy động các thành phần kinh tế, tổ chức, tư nhân
    đầu tư vào các hoạt động du lịch .32
    2.2.2. Thực trạng XHHHĐDL ở khâu tạo ta các sản phẩm,dịch vụ,cơ sở hạ
    tầng phục vụ du lịch 35
    2.2.3. Thực trạng XHHHĐDL ở khâu thúc đẩy và tiêu thụ sản phẩm du lịch43
    2.2.4. Các doanh nghiệp du lịch ngoài quốc doanh - Thực trạng khai thác
    những vấn đề xã hội hoá 56
    2.2.5. Thực trạng XHHHĐDL bằng cách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành
    du lịch tại Hải Phòng .57
    2.3. Những kinh nghiệm XHHHĐDL tại một số địa phương .61
    2.3.1. Kinh nghiệm xã hội hoá hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình .61
    2.3.2. Kinh nghiệm xã hội hoá hoạt động du lịch ở tỉnh Đắc Lắc 64
    2.3.3. Kinh nghiệm xã hội hoá hoạt động du lịch ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai) 67
    Tiểu kết 70
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO TÍNH XÃ HỘI
    HOÁ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HẢI
    PHÒNG
    3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Hải Phòng .71
    3.2. Các giải pháp để nâng cao tính XHH trong hoạt động du lịch ở Thành
    phố 73
    3.2.1. Tuyên truyền quảng bá nâng cao trách nhiệm và sự quan tâm của mọi
    người đến các hoạt động du lịch 73
    3.2.2. Đổi mới cơ chế, cấu trúc và phương thức XHHHĐDL 74
    3.2.3. Phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong du lịch 77
    3.2.4. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực
    phục vụ du lịch 79
    3.2.5. Cơ chế chính sách tài chính đầu tư cho du lịch và XHHHĐDL .81
    Tiểu kết 85
    KẾT LUẬN 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    Khoá luận tốt nghiệp
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ xa xưa, trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở
    thích , một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã
    trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã
    hội của nhân loại, nó trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không
    chỉ ở các nước phát triển mà ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt
    Nam. Du lịch và dịch vụ cũng đồng thời trở thành một trong những ngành
    công nhiệp lớn nhất và có mức tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Với các
    nước đang phát triển như Việt Nam, du lịch có thể được coi như là một cứu
    cánh để vực dậy nền kinh tế yếu ớt của quốc gia, bới vì nó mang lại nguồn thu
    nhập lớn mà ít ngành kinh tế nào có được. Những năm gần đây, con người đã
    được chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu,
    đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Theo
    dự báo của tổ chức Du Lịch thế giới WTO đến năm 2020 lượng khách du lịch
    trên thế giới sẽ đạt 1,6 tỷ lượt người, danh thu 2000 tỷ USD. Dự báo này dựa
    trên tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 4,3% về lượng khách và 6,7% về tài chính
    (Nguồn WTO - 2003).
    Hải phòng là một vùng đất được nhiều phù xa của nhiều con sông lớn
    bồi đắp như: sông Thái Bình, sông Bạch Đằng, sông Văn Úc Vì thế con
    người đã đến đây sinh sống từ rất sớm. Cùng với quá trình dựng nước và giữ
    nước người Hải Phòng xây dựng quê hương mình trở thành một miền quê có
    nền văn hiến rực rỡ. Cùng các di tích lịch sử nổi tiếng như đình Hàng Kênh,
    đình Kiền Bái, chùa Hàng và nhiều lề hội nổi tiếng : chọi trâu Đồ Sơn, hát
    Trống Quân ở Vĩnh Bảo, hội mở mặt và hát Đúm ở Thuỷ Nguyên, các khu du
    lịch biển như Đồ Sơn, Cát Bà.
    Chính vì vậy các hoạt động du lịch của Hải Phòng cần được xã hội hoá
    cao để mọi người cùng tham gia làm du lịch, trước hết là vì lợi ích của nền
    kinh tế, xã hội, môi trường Hải Phòng, và vì lợi ích cho mỗi người dân Hải
    Phòng.
    Trên thực tế hiện nay, phát huy nội lực xã hội không phải chỉ có Nhà
    nước mà còn có sự đóng góp của ngày càng nhiều các chủ thể xã hội, ngày
    càng thể hiện quy luật, xu thế tất yếu của xã hội hoá. Chính vì vậy tác giả
    mạnh dạn đưa ra đề tài: “ Nghiên cứu để nâng cao tính xã hội hoá trong các
    hoạt động du lịch ở Thành phố Hải Phòng”. Nhằm đưa ra một số giải pháp
    nhằm nâng cao tính xã hội hoá trong các hoạt động phát triển du lịch Thành
    phố.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận
    Đề tài: “ Nghiên cứu để nâng cao tính xã hội hoá trong các hoạt động
    du lịch ở Thành phố Hải Phòng” thuộc lĩnh vực nghiên cứu lý luận ứng dụng.
    Mục đích của khoá luận là nghiên cứu quá trình xã hội hoá hoạt động du lịch
    (XHHHĐDL) của Thành phố đồng thời đề xuất những định hướng có tính
    nguyên tắc và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong sự
    nghiệp đổi mới hiện nay. Để thực hiện mục tiêu đó, khoá luận giải quyết
    những nhiệm vụ sau:
    - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về XHHHĐDL như: bản chất, đặc
    trưng của XHHHĐDL; mục đích, ý nghĩa hay những nhu cầu khách quan của
    XHHHĐDL ; những nguyên tắc, nội dung ; những tiền đề thực tiễn cũng như
    điều kiện để XHHHĐDL thành công.
    - Khảo sát, phân tích và tổng kết bước đầu thực trạng và quá trình
    XHHHĐDL ở Thành phố.
    - Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, tổng kết khoá luận đề ra một số
    giải pháp, phương thức XHHHĐDL.
    3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
    Trên thế giới, ngay trong những năm 50,60 đã có những công trình bắt
    đầu nghiên cứu tới những vấn đề xã hội hoá, chẳng hạn như Liên Xô có khá
    nhiều các công trình. Như vấn đề xã hội hoá văn hoá chỉ được quan tâm vào
    những năm 80. Trong xã hội hiện nay khi du lịch đã rất phát triển thì chưa có
    tài liệu chính thức hay công trình nghiên cứu nào về vấn đề XHHHĐDL. Để
    khắc phục khoảng trống trên, khoá luận cố gắng tiếp cận vấn đề XHHHĐDL
    để nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện và hệ thống hơn.
    Còn XHHHĐDL đây là một đề tài không phải là quá mới mẻ với một
    số nước trên thế giới, nên đã có một số công trình của các quốc gia có ngành
    du lịch phát triển mạnh như: Pháp, Singapo, Hà Lan ,ở nước ta mặc dù đã
    có hoạt động XHHHĐDL, nhưng các công trình nghiên cứu về vấn đề này
    vẫn còn rất ít.
    Và trên phương diện một khoá luận tốt nghiệp đại học thì chưa có một
    sinh viên nào từng nghiên cứu qua đề tài này .
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu là các hoạt du lịch của Thành phố ở việc các
    khâu như khâu tạo ra các sản phẩm du lịch, khâu thúc đẩy và tiêu thụ sản
    phẩm du lịch, các công ty du lịch quốc doanh và tư nhân,
    Phạm vi nghiên cứu:
    Thời gian: từ năm 2000 trở lại đây.
    Không gian: Thành phố Hải Phòng.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp khảo sát thực địa: có các chuyến đi thực địa tại những địa
    phương có các hoạt động du lịch trong Thành phố Hải Phòng.
    Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập tài liệu của phòng văn
    hoá, các báo cáo của các cơ quan, phòng ban có liên quan đến các hoạt động
    du lịch.
    Phương pháp tổng hợp và phân tích : tổng hợp các số liệu thu thập,
    phân tích để đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan nhất.
    6. Dự kiến đóng góp.
    Về mặt cơ sở lý luận: Khoá luận góp phần làm sáng tỏ một lĩnh vực lý
    luận và thực tiễn cấp thiết nhưng còn được ít quan tâm là vấn đề
    XHHHĐDL.Trong khuôn khổ những kết qủa đạt được, khoá luận có thể dùng
    làm làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu về XHHHĐDL .
    Khoá luận có tính lý luận chuyên biệt, vừa có tính thực tiễn bước đầu,
    tạo điều kiện tiền đề cho việc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện vấn đề
    quan trọng này
    Khoá luận cũng có ý nghĩa gợi ý và khuyến nghị đối với những người
    làm công tác quản lý các cấp trong lĩnh vực quản lý du lịch.
    7. Kết cấu của khoá luận.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
    khoá luận gồm 3 chương:
    Chương I: Một số vấn đề lý luận về xã hội hoá và xã hội hoá các hoạt
    động du lịch.
    Chương II: Thực trạng xã hội hoá hoạt động du lịch ở Thành phố Hải
    Phòng.
    Chương III: Một số giải pháp để nâng cao tính xã hội hoá trong các
    hoạt động du lịch ở Thành phố Hải Phòng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...