Tiến Sĩ Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch in vitro với kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao ESAT-6, CFP-10, TB7.7 ở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Một số khái niệm, định nghĩa và các chỉ số dịch tễ học bệnh lao 3
    1.2. Sinh bệnh học của bệnh lao 4
    1.3. Cơ chế đáp ứng miễn dịch và kỹ thuật chẩn đoán 14
    1.4. Tình hình bệnh lao 18
    1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đề tài 23
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
    2.3. Các bước tiến hành 30
    2.4. Các biến số trong nghiên cứu 35
    2.5. Các bước thực hiện 36
    2.6. Xử lý số liệu 38
    2.7. Đạo đức nghiên cứu 40
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
    3.1. Đặc điểm chung của các mẫu nghiên cứu 41
    3.2. Xác định tỉ lệ dương tính và nồng độ IFN- ở nhóm bệnh nhân lao phổi
    và người nhà bệnh nhân lao phổi. 49
    3.3. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của IGRA (QFT-QIT), khảo sát sự liên quan giữa tỷ lệ và nồng độ IFN-γ với một số đặc điểm lâm sàng
    và cận lâm sàng 54
    Chương 4. BÀN LUẬN 62
    4.1. Đặc điểm chung, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của các mẫu
    nghiên cứu 62
    4.2. Xác định tỉ lệ dương tính và nồng độ IFN- ở nhóm bệnh nhân lao phổi
    AFB (+) và người nhà BNLP 71
    4.3. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của IGRA (QFT-QIT), khảo sát sự
    liên quan giữa tỷ lệ và nồng độ IFN-γ với một số đặc điểm lâm sàng
    và cận lâm sàng 77
    KẾT LUẬN 83
    KIẾN NGHỊ 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hằng năm có khoảng 9 triệu người bị mắc bệnh lao và 1/3 dân số thế giới, khoảng 2 tỷ người có nguy cơ nhiễm lao, trong số đó đáng quan tâm là tình hình nhiễm lao tiềm ẩn (latent tuberculosis infection, LTA), mặc dù người nhiễm lao tiềm ẩn không có biểu hiện lâm sàng và không lây nhiễm nhưng có nguy cơ phát triển thể lao hoạt động và lây nhiễm, hằng năm có khoảng 2 triệu người tử vong do bệnh lao, việc điều trị LTA sẽ giúp khống chế sự tiến triển sang thể lao hoạt động.
    Hiện nay test da tuberculin vẫn được xem là xét nghiệm miễn dịch có giá trị trong chẩn đoán bệnh lao hoạt động, tuy nhiên test tuberculin có một số hạn chế về độ nhạy cũng như độ đặc hiệu. Đối với người đã chủng vắc xin BCG thì kết quả vẫn dương tính, hơn nữa test đòi hỏi bệnh nhân phải trở lại để đọc kết quả do đó một số người đã không quay trở lại. Ngoài ra, đáp ứng miễn dịch tế bào chống vi khuẩn lao không những đáp ứng đối với protein cấu trúc vi khuẩn mà còn là đối với các protein tiết trong quá trình vi khuẩn ký sinh trong đại thực bào. Do đó trong nhiều năm trở lại đây, người ta đã nghiên cứu thử nghiệm in vitro gồm các kỹ thuật đánh giá các cytokin (IFN-γ, TNF-α, IL-12) tiết ra từ các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch chống lao như tế bào đơn nhân/đại thực bào, tế bào lympho T, tế bào lympho B.
    Những nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch đối với các protein tiết mở ra một hướng mới về việc sản xuất một vắc xin chống vi khuẩn lao đặc hiệu và có hiệu quả bảo vệ cao hơn BCG. Ở Trung Quốc, người ta đã thử nghiệm test da trên chuột với kháng nguyên tiết ESAT-6 và theo dõi đáp ứng miễn dịch tế bào qua việc định lượng IFN-γ ở môi trường nuôi cấy tế bào đơn nhân/đại thực bào và tế bào lympho T.
    Trong bệnh lao, đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào do các tế bào lympho T và đại thực bào thực hiện thông qua các cytokin. Khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn lao lần đầu tiên thì sẽ sản xuất các tế bào lympho T mẫn cảm (tế bào lympho TCD4+ và TCD8+). Khi vi khuẩn lao xâm nhập những lần sau thì các tế bào này sẽ phản ứng lại và tiết nhiều cytokin hòa tan, đặc biệt là IFN-γ. Đo nồng độ IFN-γ được sản xuất từ nuôi cấy tế bào đơn nhân ngoại vi khi được kích thích bởi kháng nguyên đặc hiệu của Mycobacterium tuberculosis (MT) có thể đánh giá đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào của từng cá thể ở, kỹ thuật này gọi là kỹ thuật IGRA (Interferon Gamma Releasing Assay), nó đã mở ra một cách nhìn mới trong lĩnh vực miễn dịch học chẩn đoán bệnh lao.
    Nghiên cứu sử dụng bộ hóa chất QuantiFeron-TB Gold in tube (QFT-GIT) sử dụng kháng nguyên đặc hiệu MT là ESAT-6, CFP-10, TB7.7 kích hoạt các tế bào đơn nhân máu ngoại vi sau đó đo lượng IFN-γ được tiết ra sau phản ứng, phân tích, so sánh để tìm mối tương quan giữa đáp ứng miễn dịch nói trên và các dữ liệu lâm sàng, X-quang phổi, chỉ số AFB xét nghiệm đàm ở bệnh nhân lao và người tiếp xúc trong gia đình, nhằm xác định người nhiễm lao có nguy cơ phát triển thành bệnh lao, đồng nghĩa với chẩn đoán sớm bệnh lao, và đây cũng là một mục tiêu chính trong chương trình phòng chống lao quốc gia. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch in vitro với kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao ESAT-6, CFP-10, TB7.7 ở bệnh nhân lao phổi và người nhà tiếp xúc tại tỉnh Bình Định”. Mục tiêu của đề tài như sau:
    1. Xác định tỉ lệ dương tính và nồng độ IFN- γ sản xuất từ các tế bào đơn nhân máu ngoại vi sau khi kích hoạt bởi kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao là ESAT-6, CFP-10, TB 7.7 ở nhóm người lao phổi AFB (+) và người nhà tiếp xúc.
    2. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của thử nghiệm trên trong chẩn đoán bệnh lao, mô tả sự liên quan giữa nồng độ IFN- γ với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...