Luận Văn Nghiên cứu – đánh giá và dự báo hiện trạng ngập úng tại quận bình thạnh - thành phố hồ chí minh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I: Mở đầu

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ :

    Mới vào đầu mùa mưa, chỉ sau một trận mưa mà đường phố Thành phố Hồ Chí Minh đã có diện mạo mới: những con đường, những khu phố, dãy nhà ngập trong nước (không chỉ là nước mưa mà còn là nước từ đường cống, kênh rạch, các khu vực bị trũng nước tù đọng không thoát được, ). Từ lâu nay, người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quen với cảnh lội nước “bì bõm” sau những trận mưa, kéo theo đó là các vấn đề kẹt xe, vệ sinh môi trường, Mặc dù đã được sự quan tâm và nói đến nhiều của các cơ quan quản lý, nhà lãnh đạo, báo chí, truyền thông nhưng vấn đề ngập lụt của thành phố vẫn là bài ca muôn thuở chưa có hồi kết. Mỗi mùa mưa về, người ta lại nghe “nhiều hơn” điệp khúc: “Mưa- ngập - kẹt xe” hay “Đường ngập, nâng đường-nhà ngập, nâng nhà”, để rồi nhìn lại ngập, nng nh, mi trong vòng luẩn quẩn. Vì sao vậy? Có lẽ câu trả lời đã có trong mỗi chúng ta, “ngập” chỉ đơn giản là do nước thoát không kịp thì gây ra ngập. Tuy nhiên, đằng sau đó còn rất nhiều nguyên nhân khác nào là ngập do triều cường theo chu kỳ trong thời gian không có mưa, hay do điều kiện mặt đất bị bê tông hoá cao, nước không thấm được xuống tầng đất sâu và tầng nước ngầm, vừa gây ngập tầng đất mặt vừa lại làm mất lượng nước bổ sung hàng năm cho nước ngầm, làm mực nước ngầm mỗi ngày một tụt sâu hơn và còn nhiều các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nữa.
    Hơn nữa, do trải qua nhiều thời kỳ xây dựng khác nhau, nhất là trong chiến tranh, trong những ngày đầu xây dựng đất nước, các công trình thường không đồng bộ, cái này chồng chéo cái kia, kinh tế kỹ thuật lạc hậu yếu kém. Hầu hết cống thoát nước trong các đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh là kênh hở, đậy nắp đan. Nhìn chung hệ thống cống có kích thước bé, độ dốc nhỏ, cấu tạo chưa hợp lý, thiết kế xây dựng có nơi sai nguyên tắc kỹ thuật, hầu hết đều xuống cấp, có nơi xuống cấp trầm trọng.
    Vì hệ thống thoát nứơc không đáp ứng kịp thời, lượng mưa ngày càng tăng, hiện tượng người dân xả rác, lấp đất lấn các kênh, mương thoát nước nhưng không được quan tâm cải tạo đầu tư. Do đó vấn đề không thể khắc phục được tình trạng ngập nước và ngập úng ngay trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là quận Bình Thạnh. Trên địa bàn quận còn nhiều điểm ngập úng trên khắp các mặt đường, tràn vào nhà dân gây thiệt hại về kinh tế, xã hội. Cho nên việc đánh giá hiện trạng ngập úng ở quận Bình Thạnh là cần thiết nhằm nắm bắt được hiện trạng ngập úng trên địa bàn và có biện pháp cải thiện chất lượng môi trường sống kịp thời.
    Khả năng đánh giá ngập lụt đô thị nếu chỉ dùng phương pháp khảo sát đo đạc thì sẽ rất tốn kém về kinh tế và không đánh giá tổng quát được về hiện trạng ngập đô thị, mặt khác không thể nào dự báo được khả năng tiêu thoát nước của hệ thống cống hiện hữu đối với một trận mưa lớn có thể xảy ra trong tương lai. Đây là một khó khăn lớn đối với việc cải tạo hệ thống thoát nước đô thị. Để giải quyết vấn đề này thì việc ứng dụng mô hình tính toán lượng nước thoát đô thị là một giải pháp thích hợp và hiệu quả. Việc tính toán này sẽ cho chúng ta một kết quả tương đối, có thể chấp nhận được và là cơ sở cho những phân tích về sau. Do đó ứng dụng phần mềm mô hình hoá SWMM là công cụ để so sánh hiệu quả các phương án giảm ngập.

    1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    Tình trạng ngập nước, ngập úng hiện nay đang xảy ra trên khắp địa bàn quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh, ngập nước cản trở giao thông đi lại, tai nạn giao thông, phá huỷ đường xá, mất mỹ quan và nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống trong khu vực quận bởi nước dâng lên gây ngập úng là nước thải, rác rưởi, nứơc từ cống rãnh, Xuất phát từ nguyên nhân thực tiễn quận Bình Thạnh là vùng đang phát triển nên đề tài đã tìm hiểu về tình trạng ngập nước và ngập úng trên địa bàn quận Bình Thạnh, nguyên nhân và các giải pháp quản lý, giảm các điểm ngập úng là vấn đề chủ chốt giải quyết tình trạng ngập trong tương lai.

    1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    Sau 1 thời gian nghiên cứu và dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Hoàng Hưng đã xác định được đề tài nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp đại học như sau: “NGHIÊN CỨU – ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO HIỆN TRẠNG NGẬP ÚNG TẠI QUẬN BÌNH THẠNH - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”, trong quá trình nghiên cứu đề tài hướng đến các mục tiêu sau:
    _ Đưa ra bức tranh về hiện trạng ngập úng trong đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, và đặc biệt là trên địa bàn quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh dựa vào mô hình quản lý nước mưa SWMM.
    _ Tìm hiểu và đưa ra nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng của quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh.
    _ Từ đó đưa ra các giải pháp phục vụ công tác giảm ngập, cải thiện môi trường đô thị, môi trường của quận Bình Thạnh hiện tại và tương lai.

    1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
    Giới hạn nội dung : Tìm hiểu về tình hình ngập úng, nguyên nhân gây ngập, các giải pháp kiểm soát và hướng đến quy hoạch khu vực quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
    Phạm vi đề tài : Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh.
    1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
    Tìm hiểu và đánh giá tình hình ngập nước và ngập úng của quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh.
    Năng lực thoát nước của các lưu vực trên địa bàn nội thành Thành phố Hồ Chí Minh và quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh.
    Tìm hiểu và đánh giá các biện pháp kiểm soát ngập úng đang được áp dụng.
    Xây dựng bộ dữ liệu đầu vào cho mô hình SWMM để đánh giá tình trạng ngập úng và khả năng thoát nước của quận Bình Thạnh.
    Trên cơ sở tìm hiểu đề xuất một số kiến nghị về biện pháp quản lý, công nghệ nhằm góp phần phục vụ công tác giảm ngập hiện tại và xóa ngập nước của quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh trong những năm tới.

    1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Phương pháp tổng hợp thông tin: tổng hợp các thông tin nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các tài liệu nghiên cứu trước nay và thời gian gần nhất.
    Phương pháp nghiên cứu kế thừa: nghiên cứu những kiến thức trong các tài liệu liên quan và kế thừa những kiến thức đó.
    Phương pháp khảo sát thực địa: tham quan khảo sát hiện trường thực tế, để thu được những nguyên nhân thiệt hại thực tế, những hình ảnh về ngập úng và ngập nước trên địa bàn.
    Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: nhờ sự góp ý của các chuyên gia về những vấn đề liên quan đến đề tài, để xác định hướng đi đúng cho đề tài.
    Phương pháp đánh giá tác động môi trường: trên cơ sở thực tế và hiện trạng, dùng phương pháp này để tìm ra các tác hại của sự việc đến môi trường và những vấn đề khác.
    Phương pháp mô hình hoá, sử dụng phần mềm SWMM, các kỹ thuật máy tính ứng dụng chạy mô hình.
    Thu thập thông tin từ mạng internet, với nhiều website khác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...