Luận Văn Nghiên cứu đánh giá tình hình và các biện pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại-tố cáo về đất đai tr

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN


    ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI - TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẤP VÒ
    PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này. Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả nước, có những tỉnh, thành phố riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng
    Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao. Nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ kéo đến các cơ quan chính quyền, Đảng, nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu. Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội.
    Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội, cổ phần hóa doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
    Vì vậy, giải quyết tranh chấp, khiếu nại – tố cáo về đất đai là công việc phức tạp và cần thiết, làm tốt công tác này sẽ có ảnh hưởng tốt không chỉ các bên tham gia mà còn cho cả Nhà nước và đó cũng là lý do em chọn đề tài “ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI-TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẤP VÒ”
    PHẦN II : MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI
    Đề tài “NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI-TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẤP VÒ” nhằm mục đích:
    Khảo sát thực trạng công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo đất đai. Tìm hiểu về các hoạt động thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Hoàn thiện quy trình giải quyết tranh chấp đất đai một cách hiệu quả nhằm giải quyết tranh chấp được nhanh chóng.
    Việc nghiên cứu, tìm hiểu tranh chấp đất đai và khiếu kiện kéo dài dưới khía cạnh những nguyên nhân có tính lịch sử là rất cần thiết không những giúp Nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
    Đề tài này nhằm cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cán bộ, nhân dân một số hiểu biết cơ bản về thực trạng tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành, qua đó tạo điều kiện tốt hơn cho việc tuyên truyền, phổ biến và vận động cán bộ, nhân dân chấp hành pháp luật về lĩnh vực này.
    PHẦN III : PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
    1. Phương Pháp
    Phương pháp thực hiện đề tài được tiến hành qua các bước:
    Bước 1: Chọn phạm vi thực hiện đề tài
    Bước 2: Tham khảo tài liệu có liên quan, chọn lọc và phân tích vấn đề cần quan tâm.
    Bước 3: Tham gia thực tế để thu thập số liệu và tìm ra phương pháp thực hiện đề tài.
    Bước 4: Tổng hợp phân tích số liệu thu thập được
    2. Phương Tiện
    2.1 Thiết bị


    Máy vi tính
    Văn phòng phẩm
    Các phương tiện đi lại khác
    2.2 Các văn bản pháp quy
    - Quyết định số 25//2004/QĐ-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật đất đai 2003.
    - Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003
    - Luật đất đai 2003
    - Nghị quyết số 30/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
    PHẦN IV : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
    CHƯƠNG I : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
    1. Định nghĩa
    2. Vai trò đất đai
    2.1. Về mặt kinh tế
    2.2. Về mặt chính trị
    3. Quản lý nhà nước về đất đai
    II. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ CÁC DẠNG TRANH CHẤP
    1. Khái niệm tranh chấp đất đai
    2. Các dạng tranh chấp đất đai
    3. Các chủ thể tranh chấp đất đai
    4. Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp
    III. CÁC QUAN ĐIỂM CẦN PHẢI QUÁN TRIỆT KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
    1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý
    2. Lấy dân làm gốc để giải quyết
    3. Đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người đều có nơi
    4. Không “rũ rối”, tránh lây lan
    5. Kết hợp hài hòa giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, giữa chính sách đất đai với chính sách xã hội khác
    6. Mọi người, mọi tổ chức sử dụng đất đều bình đẳng trước pháp luật
    IV. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
    1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo về đất đai
    2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc khiếu nại, tố cáo và khiếu nại tố cáo về vấn đề đất đai.
    2.1. Quyền khiếu tố của công dân
    2.2. Nghĩa vụ
    3. Quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết của khiếu nại, tố cáo về đất đai.
    3.1. Xét và giải quyết khiếu tố
    3.2. Giúp chính phủ và Uỷ ban nhân các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai thuộc thẩm quyền của cơ quan đó
    4. Những nguyên tắc cơ bản trong quá trình xét-giải quyết khiếu tố về đất đai.
    CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
    I. PHƯƠNG PHÁP
    II. PHƯƠNG TIỆN
    CHƯƠNG III : KẾT QUẢ THẢO LUẬN
    I. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
    1. Vị trí địa lý
    2. Các đơn vị hành chính
    II. TÌNH HÌNH TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI – TỐ CÁO VÀ CÁC DẠNG TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI – TỐ CÁO
    1. Tình hình tranh chấp
    1.1. Tình hình tranh chấp, khiếu nại- tố cáo
    1.2. Công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại
    1.3. Công tác giải quyết tố cáo, vi phạm pháp Luật đất đai
    2. Các dạng tranh chấp
    2.1. Đòi lại đất cũ
    2.2. Đất sang bán trái phép không có giấy tờ hợp lệ
    2.3. Tranh chấp đất nội tộc, hương hỏa đó xin được thờ cúng và quản lý phần đất đó
    2.4. Khiếu nại việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng
    2.5. Tranh chấp đường thoát, dẫn nước trong nuôi trồng thủy sản
    III. TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI – TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN LẤP VÒ
    1. Trình tự giải quyết khiếu nại
    2. Trình tự giải quyết tố cáo
    IV. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
    1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp - khiếu nại theo Luật Đất đai năm 1993
    1.1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND (giữa hộ gia đình với nhau khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
    1.2. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của tòa án (giữa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
    2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp - khiếu nại theo Luật Đất đai năm 2003
    V. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI THEO VĂN BẢN YÊU CẦU, ĐƠN THƯ PHẢN ẢNH
    VI. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...