Thạc Sĩ Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Bể

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    Chương 2
    ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Chương 3
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nhiều thập kỷ vừa qua, đặc biệt là từ những năm 1950 trở lại đây, du
    lịch toàn cầu đã phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân về lượng
    khách là 6,9%/năm; về doanh thu là 11,8%/năm [41] và đã trở thành một trong
    những ngành kinh tế hàng đầu thế giới.
    Đối với nhiều quốc gia, khu vực, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mang
    tính đột phá, đồng thời cũng đóng vai trò là một ngành kinh tế có nhiều đóng góp
    cho việc bảo vệ môi trường (BVMT), thúc đẩy phát triển các vấn đề an sinh xã hội
    cho cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên, việc quy hoạch, khai thác và phát triển
    du lịch, nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa hợp lý không những không khai thác hết được
    tiềm năng của các dạng tài nguyên du lịch mà còn có những tác động không tốt đến
    môi trường và cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. Do vậy, trong những
    thập kỷ gần đây, vấn đề đặt ra cho các địa phương cũng như các quốc gia đối với việc
    phát triển kinh tế, trong đó có du lịch phải gắn với việc BVMT và đảm bảo an sinh xã
    hội, phát triển phải đi theo hướng bền vững. Trong đó, việc xác định tiềm năng để
    phát triển du lịch sinh thái (DLST) dựa vào cộng đồng là một nhiệm vụ cấp thiết.
    Việt Nam có điều kiện địa lý và tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn về vẻ
    đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hóa đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Được
    đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh cao, du lịch Việt
    Nam đã tích cực hội nhập và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Du lịch là một
    trong ít ngành kinh tế ở nước ta mạng lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm. Hơn 10
    năm trước, du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay
    khoảng cách này được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượt Philippin, chỉ còn đứng sau
    Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Theo Tổ chức du lịch thế giới thuộc
    Liên hợp quốc (UNWTO), hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ
    tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới. [51]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...