Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá tiềm năng thực hiện dự án cơ chế phát triển sạch (cdm) cho các bãi chôn lấp chất

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Tóm tắt – Abstract
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục các bảng .
    Danh mục các hình .
    Chương 1 – MỞ ĐẦU .
    1.1. Đặt vấn đề .
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.3. Nội dung nghiên cứu .
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    1.4.1. Phương pháp luận
    1.4.2. Phương pháp tham khảo, thu thập và tổng hợp tài liệu
    1.4.3. Phương pháp thống kê và dự báo .
    1.4.4. Phương pháp mô hình
    1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.6. Ý nghĩa khoa học, kinh tế và xã hội .
    1.6.1. Ý nghĩa khoa học .
    1.6.2. Ý nghĩa kinh tế .
    1.6.3. Ý nghĩa xã hội
    Chương 2 – TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
    2.1. Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto
    2.1.1. Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)
    2.1.2. Nghị định thư Kyoto
    2.2. Tổng quan về Cơ chế phát triển sạch (CDM) .
    2.2.1. Khái niệm CDM .
    2.2.2. Mục đích và ý nghĩa của CDM
    2.2.3. Lợi ích từ dự án CDM
    2.2.4. Những yêu cầu cho các Bên tham gia vào dự án CDM .
    2.2.5. Các tiêu chí hợp lệ với dự án CDM .
    2.2.6. Các lĩnh vực có thể áp dụng CDM .
    2.2.7. Phát thải đường cơ sở .
    2.2.8. Chu trình dự án CDM
    2.3. Tình hình thực hiện CDM trên Thế giới và ở Việt Nam .
    2.3.1. Tình hình thực hiện CDM trên Thế giới
    2.3.2. Tình hình thực hiện CDM ở Việt Nam
    Chương 3 – HIỆN TRẠNG PHÁT SINH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHÍ GAS TRONG BÃICHÔN LẤP .
    3.1. Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn đô thị tại TP.HCM .
    3.1.1. Nguồn gốc, thành phần và khối lượng CTRĐT của TP.HCM .
    3.1.2. Hiện trạng quản lý CTRĐT tại TP.HCM .
    3.2. Quá trình hình thành khí Gas trong bãi chôn lấp
    3.2.1. Quá trình phân hủy chất thải rắn trong bãi chôn lấp
    3.2.2. Quá trình hình thành các khí trong bãi chôn lấp
    3.2.3. Các phương án thu gom khí gas trong bãi chôn lấp .
    Chương 4 – ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THỰC HIỆN DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) CHO CÁC BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. HCM .
    4.1. Tổng quan về các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM
    4.1.1. BCL Đông Thạnh .
    4.1.2. BCL Gò Cát .
    4.1.3. Khu liên hiệp xử lý Chất thải rắn Tây Bắc TP.HCM (gồm BCL Phước Hiệp 1 và BCL Phước Hiệp 2) .
    4.1.4. Khu liên hợp xử lý Chất thải rắn Đa Phước .
    4.2. Cơ sở tính toán phát thải từ các bãi chôn lấp ở TP.HCM .
    4.2.1. Khối lượng rác tiếp nhận thực tế và dự đoán tới năm 2020 ở các BCL
    4.2.2. Tổng lượng khí gas, khí methane sinh ra trong 1 tấn CTRSH của TP.HCM khi mang chôn lấp
    4.3. Đánh giá tiềm năng thực hiện dự án CDM cho các bãi chôn lấp chất thải rắn tại TP.HCM .
    4.3.1. Giới thiệu ý tưởng và mục đích thực hiện dự án
    4.3.2. Mô tả hoạt động, xác định ranh giới và nguồn phát thải nằm trong ranh giới dự án .
    4.3.3. Tính toán giảm phát thải cho dự án
    4.3.4. Lợi ích kinh tế, môi trường – xã hội và ý nghĩa của dự án
    4.4. Đề xuất các biện pháp thực hiện dự án CDM cho các bãi chôn lấp chất thải rắn tại TP.HCM được khả thi
    4.4.1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án
    4.4.2. Đề xuất các biện pháp thực hiện
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Chương 1 – MỞ ĐẦU
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã được ghi nhận trong những thập niên gần đây. Các nhà nghiên cứu môi trường lo ngại rằng sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính chính là nhân tố gây nên những biến đổi bất ngờ và không lường trước đối với khí hậu Trái đất. Trong thế kỷ trước, nhiệt độ trung bình Trái đất đã tăng 0,7 oC. Các dự báo cho thấy, nếu hàm lượng khí nhà kính cứ tăng như tốc độ hiện nay thì trong vòng 100 năm tới, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng thêm từ 2 oC đến 5 oC.
    Để đối phó với những thách thức môi trường toàn cầu trên, nhiều cuộc đàm phán và cam kết quốc tế đã diễn ra, đáng chú ý là vào tháng 06/1992, hơn 180 nước đã thông qua Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tổ chức tại Rio-de-Janeiro, Braxil và vào tháng 12/1997, hơn 175 nước đã tham gia ký kết Nghị định thư Kyoto. Mục đích chính của các cam kết này là nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển thông qua việc cắt giảm phát thải khí nhà kính ở các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Tuy nhiên, việc giảm phát thải theo đúng cam kết đối với các nước phát triển gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia. Đứng trước thực trạng đó, tại hội nghị giữa các Bên lần thứ 7 vào tháng 10/2005 (COP – 7 ) đã đề ra 3 “cơ chế mềm dẻo” là Cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế đồng thực hiện (JI) và Cơ chế mua – bán giảm phát thải (ET). Trong đó, đáng chú ý là CDM vì ngoài việc giúp các nước phát triển đạt được mục tiêu cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính, CDM còn mang lại lợi ích to lớn cho các nước đang phát triển.
    Nhu cầu thị trường cho “sản phẩm” – cái được gọi là “Giảm phát thải được
    2
    chứng nhận – CER” từ các dự án giảm phát thải khí nhà kính theo CDM là rất lớn, vì các nước phát triển đã cam kết cắt giảm trung bình 5,2% tổng phát thải của nước mình so với năm 1990 trong giai đoạn 2008 – 2012. Đó là cơ hội thị trường lớn cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
    Việt Nam là nước có tiềm năng giảm phát thải nhà kính rất lớn vì hầu hết các công nghệ sản xuât công nghiệp, sản xuất năng lượng, giao thông vận tải, xử lý chất thải, sản xuất nông nghiệp, ở Việt Nam là cũ kỹ và lạc hậu. Do đó, lượng khí nhà kính phát sinh chưa được xử lý thải vào khí quyển là rất cao, đây là cơ hội đầy tiềm năng để thực hiện các dự án giảm phát thải theo CDM.
    Thế nhưng, hiện tại Việt Nam vẫn chưa thực sự nắm bắt được cơ hội đầy tiềm năng này. Đặc biệt, TP.HCM – một đô thị lớn nhất Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng và cũng là thành phố đông dân nhất của cả nước. Đời sống của người dân nơi này ngày được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và hưởng thụ các dịch vụ giải trí cũng được nâng theo, nên lượng chất thải thải bỏ hàng ngày cũng gia tăng một cách đáng kể, trung bình từ năm 2005 đến nay, lượng chất thải rắn phát sinh ở TP.HCM tăng 7%/năm. Với dân số trên 7 triệu người, hàng năm có trên 3 triệu khách du lịch viếng thăm và một lượng lớn khách vãng lai lưu trú, hàng ngày TP.HCM đã thải bỏ ra trên 6.000 tấn rác thải sinh hoạt và phần lớn lượng chất thải này đều được mang tới các bãi chôn lấp để xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Vì vậy, lượng khí nhà kính phát sinh từ các bãi chôn lấp này là rất lớn, do đó việc đầu tư các dự án thu khí gas để phát điện theo cơ chế CDM vào đây là đầy tiềm năng nhưng chưa được thực sự quan tâm đúng mức.
    Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) cho các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp. Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm đưa ra một đánh giá tổng thể về tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính (CO2 và CH4) có trong khí gas phát sinh từ các bãi chôn lấp trên địa bàn TP.HCM, làm cơ sở cho việc thực hiện dự án CDM.
    3
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    ã Giúp hiểu rõ hơn về nôi dung Cơ chế phát triển sạch (CDM), các yêu cầu đối với các Bên tham gia vào hoạt động dự án CDM, các tiêu chí để xem xét một dự án có hợp lệ là dự án CDM hay không, cũng như quy trình để thực hiện một dự án CDM hoàn chỉnh.
    ã Dựa trên tình hình phát sinh, quản lý và xử lý chất thải rắn tại TP.HCM, phân tích và tính toán để đưa ra đánh giá về tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính, làm cơ sở cho việc thực hiện dự án CDM thu hồi và tận dụng năng lượng khí gas phát sinh từ các bãi chôn lấp.
    ã Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án CDM cho các bãi chôn lấp chất thải rắn tại TP.HCM, từ đó đề xuất các biện pháp thực hiện để dự án được khả thi.
    1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên thì nội dung nghiên cứu cần thực hiện là:
    ã Tổng quan về CDM, tình hình thực hiện CDM trên Thế giới và ở Việt Nam.
    ã Tìm hiểu về hiện trạng phát sinh, quản lý chất thải rắn đô thị tại TP.HCM và quá trình hình thành khí gas trong bãi chôn lấp.
    ã Tổng quan về hiện trạng và phương thức xử lý rác tại các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM.
    ã Thống kê khối lượng rác tiếp nhận thực tế và dự báo tới năm 2020 ở các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM.
    ã Tính toán lượng giảm phát thải khí nhà kính và phân tích tính hiệu quả về kinh tế, môi trường cho dự án CDM thu hồi khí gas từ các bãi chôn lấp chất thải rắn tại TP.HCM cung cấp cho máy phát điện.
    ã Đề xuất các biện pháp thực hiện dự án CDM cho các bãi chôn lấp chất thải rắn tại TP.HCM được khả thi.
    4
    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Phương pháp luận
    Trái đất là một thể thống nhất được bao bọc bởi một lớp khí quyển. Lớp khí quyển này có “nhiệm vụ” cân bằng nhiệt độ trên bề mặt Trái đất, giữ nhiệt độ Trái đất luôn ở mức ổn định (15 oC), chống lại các tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Mà các khí nhà kính (KNK) là yếu tố quan trọng để khí quyển đảm bảo hoàn thành chức năng trên. Sự thay đổi nồng độ các KNK trong khí quyển sẽ làm thay đổi đến nhiệt độ Trái đất hay làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
    Các hoạt động nhân sinh của con người ở bất cứ nơi nào trên trái đất nếu thải ra các KNK đều ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất. Do đó, các quốc gia phải có sự thống nhất trong việc cam kết cắt giảm phát thải KNK trong hoạt động sản xuất nhằm bảo về “ngôi nhà chung – Trái đất” của mình.
    Việc cắt giảm phát thải KNK không nhất thiết là phải thực hiện ngay tại quốc gia mình. Các quốc gia phát triển có thể thực hiện cắt giảm KNK ở một quốc gia khác (thường là quốc gia đang phát triển) với một chi phí thấp hơn.
    Việc cắt giảm phát thải KNK không nhất thiết phải tự mình thực hiện khi đã ký kết NĐT Kyoto mà có thể do một đơn vị hay một quốc gia khác thực hiện và sau đó mua lại các “Chứng nhận giảm phát thải” (CERs) của các đơn vị này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đã thực hiện cam kết cắt giảm phát thải KNK như đã ký kết trong Nghị định thư.
    1.4.2. Phương pháp tham khảo, thu thập và tổng hợp tài liệu
    - Thu thập tài liệu về tổng quan CDM cũng như tình hình thực hiện CDM trên Thế giới và ở Việt Nam trong các buổi hội thảo, các viện nghiên cứu quốc gia, các tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, trong các trang web của UNFCCC, Bộ Tài nguyên và Môi trường, .
    5
    - Thu thập, tổng hợp các số liệu thống kê về khối lượng và thành phần chất thải rắn của TP.HCM.
    - Nghiên cứu các tài liệu về tính chất của chất thải rắn và lý thuyết quá hình thành khí gas trong bãi chôn lấp.
    - Thu thập, tổng hợp các tài liệu về thông tin hiện trạng và kỹ thuật xử lý rác của các bãi chôn lấp chất thải rắn ở TP.HCM.
    - Nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật về tính toán tải lượng khí gas, khí methane sinh ra từ bãi chôn lấp chất thải rắn.
    - Tham khảo các thuật toán, hằng số thực nghiệm trong phần mềm LandGem và các nghiên cứu khác ở Việt Nam.
    1.4.3. Phương pháp thống kê và dự báo
    - Thu thập và xử lý số liệu thống kê về khối lượng và thành phần chất thải rắn.
    - Tính toán và xử lý số liệu về lượng khí gas phát sinh từ các bãi chôn lấp.
    - Dự báo dân số dựa trên tỉ lệ gia tăng dân số theo từng giai đoạn phát triển.
    - Dự báo khối lượng rác phát sinh trong tương lai dựa vào tốc độ phát sinh rác trong quá khứ và hiện tại.
    1.4.4. Phương pháp mô hình
    - Sử dụng mô hình LandGEM V3.02 của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (U.S EPA) để tính tải lượng khí gas, khí methane sinh ra trong các bãi chôn lấp chất thải rắn.
    - Từ các công thức và hằng số thực nghiệm được sử dụng trong mô hình LandGEM sẽ chuyển đổi kết quả.chạy mô hình qua điều kiện rác thải TP.HCM.
    1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào việc giảm phát thải hai loại khí nhà kính CH4 và CO2 có trong khí gas phát sinh từ các bãi chôn lấp.
    6
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đánh giá tiềm năng thực hiện dự án CDM cho các bãi chôn lấp chất thải rắn đã đóng cửa (Đông Thạnh, Gò Cát, Phước Hiệp I) và các bãi chôn lấp đang hoạt động (Đa Phước, Phước Hiệp 2) nằm trên địa bàn TP.HCM, với thời gian thực hiện dự án là 10 năm, từ năm 2011 đến 2020.
    1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
    1.6.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về CDM, cách tính toán giảm phát thải cho một dự án CDM. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và thực hiện dự án CDM đối với tình hình thực tế ở Việt Nam
    1.6.2. Ý nghĩa kinh tế
    - Tiết kiện chi phí trong vấn đề xử lý khí thải phát sinh từ các bãi chôn lấp.
    - Tiết kiệm chi phí và giải quyết được một số vấn đề về kỹ thuật xử lý nước rỉ rác phát sinh từ bãi chôn lấp.
    - Cơ hội có được lợi nhuận từ việc thu hồi và tận dụng năng lượng khí gas phát sinh từ bãi chôn lấp.
    1.6.3. Ý nghĩa xã hội
    - Nâng cao chất lượng môi trường không khí cho khu vực dân cư sống xung quanh các bãi chôn lấp.
    - Tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và góp phần vào phát triển bền vững ở khu vực hoạt động dự án CDM.
    - Xây dựng hình ảnh về môi trường, kinh tế, xã hội cho địa phương nơi có hoạt động dự án CDM.
    - Đúc kết kinh nghiệm thực hiện dự án CDM, nâng cao năng lực nhận thức về CDM đối với các tổ chức, cá nhân, cộng đồng.
    - Góp phần thực hiện mục tiêu cao nhất của UNFCCC và NĐT Kyoto.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...