Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá thực trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội tiếp cận với giáo dục

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    I. GIỚI THIỆU CHUNG
    1. Lý do chọn đề tài
    Song song với công cuộc đổi mới đất nước, nhiều cơ hội kinh tế được mở ra cho
    người dân. Về bản chất, sự nghiệp đổi mới đã dẫn đến những biến đổi về cấu trúc xã
    hội và có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự gia tăng tốc độ
    sản xuất hàng hoá công, nông nghiệp và sự thay thế vị trí, vai trò của sức lao động
    bằng công nghệ qua các nguồn đầu tư kinh tế lớn đã trở thành nhân tố cơ bản trong
    quá trình giải phóng một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn và khuyến khích họ
    đi làm ăn xa nhằm tìm kiếm những cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn. Do vậy, di
    cư trở thành một vấn đề có tính quy luật giống như quá trình công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá ở các quốc gia khác.
    Cũng giống nhiều đô thị lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên
    Hoà . hiện tượng di cư trong những năm gần đây ngày càng lớn; riêng với Hà Nội,
    hiện tượng di cư phát triển mạnh hơn cả. Với những chính sách đô thị hoá và mở
    rộng Hà Nội, gắn liền với phát triển công nghiệp, mở rộng các ngành dịch vụ, xây
    dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu tư nước ngoài cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
    lực lượng kinh tế thị trường, của các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm với
    lao động đơn giản, thu hút nhiều lao động từ tỉnh ngoài đến. Bên cạnh đó, thực
    trạng tốt của môi trường giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, điều kiện y tế, chăm sóc sức
    khoẻ, đời sống văn hoá tinh thần . là những động lực hấp dẫn nhiều người đến Hà
    Nội để lập nghiệp, phát triển bản thân và mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn.
    Dưới những hoàn cảnh mới, những mối quan hệ mới, lối sống hoàn toàn mới, để
    thích nghi với môi trường sống mới - môi trường đô thị với nhịp độ phát triển cao
    của công nghịêp hoá, hiện đại hoá, với cơ sở hạ tầng khác hẳn với môi trường sống
    ở nông thôn, người di cư đến Hà Nội thực sự gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
    học tập, làm việc và ổn định cuộc sống tại nơi hoàn toàn xa lạ và mới đối với mình.
    Những bất cập đó đã đẩy không ít người di cư đến cảnh bần cùng và tham ra vào
    các tệ nạn xã hôi. Vì vậy, cuộc sống của họ sẽ diễn biến theo chiều hướng nào, hoặc
    tốt lên hoặc xấu đi? Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội của họ ra sao; mà đặc
    biệt là với giáo dục? Điều này vẫn còn là câu hỏi mở đối với các nhà hoạch định
    chính sách.
    Xuất phát từ thực tế nên trên, đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu đánh giá thực
    trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà Nội tiếp cận với giáo dục” sẽ đi
    tìm hiểu rõ hơn về những Giáo dân di cư đến Hà Nội trong vài năm gần đây. Hy
    vọng nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn bao quát hơn về điều kiện sống cũng
    như về cơ hội tiếp cận với giáo dục của họ, đồng thời những thông tin này sẽ phần
    nào giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chiến lược phát triển cải thiện
    chất lượng cuộc sống cho người dân di cư, góp phần nâng cao nhận thức và điều
    kiện sống của người dân nói chung - một trong nhiều nhân tố thúc đẩy sự phát triển
    của Hà Nội cũng như của cả nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...