Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển ngành công nghiệp điệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    5
    MỞ ĐẦU

    Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau hơn hai thập
    kỷ cải cách và mở cửa, ngành CNĐT Việt Nam đã tạo được hình ảnh tích
    cực trong lòng thế giới bởi những bước tiến đáng khích lệ. Ngành CNĐT
    Việt Nam đã đạt được con số trên 6 tỷ USD về giá trị sản xuất mặc dù
    chúng ta đã phải bỏ vào đó bao nhiêu là vật lực và tài lực.
    Câu nói cửa miệng "cần đổi mới cách thức phát triển", "cần đổi mới cơ
    cấu sản phẩm", xem ra đã trở nên hiền lành khi đứng trước tính khốc
    liệt của cuộc cạnh tranh toàn cầu thập kỷ mới, vào lúc ngành CNĐT của
    các quốc gia quanh ta đang tiếp tục đà tăng trưởng hoặc bứt phá về phía
    trước. Con tàu CNĐT Việt Nam trải qua hơn 30 năm vận hành có thể đã
    cán đích xét từ những giới hạn về nhân lực giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên
    v.v .
    Bài toán phát triển ngành CNĐT giai đoạn tiếp theo của Việt Nam là
    gì? Việt Nam sẽ hiện đại hóa ngành CNĐT như thế nào và sẽ tạo ra sản
    phẩm gì có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới? Ngành CNĐT Việt
    Nam sẽ thay đổi mô thức sản xuất bằng chính trí tuệ Việt Nam hay vẫn dựa
    nhiều vào gia công lắp ráp? Ngành CNĐT Việt Nam sẽ phát huy thế nào lợi
    thế địa - chiến lược/kinh tế để gia tăng xuất khẩu sang các thị trường
    khổng lồ như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN hay sẽ thành thị
    trường tiêu thụ cho các nền kinh tế này? Người Việt Nam chuyển đổi tư
    duy đến mức nào để biến "thách thức đến từ Trung Quốc và các nước
    ASEAN thành cơ hội đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN"? Các câu
    trả lời sẽ rõ chỉ khi chúng ta thực sự quan tâm và phân tích thấu đáo thực
    trạng ngành CNĐT Việt Nam, tình hình và kinh nghiệm phát triển CNĐT
    của các nước trong khu vực và trên thế giới trong một thế giới vận động rất
    phức tạp hiện nay, để từ đó định vị tầm nhìn và hướng đi của ngành CNĐT
    Việt Nam trong thập kỷ thứ hai này của thế kỷ 21.
    1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
    gành CNĐT là một trong những ngành công nghiệp có sớm trên
    thế giới và được các nước quan tâm phát triển mạnh mẽ vào nửa
    sau của thế kỷ XX, đặc biệt là các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, một số
    nước thuộc Cộng đồng châu Âu và gần với Việt Nam hơn là các quốc
    gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực châu Á và ASEAN. Nhờ có
    hệ thống chính sách đồng bộ, tập trung mà các nước này đã thu
    được những thành qủa lớn trong phát triển ngành, đó là:
    - Chú trọng phát triển các tập đoàn SXKD điện tử trong nước và thông
    qua các tập đoàn này kêu gọi đầu tư nước ngoài, nên đã sớm làm
    6
    chủ được công nghệ, có nền sản xuất vững mạnh và có năng lực
    cạnh tranh cao;
    - Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và cơ sở hạ
    tầng kỹ thuật đồng bộ để nâng cao tiềm lực KH&CN, đồng thời đẩy
    mạnh nghiên cứu - phát triển (R&D) kể cả phát triển công nghệ chế
    tạo linh kiện nhằm đảm bảo kỹ thuật cho việc sản xuất các sản
    phẩm;
    - Xây dựng lộ trình phát triển ngành CNĐT hợp lý.
    Ví dụ ở Nhật Bản, theo số liệu gần đây nhất của Hiệp hội Công
    nghiệp Điện tử và Công nghệ Thông tin Nhật Bản (JEITA), năm 2008
    tổng sản lượng của ngành điện tử Nhật Bản đạt 18,6 ngàn tỉ Yên,
    chiếm khoảng 13% tổng sản lượng của ngành điện tử thế giới [31,
    33]. Ở Trung Quốc, theo số liệu thống kê của tổ chức nghiên cứu thị
    trường DECISION, năm 2008 tổng sản lượng ngành điện tử Trung
    Quốc đạt khoảng 440,1 tỷ USD, chiếm 27% thị phần thế giới, trên cả
    Mỹ và Nhật Bản [33]. Hiện nay Trung Quốc được coi là “công xưởng
    điện tử của thế giới” với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và
    đang ở trong giai đoạn chuyển đổi từ sản xuất những sản phẩm cạnh
    tranh bằng giá cả thấp sang những sản phẩm chất lượng cao có giá
    trị cao, từ lắp ráp các sản phẩm đơn giản sang NC&PT sản phẩm
    mới, sản xuất linh phụ kiện có giá trị cao, tiếp thị và bán hàng toàn
    cầu. Ở Malaysia, năm 2008 tổng sản lượng của ngành CNĐT là 60,7
    tỉ USD, giảm 1,6 % so với năm 2007 và chiếm khoảng 55,9% tổng
    KNXK của Malaysia [29]. Các doanh nghiệp Malaysia tham gia có
    hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và là những nhà sản xuất lớn các
    sản phẩm điện tử như dụng cụ bán dẫn (IC, transitor, diod, wafer ),
    sản phẩm điện tử tiêu dùng nguyên chiếc chất lượng cao (high -
    end), các sản phẩm viễn thông và CNTT, . có khả năng cạnh tranh
    mạnh trên thị trường khu vực và thế giới.
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước:
    Ngành CNĐT được đánh giá là có vai trò quan trọng trong phát triển
    kinh tế - xã hội ở Việt Nam và tại Quyết định số 55/2007/QĐ - TTg ngày
    23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, ngành CNĐT tiếp tục được khẳng
    định là một trong ba ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn từ 2007 đến
    năm 2020, nhưng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, ngành
    CNĐT vẫn không có quy hoạch và chiến lược phát triển. Tiếp theo Quyết
    định số 55/2007/QĐ - TTg, ngày 28/5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban
    hành Quyết định số 75/2007/QĐ - TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
    triển CNĐT Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

    7
    Như vậy là trong một thời gian rất dài các doanh nghiệp ngành CNĐT
    phải tự tìm đường đi cho mình và chịu thiệt thòi khi không có chính sách,
    hoặc nếu có thì chính sách không nhất quán, mặc dù sự thay đổi cơ chế
    quản lý kinh tế ở Việt Nam sau 25 năm đổi mới đã làm cho môi trường
    hoạt động của các doanh nghiệp thay đổi và có nhiều thuận lợi. Ví dụ, khi
    thị trường dịch vụ viễn thông ào vào, nhu cầu máy điện thoại để bàn là rất
    lớn, nhưng ngành CNĐT lại không sản xuất điện thoại để bàn, mà toàn đi
    mua bên ngoài về cung cấp cho thị trường, trong khi thực tế việc chế tạo
    máy điện thoại bàn hoàn toàn không khó khăn gì, hay khi thị trường điện
    thoại di động, máy tính bùng nổ ở Việt Nam, ngành CNĐT cũng không
    nắm bắt được cơ hội đó, dù chỉ để làm lắp ráp thôi mà cứ quay đi quay lại
    với các thiết bị nghe nhìn như tivi, đầu đĩa, .
    Đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi quan điểm và cách làm về vấn đề
    phát triển ngành CNĐT. Nếu vẫn theo quan điểm và cách làm từ A đến Z
    một sản phẩm điện tử như hiện nay thì ngành CNĐT không thể phát triển
    được. Các quan điểm và cách làm đó vẫn phảng phất của tư duy cũ. Hiện
    thế giới đã hình thành chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, ví dụ để sản xuất một
    chiếc máy tính, không một quốc gia nào làm từ A đến Z, mà mỗi quốc gia
    tham gia làm một vài chi tiết để hình thành chiếc máy tính. Trong giai đoạn
    đến 2020, ngành CNĐT Việt Nam cần định hướng phát triển để tham gia
    vào chuỗi giá trị ấy với một vài khâu hoặc một số sản phẩm, không nên
    định hướng làm từ A đến Z toàn bộ chuỗi ấy, vì thực tế ngay cả nước có
    ngành CNĐT rất phát triển như Nhật Bản cũng không làm như vậy. Hiện
    tại các hãng lớn như Sony, Panasonic, họ cũng chỉ tập trung vào nghiên
    cứu, thiết kế, hoặc nếu làm các sản phẩm CNHT, các sản phẩm điện tử
    hoàn thiện thì đó là những sản phẩm rất độc đáo, giá trị rất cao, còn việc
    lắp ráp, sản xuất, họ đi thuê nước ngoài có giá rẻ như Việt Nam chẳng hạn,
    chứ bản thân họ không tự làm.
    2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Quyết định số 75/2007/QĐ - TTg ra đời từ giữa năm 2007, đến thời
    điểm này về nguyên tắc Quyết định đã hết hiệu lực, nhưng việc triển khai
    đã không được chú trọng một cách đầy đủ, các nội dung của Quyết định
    vẫn nằm nguyên, các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện vẫn chưa có
    kế hoạch thời sự hóa các nội dung và triển khai cụ thể, nên nhìn chung
    ngành CNĐT vẫn phát triển thiếu đồng bộ, thiếu định hướng và các nhà
    kinh tế, các nhà quản lý vẫn chưa nhận diện được một cách đầy đủ, chính
    xác ngành CNĐT Việt Nam đang ở mức nào so với các nước trong khu vực
    và trên thế giới về năng lực sản xuất, cơ cấu sản phẩm, tiềm năng và nhu
    cầu phát triển, những thuận lợi, khó khăn trong điều kiện Việt Nam hội
    nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế đối với phát triển ngành CNĐT, v.v
    8
    Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII vào cuối năm
    2009, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thẳng thắn thừa nhận,
    chính sách, chiến lược phát triển ngành CNĐT của Việt Nam đang “có vấn
    đề” và đây là trách nhiệm của Bộ Công nghiệp trước đây và Bộ Công
    thương hiện nay.
    Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, chính sách
    phát triển ngành CNĐT Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 là việc làm rất
    cấp thiết và cũng là một trong các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra,
    kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tiền đề để xây dựng các luận cứ khoa
    học, chuẩn bị cho việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành CNĐT Việt
    Nam phù hợp với Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến
    năm 2020 và Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao
    đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
    2457/QĐ - TTg ngày 31/12/2010 và Quyết định số 842/QĐ - TTg ngày
    01/6/2011.
    Với các mục tiêu nêu trên, trong kế hoạch KH&CN năm 2011, Viện
    Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá đã đăng ký và đã được Bộ Công
    Thương giao chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề
    xuất các giải pháp, chính sách phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt
    Nam trong giai đoạn đến năm 2020”.
    3. Nội dung nghiên cứu
    Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã xây dựng, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ tiến
    hành thực hiện các nội dung sau đây:
    - Nghiên cứu tổng quan về ngành CNĐT Việt Nam;
    - Phân tích, đánh giá thực trạng ngành CNĐT Việt Nam:
    ƒ Về cơ chế chính sách.
    ƒ Về kết quả sản xuất kinh doanh.
    ƒ Về năng lực (số lượng doanh nghiệp, trình độ công nghệ, thiết bị và
    nguồn nhân lực);
    - Nghiên cứu tình hình và kinh nghiệm phát triển ngành CNĐT tại một
    số nước trên thế giới và trong khu vực;
    - Dự báo nhu cầu phát triển, những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách
    thức đối với phát triển ngành CNĐT trong giai đoạn đến năm 2020;
    - Đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển ngành CNĐT Việt Nam
    trong giai đoạn đến năm 2020.
    Các nội dung này sẽ được bố cục trong Báo cáo tổng kết kết quả nghiên
    cứu của đề tài theo các chương, mục tương ứng.
    4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

    9
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc xem xét
    sự phát triển của ngành CNĐT trong hai thập niên trở lại đây và kết
    quả khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp SXKD điện tử đối với
    một số nhóm sản phẩm đặc trưng của ngành là thiết bị văn phòng và
    máy tính, thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị nghe nhìn và linh kiện
    điện tử.
    Trong quá trình nghiên cứu, để đảm bảo độ tin cậy, tính khoa học và giá trị
    ứng dụng, phù hợp với các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển trong
    các lĩnh vực liên quan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhóm thực hiện
    đề tài áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
    - Phương pháp kế thừa (tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu thực
    hiện trước đây, kế thừa những kết quả điều tra, đánh giá, nghiên cứu đã có
    cả trong và ngoài nước).
    - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thông qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp.
    - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu, bao gồm cả phương
    pháp phân tích ma trận SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat).
    - Phương pháp chuyên gia.
    - Tham khảo bài học kinh nghiệm nước ngoài (thông qua tham khảo tài liệu,
    trao đổi và hợp tác với các tổ chức, cá nhân chuyên ngành )
    Sau khi xây dựng xong bản thảo Báo cáo tổng kết khoa học, nhóm nghiên
    cứu sẽ tiến hành gửi xin ý kiến chuyên gia hoặc tổ chức hội thảo khoa học để
    trao đổi, thảo luận về các kết quả nghiên cứu của đề tài.
    Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhóm nghiên cứu sẽ tiến
    hành sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện nhằm tăng tính khả thi của các kết
    quả nghiên cứu, tạo cơ sở cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
    chính sách tham khảo khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển ngành
    CNĐT trong giai đoạn đến năm 2020 phù hợp với các mục tiêu đề ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...