Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá thể tích và chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm tim 3D real time ở những bệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 19/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2011



    ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14

    1.1. Đại cương về nhồi máu cơ tim . 14
    1.1.1. Tình hình bệnh nhồi máu cơ tim 14
    1.1.2. Giải phẫu chức năng hệ động mạch vành 15
    1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong NMCT 16
    1.1.4. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim . 20
    1.2. Một số phương pháp đánh giá thể tích và chức năng tâm thu thất trái trong bệnh NMCT . 23
    1.2.1. Chụp buồng thất trái cản quang . 23
    1.2.2. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò . 23
    1.2.3. Chụp cộng hưởng từ tim . 24
    1.2.4. Siêu âm tim . 28
    1.3. Siêu âm tim 3D thời gian thực 34
    1.3.1. Giới thiệu 34
    1.3.2. Nguyên lý . 34
    1.3.3. Các dạng biểu diễn của siêu âm RT3D 37
    1.3.4. Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến hình ảnh 3D . 39
    1.3.5. Quy trình siêu âm 3D . 40
    1.3.6. Siêu âm RT3D trong đánh giá thể tích và chức năng thất trái . 43
    1.3.7. Siêu âm 3D real time trong bệnh nhồi máu cơ tim 46

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 49
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 49
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân . 49
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 49
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 50
    2.2. 1. Thiết kế nghiên cứu 50
    2.2.2. Địa điểm nghiên cứu . 50
    2.2.3. Các bước tiến hành . 50
    2.2.4. Phương pháp làm siêu âm tim 50
    2.2.5. Phương pháp tiến hành chụp cộng hưởng từ thất trái 56
    2.2.6. Xử lý số liệu . 58


    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
    3.1. Đặc điểm của các bệnh nhân nghiên cứu . 60
    3.1.1. Đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng . 60
    3.1.2. Đặc điểm về siêu âm tim ở các bệnh nhân nghiên cứu 63
    3.2. Kết quả đánh giá thể tích và chức năng thất trái trên siêu âm 3D
    real time 67
    3.3. So sánh kết quả đánh giá thể tích và chức năng tim trên RT3D với 2D
    và với CMR . 71
    3.3.1. So sánh kết quả đánh giá thể tích và chức năng tim trên RT3D với 2D 71
    3.3.2. So sánh kết quả đánh giá thể tích và chức năng tim trên RT3D với chụp cộng hưởng từ 72

    Chương 4: BÀN LUẬN . 84
    4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 84
    4.1.1. Đặc điểm chung về lâm sàng và CLS 84
    4.1.2. Về kích thước và chức năng tâm thu thất trái ở bn NMCT . 87
    4.2. Thể tích và chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm RT3D . 89
    4.2.1 Thể tích và phân số tống máu EF trên siêu âm RT3D 89
    4.2.2. Siêu âm 3D real time trong đánh giá rối loạn vận động vùng . 90
    4.3. So sánh siêu âm 3D real time, siêu âm 2D với CMR trong đánh giá
    thể tích, chức năng tâm thu thất trái và rối loạn vận động vùng 91
    4.3.1. Các thông số về thể tích và phân số tống máu thất trái trên siêu âm
    2D, siêu âm RT3D so với CMR . 91
    4.3.2. So sánh siêu âm 2D, siêu âm RT3D với CRM trong đánh giá rối loạn vận động vùng 93
    KẾT LUẬN 95
    KHUYẾN NGHỊ 96


    DANH MỤC CÁC BẢNG


    Bảng 1.1. Quy trình siêu âm 3D hoàn chỉnh . 41
    Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá và cho điểm vận động thành 52
    Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu . 60
    Bảng 3.2. Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ của nhóm nghiên cứu . 61
    Bảng 3.3. Mức độ suy tim theo Killip . 62
    Bảng 3.4. Vị trí NMCT theo ĐTĐ 62
    Bảng 3.5. Các thông số về kích thước và chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm TM chung cho các bn và phân theo vị trí NMCT 63
    Bảng 3.6. Các thông số về thể tích và phân số tống máu thất trái trên 2D . 64
    Bảng 3.7. Kết quả đánh giá RLVĐ vùng ở các bệnh nhân nghiên cứu trên 2D 64
    Bảng 3.8. Kết quả đánh giá RLVĐ của 17 vùng ở các bệnh nhân nghiên cứu trên 2D . 65
    Bảng 3.9. So sánh giữa thể tích và phân số tống máu trên TM và trên 2D 66
    Bảng 3.10. Thể tích và chức năng tâm thu thất trái trên 3D real time 67
    Bảng 3.11. Kết quả đánh giá RLVĐ vùng ở các bn nghiên cứu trên RT3D 67
    Bảng 3.12. Kết quả đánh giá RLVĐ của 17 vùng ở các bn nghiên cứu trên
    RT3D 68
    Bảng 3.13. Tương quan giữa CSVĐV và phân số tống máu trên RT3D . 69
    Bảng 3.14. Tương quan giữa số vùng RLVĐ với phân số tống máu . 70
    Bảng 3.15. Tương quan về thể tích và phân số tống máu trên 2D và RT3D 71
    Bảng 3.16. So sánh về RLVĐV giữa 2D và RT3D . 71
    Bảng 3.17. Các kết quả về thể tích và chức năng thất trái trên CMR 72
    Bảng 3.18. So sánh thể tích và phân số tống máu thất trái giữa 2D và CMR .73
    Bảng 3.19. So sánh về khảo sát RLVĐV trên 2D và trên CMR 73
    Bảng 3.20. Tương quan về thể tích thất trái tâm trương tính theo phương
    pháp siêu âm trên 2D, RT3D và CMR . 74
    Bảng 3.21. Tương quan về thể tích thất trái tâm thu tính theo phương pháp siêu âm trên 2D, RT3D và CMR: . 76
    Bảng 3.22. Tương quan về phân số tống máu (EF) tính trên siêu âm 2D, RT3D và CMR: . 78
    Bảng 3.23. Chênh lệch về thể tích và phân số tống máu trên 2D và RT3Dso với CMR. 80
    Bảng 3.24. Chênh lệch về thể tích và phân số tống máu trên 2D và RT3D so với CMR so với một số nghiên cứu khác. 80
    Bảng 3.25. Tương quan về CSVĐV tính trên siêu âm 2D, RT3D và CMR. 81
    Bảng 3.26. Kết quả so sánh giữa RT3D với CMR trong phát hiện R LVĐV . 82
    Bảng 3.27. Kết quả so sánh giữa 2D với CMR trong phát hiện R LVĐV . 82
    Bảng 3.28. Kết quả so sánh giữa RT3D với CMR trong đánh giá “điểm vận
    động vùng” 83
    Bảng 3.29. Kết quả so sánh giữa 2D với CMR trong đánh giá “điểm vận
    động vùng” 83


    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1. Phân bố các đối tượng theo giới tính . 60
    Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa CSVĐV và phân số tống máu (EF) trên
    RT3D 69
    Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa số vùng RLVĐ và phân số tống máu thất
    trái (EF) 70
    Biểu đồ 3.4. Tương quan về thể tích tâm trương giữa 2D (đo trên mặt cắt 2 buồng) và CMR. 74
    Biểu đồ 3.5. Tương quan về thể tích tâm trươngthất trái giữa 2D (đo trên mặt cắt 4 buồng) và CMR 75
    Biểu đồ 3.6. Tương quan về thể tích tâm trương thất trái giữa RT3D và
    CMR . 75
    Biểu đồ 3.7. Tương quan về thể tích tâm thu thất trái giữa 2D (đo trên mặt cắt 2 buồng) và CMR. 76
    Biểu đồ 3.8. Tương quan về thể tích tâm thu thất trái giữa 2D (đo trên mặt cắt 4 buồng) và CMR . 77
    Biểu đồ 3.9. Tương quan về thể tích tâm thu thất trái giữa RT3D và CMR.
    77
    Biểu đồ 3.10. Tương quan về phân số tống máu giữa 2D (đo trên mặt cắt 2 buồng) và CMR. 78
    Biểu đồ 3.11. Tương quan về phân số tống máu giữa 2D (đo trên mặt cắt 4 buồng) và CMR 79
    Biểu đồ 3.12. Tương quan về phân số tống máu giữa RT3D và CMR Biểu đồ 3.13. Tương quan về CSVĐV giữa 2D và CMR Biểu đồ 3.14. Tương quan về CSVĐV giữa RT3D và CMR.

    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử cơ tim do hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim mà nguyên nhân chủ yếu do mảng xơ vữa và huyết khối xuất phát từ mảng xơ vữa đó gây bít tắc lòng động mạch vành.[12], [13].
    NMCT là một cấp cứu nội khoa với nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao như sốc tim, rối loạn nhịp tim, suy tim. Ở các nước công nghiệp phát triển NMCT là một vấn đề sức khỏe quan trọng hàng đầu đối với cộng đồng. Tại Mỹ mỗi năm trung bình có khoảng 1,5 triệu người bị NMCT với tỷ lệ tử vong lên đến 30%. Ở Pháp mỗi năm có khoảng 100.000 người bị NMCT và tỷ lệ tử vong cũng khoảng 30% [12], [13], [7].
    Tại Việt Nam, thời gian gần đây tỷ lệ bị NMCT cũng đang có chiều hướng gia tăng. Theo thông kê của Vụ kế hoạch –Bộ y tế: trong năm 2000 NMCT đứng thứ 3 trong 5 nguyên nhân chính gây tử vong của bệnh lý tim mạch và đứng thứ 4 trong các bệnh nhân vào điều trị tại các bệnh viện vì bệnh tim mạch. Theo thông kê tại Viện Tim Mạch Việt Nam thì tỷ lệ bệnh nhân nội trú bị NMCT năm 1991 là 3,0%, năm 1996 là 6,1% và năm 1999 là 9,5% [12], [7], [8]
    Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ trong chẩn đoán cũng như điều trị bệnh NMCT, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng và tử vong do NMCT vẫn còn khá cao [12], [7], [9], [3].
    Trong NMCT, việc đánh giá kích thước và chức năng tâm thu thất trái luôn được quan tâm hàng đầu vì đây là các thông số quan trọng giúp tiên lượng bệnh và chỉ định điều trị [12], [3], [10]. Có nhiều phương pháp để đánh giá kích thước và chức năng tâm thu thất trái, trong đó chụp buồng thất trái cản quang và CMR được coi là tiêu chuẩn vàng [12], [42]. Tuy nhiên, chụp buồng thất trái cản quang là phương pháp thăm dò chảy máu nên hiện nay ít được áp dụng khi chỉ để đánh giá kích thước và chức năng tâm thu thất trái.
    CMR có độ chính xác cao nhưng giá thành khá đắt và không phải trung tâm nào cũng trang bị được. Siêu âm tim TM và 2D là thăm dò không xâm lấn, khá đơn giản, rẻ tiền và có thể làm nhiều lần đã cho thấy là có độ chính xác khá cao trong đánh giá kích thước và chức năng tâm thu thất trái [12], [3], [10]. Tuy nhiên, trong một số trường hợp NMCT có biến dạng thất trái và/ hoặc có RLVĐ vùng cơ tim thì siêu âm TM và 2D tỏ ra kém chính xác.
    Siêu âm 3D real time (RT3D) từ khi ra đời đã cho thấy độ chính xác cao trong đánh giá kích thước và chức năng tâm thu thất trái so với các phương pháp siêu âm khác. Các nghiên cứu của Jenkins (2004), Caiani (2005) và của Jacobs (2006) đều cho thấy trong đánh giá thể tích và phân số tống máu thất trái so với CMR, siêu âm RT3D có độ chính xác cao hơn siêu âm 2D [34],[19],[33].
    Tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thể tích và chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm tim 3D real time ở những bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim” với hai mục tiêu sau:
    1. Đánh giá thể tích và chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm 3D real time (RT3D) ở những bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim.

    2. So sánh các thông số thu được trên siêu âm RT3D với siêu âm 2D và chụp cộng hưởng từ thất trái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...