Thạc Sĩ Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên thiên nhiên khu vực đà nẵng phục vụ phát triển bền vững

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 15/4/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I. Tính cấp thiết của luận văn
    Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung Việt
    Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, có các cửa ngõ quốc tế, Đà Nẵng là đầu mối giao
    thông và trung tâm kinh tế du lịch, thương mại lớn của miền Trung.
    Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường
    bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về
    phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng
    còn là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội
    An và Thánh địa Mỹ Sơn.
    Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những
    cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái
    Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông
    Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến
    đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý
    đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
    Mặt khác, thành phố Đà Nẵng lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
    trong đó tài nguyên biển, tài nguyên rừng là những lợi thế đặc biệt quan trọng cần
    được khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
    Do có lợi thế lớn về vị trí, nguồn tài nguyên thiên nhiên nên thành phố Đà
    Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở nước ta
    hiện nay. Nhiều dự án lớn của Chính phủ cũng như của Thành phố đã, đang và sẽ
    được triển khai ở khu vực này, đặc biệt là vùng biển và ven biển vịnh Đà Nẵng. Áp
    lực đến môi trường sinh thái, đặc biệt là đới duyên hải ngày càng gia tăng về quy
    mô cũng như cường độ.
    Để quản lý và quy hoạch kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu
    cầu qui hoạch tổng thể - khai thác nguồn lợi thiên nhiên một cách hợp lí, phục vụ
    công cuộc xây dựng - phát triển bền vững kinh tế thì cần phải có sự nghiên cứu,
    đánh giá tổng hợp về tài nguyên thiên nhiên cũng như nghiên cứu mối liên quan
    6
    giữa việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên với môi trường. Vì vậy, học viên
    đã chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên thiên
    nhiên khu vực Đà Nẵng phục vụ phát triển bền vững”.
    Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp cho công tác quản lý những vấn
    đề sau:
    - Nắm rõ được đặc điểm các dạng tài nguyên thiên nhiên khu vực Đà Nẵng,
    trên cơ sở đó biết được mặt mạnh và yếu của từng dạng tài nguyên thiên nhiên cũng
    như ảnh hưởng tới môi trường khi khai thác sử dụng chúng, để vận dụng một cách
    linh hoạt và mang lại hiệu quả cao trong các dự án phát triển kinh tế.
    - Quản lý một cách khoa học các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ
    công tác nghiên cứu - qui hoạch tổng thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững khu
    vực.
    II. Mục tiêu của luận văn:
    - Làm sáng tỏ các đặc điểm các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát
    triển bền vững.
    - Có được những định hướng, đề xuất cho việc quản lý, khai thác bền vững các
    nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Đà Nẵng.
    III. Phạm vi nghiên cứu
    - Không gian nghiên cứu: phần đất liền thuộc thành phố Đà Nẵng (không tính
    huyện đảo Hoàng Sa) và vùng biển ven bờ (độ sâu 0-50m nước)
    - Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên khí hậu, đất, nước,
    sinh vật, khoáng sản và vị thế) thuộc khu vực Đà Nẵng
    IV. Bố cục của luận văn
    Không kể phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Đà Nẵng
    Chương 2: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên khu vực Đà Nẵng
    Chương 4: Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát
    triển bền vững.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 5
    CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
    ĐÀ NẴNG . 8
    1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 8
    1.1.1 Vị trí địa lý . 8
    1.1.2 Đặc điểm địa hình 8
    1.1.3 Đặc điểm hải văn 10
    1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI . 10
    1.2.1 Dân cư 10
    1.2.2 Các hoạt động phát triển kinh tế 11
    CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
    CỨU . 16
    2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU
    VỰC ĐÀ NẴNG . 16
    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    2.2.1 Khái niệm về tài nguyên 19
    2.2.2 Phân loại tài nguyên . 19
    2.2.3 Phương pháp luận . 20
    2.2.4 Phương pháp nghiên cứu 23
    CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU VỰC ĐÀ
    NẴNG 25
    3.1 TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU . 25
    3.1.1 Tài nguyên nhiệt . 25
    3.1.2 Tài nguyên mưa, ẩm . 28
    3.1.3 Tài nguyên gió 31
    3.2 TÀI NGUYÊN ĐẤT . 33
    3.3 TÀI NGUYÊN NƯỚC . 35
    3.3.1 Tài nguyên nước mặt 35
    3.3.2 Tài nguyên nước dưới đất 39
    3.4 TÀI NGUYÊN SINH VẬT 46
    3.4.1 Tiềm năng tài nguyên rừng 46
    3.4.2 Tài nguyên sinh vật biển 54
    3.5 TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 60
    3.5.1 Tài nguyên khoáng sản vùng lục địa ven biển . 60
    4
    3.5.2 Tài nguyên khoáng sản biển . 63
    3.6 TÀI NGUYÊN VỊ THẾ . 64
    CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN
    NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . 68
    4.1 MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
    THIÊN NHIÊN 68
    4.1.1 Mục tiêu . 68
    4.1.2 Nguyên tắc . 69
    4.2 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 71
    4.2.1 Phát triển kinh tế - xã hội . 73
    4.2.2 Bảo tồn, bảo vệ tài nguyên . 76
    4.2.3 Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai 76
    4.2.4 Đảm bảo an ninh – quốc phòng . 77
    4.3 CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN
    NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN
    VỮNG . 77
    4.3.1 Giải pháp quy hoạch 77
    4.3.2 Giải pháp quản lý tài nguyên . 79
    4.3.3 Giải pháp khoa học và công nghệ 86
    4.3.4 Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực 88
    4.3.5 Giải pháp bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai 89
    KẾT LUẬN . 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...