Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá phân tích cấu tạo địa chất của cấu tạo Rồng Đen, bồn trũng Cửu Long

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/9/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài

    Trong khu vực bồn trũng Cửu Long, hầu hết các mỏ dầu khí lớn đã được phát hiện như: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Trắng, Cá Ngừ Vàng Nghiên cứu đánh giá cho các cấu tạo này được thực hiện khá chi tiết và đầy đủ.
    Bên cạnh đó, các phần diện tích bị trả lại bởi các nhà thầu và các cấu tạo có kích thước nhỏ được phát hiện trên tài liệu địa chấn nhưng vẫn chưa được đánh giá đúng mức, một số khu vực rất có tiềm năng nhưng nhưng do các giếng khoan thất bại nên vẫn còn bỏ ngõ. Việc vận dụng tất cả nguồn tài liệu hiện có nhằm đánh giá lại một cách đầy đủ các cấu tạo này đang đặt ra một vấn đề cấp thiết cho chúng ta hiện nay. Từ lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá phân tích cấu tạo địa chất của cấu tạo Rồng Đen, bồn trũng Cửu Long” thuộc trung tâm lô 16-2. Lô này đã bị nhà thầu Conoco Philip trả lại năm 2002 sau khi khoan 2 giếng bị thất bại, trước đó lô này cũng đã được Vietsovpetro khoan 2 giếng nhưng cho dòng dầu không đáng kể với nhiều lý do khác nhau. Tác giả đã tập hợp lại và phân tích tài liệu của các giếng này, đặt tên là giếng RĐ-1X, RĐ-2X, RĐ-3X và RĐ-4X. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Cấu tạo Rồng Đen nằm ở trung tâm lô 16-2 thuộc bồn trũng Cửu Long. Tài liệu do tác giả thu thập, tham khảo tại Ban thăm dò công ty PVEP và các nguồn khác (có trích dẫn). Do yêu cầu bảo mật tài liệu nên tác giả đổi tên cấu tạo nghiên cứu thành cấu tạo Rồng Đen. Nguồn dữ liệu và các thông số của cấu tạo hoàn toàn là số liệu thật, đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cao, có thể được sử dụng để đánh giá và tham khảo cho các khu vực lân cận của bồn trũng Cửu Long.

    Mục tiêu

    Mục tiêu của đề tài là phân tích tài liệu địa chất khu vực, địa vật lý giếng khoan và tài liệu địa chấn 3D để đánh giá cấu tạo địa chất của cấu tạo Rồng Đen, nhằm làm sáng tỏ ba vấn đề:
    1) Đặc điểm môi trường trầm tích của cấu tạo Rồng Đen
    2) Đặc đểm kiến trúc của cấu tạo Rồng Đen
    3) Đặc điểm biến dạng kiến tạo nhằm luận giải lịch sử hình thành cấu tạo Rồng Đen.

    Nhiệm vụ

    1) Thu thập, tổng hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý, địa chấn của lô 16-2 và khu vực lân cận.
    2) Phân tích đặc trưng đường cong địa vật lý giếng khoan (Gamma Ray) nhằm làm sáng tỏ môi trường trầm tích cấu tạo Rồng Đen.
    3) Phân tích các đặc trưng địa chấn địa tầng góp phần làm sáng tỏ môi trường trầm tích cấu tạo Rồng Đen.
    4) Phân tích đứt gãy, nứt nẻ và đặc điểm kiến trúc cấu tạo Rồng Đen. Từ đó luận giải quá trình tiến hóa kiến tạo của cấu tạo Rồng Đen.

    Phương pháp nghiên cứu

    1) Tổng hợp, phân tích tài liệu địa chất khu vực.
    2) Tổng hợp, phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan.
    3) Tổng hợp, phân tích minh giải tài liệu địa chấn.

    Cơ sở tài liệu

    Luận văn được xây dựng trên cơ sở tài liệu do tác giả thu thập và phân tích về bồn trũng Cửu Long và lô 16-2, bao gồm tài liệu địa chất khu vực, địa vật lý giếng khoan và địa chấn 3D tại Ban Thăm dò công ty PVEP

    Luận điểm bảo vệ

    Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ ba vấn đề:
    1) Sáng tỏ đặc điểm môi trường trầm tích từ đặc trưng log và địa chấn.
    2) Sáng tỏ các đơn vị cấu trúc và đặc điểm kiến trúc cấu tạo nghiên cứu.
    3) Sáng tỏ vai trò của hoạt động đứt gãy và các pha biến dạng kiến tạo hình thành cấu tạo Rồng Đen.

    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

    Luận văn sử dụng tài liệu Địa vật lý giếng khoan và Địa chấn để phân tích đặc điểm môi trường trầm tích. Ưu điềm của phương pháp này là nhằm tận dụng các tài liệu hiện có trong khi các tài liệu cổ sinh bị hạn chế. Phương pháp phân tích này có thể áp dụng cho cả vùng có địa chấn 3D chứ không giới hạn bởi vị trí giếng khoan.
    Việc luận giải lịch sử hình thành của cấu tạo Rồng Đen đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng của cấu tạo dựa vào sự hiểu biết thời kỳ thành tạo, các pha biến dạng kiến tạo tác động lên cấu tạo, khả năng dịch chuyển dầu khí và các rủi ro chắn đứt gãy hoặc các đứt gãy trẻ phá hủy cấu tạo
    Đặc điểm môi trường trầm tích, đặc điểm kiến trúc và tiến hóa kiến tạo luôn là những chìa khóa quan trọng để đánh giá tiềm năng của một cấu tạo.

    Hạn chế của đề tài

    Do hạn chế về nguồn tài liệu, nên việc giải đoán môi trường trầm tích chỉ thực hiện dựa trên cơ sở phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan và tài liệu địa chấn. Các phân tích thạch học, cổ sinh chưa được đánh giá chi tiết trong luận văn.

    Sản phẩm

    Bố cục luận văn gồm 5 chương và kết luận: Tổng số trang 107
    Chương 1 - Đặc điểm địa chất và kiến tạo bồn trũng Cửu Long
    Chương 2 - Vị trí địa lý, đặc điểm đia chất cấu tạo Rồng Đen
    Chương 3 - Các phương pháp nghiên cứu
    Chương 4 - Phân tích môi trường trầm tích và nhận diện các đới nứt nẻ trong móng cấu tạo Rồng Đen
    Chương 5 - Phân tích cấu trúc, kiến tạo dựa trên tài liệu địa chấn
    Kết luận.
    MỤC LỤC

    Mở đầu 10
    Chương 1- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KIẾN TẠO BỒN TRŨNG CỬU
    LONG . 13
    1.1. Vị trí địa lý 13
    1.2. Đặc điểm địa chất bồn trũng Cửu Long 14
    1.2.1. Móng trước Kainozoi . 14
    1.2.2. Các thành tạo trầm tích Kainozoi 17
    1.3. Đặc điểm cấu trúc . 23
    1.3.1. Các đơn nghiêng . 24
    1.3.2. Các trũng sâu 25
    1.3.3. Các đới nâng . 25
    1.3.4. Các hệ thống đứt gãy 25
    1.3.5. Các đới phân dị . 27
    1.4. Tiến hóa kiến tạo 27
    1.4.1. Thời kỳ trước tạo rift . 28
    1.4.2. Thời kỳ đồng tạo rift . 28
    1.4.3. Thời kỳ sau tạo rift 29
    Chương 2 - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CẤU TẠO RỒNG ĐEN
    30
    2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu . 30
    2.2. Cấu trúc địa chất 31
    2.2.1. Móng trước Đệ Tam . 31
    2.2.2. Trầm tích Kainozoi . 31
    2.3. Đặc điểm địa tầng cấu tạo Rồng Đen . 33
    2.3.1. Thạch địa tầng móng trước Kainozoi 34
    2.3.2. Trầm tích Kainozoi . 35
    Chương 3 - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    3.1. Phân tích môi trường trầm tích từ đường cong GR 38
    3.2. Phân tích môi trường trầm tích dựa trên minh giải địa chấn 40
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA CHẤT GVHD: TS. Hồ Trọng Long
    Lê Vương Trọng – K.17 5
    3.3. Phân tích nứt nẻ dựa trên tài liệu FMI . 42
    3.4. Phân tích đứt gãy và đặc điểm kiến trúc từ tài liệu địa chấn 3D . 45
    Chương 4 - PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH VÀ NHẬN DIỆN CÁC
    ĐỚI NỨT NẺ TRONG MÓNG CẤU TẠO RỒNG ĐEN 50
    4.1. Giải đoán môi trường trầm tích bằng tài liệu ĐVLGK 50
    4.2. Giải đoán môi trường trầm tích bằng tài liệu địa chấn . 57
    4.3. Nhận diện các đới nứt nẻ trong móng dựa trên tài liệu FMI 65
    Chương 5 - PHÂN TÍCH CẤU TRÚC, KIẾN TẠO DỰA TRÊN TÀI LIỆU ĐỊA
    CHẤN . 74
    5.1. Phân tích đứt gãy trên mặt cắt địa chấn 74
    5.1.1. Nhóm đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam 75
    5.1.2. Nhóm đứt gãy vĩ tuyến, á vĩ tuyến 78
    5.1.3. Nhóm đứt gãy Tây Bắc-Đông Nam 82
    5.2. Đặc điểm kiến trúc cấu tạo Rồng Đen . 88
    5.2.1. Móng 88
    5.2.2. Tập E 90
    5.2.3. Tập D . 91
    5.2.4. Tập C . 92
    5.2.5. Tập BI 93
    5.3. Các pha biến dạng kiến tạo tác động lên cấu tạo Rồng Đen . 94
    5.3.1. Thời kỳ rìa lục địa tích cực (J3-K) . 94
    5.3.2. Thời kỳ rift hóa (E2-N1
    1) . 95
    5.3.3. Thời kỳ rìa lục địa thụ động (N1
    2 – Q) 97
    KẾT LUẬN 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...