Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực Sông Vàm Cỏ Tây và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    “Lưu vực sông” là vùng Địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông. Mỗi lưu vực sông là một hệ thống, mỗi tác động gây ra trên lưu vực đều có ảnh hưởng đến yếu tố khác, vì vậy quản lý nguồn nước phải gắn liền với quản lý và bảo vệ lưu vực sông.

    Sông Vàm Cỏ thuộc chi lưu của hệ thống sông Đồng Nai. Trên lãnh thổ Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền với sông Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Trong đó sông Vàm Cỏ thuộc địa bàn tỉnh Long An và được tách ra thành hai chi nhỏ là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây.

    Nhìn chung nguồn nước mặt của Long An không được dồi dào, chất lượng nước còn hạn chế về nhiều mặt nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống. Hệ thống sông Vàm Cỏ có nguồn nước mặt rất phong phú, trong đó quan trọng nhất là sông Vàm Cỏ Tây – Vàm Cỏ Đông, đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
    Sông Vàm Cỏ Tây là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt là chủ yếu và cũng tiếp nhận nước thải sản xuất của khu công nghiệp nên mật độ ô nhiễm cao. Phần lớn các vị trí thu mẫu nước trên sông Vàm Cỏ Tây chảy qua các khu dân cư không đạt tiêu chuẩn loại A, thậm chí có một số nơi quan trắc chất lượng cũng không đảm bảo tiêu chuẩn loại B.

    Hình 1: Hệ thống lưu vực sông Vàm Cỏ


    [​IMG]

    Theo kết quả nghiên cứu của các cơ quan chuyên ngành, chất lượng nước sông Vàm Cỏ Tây đang bị ô nhiễm và xu hướng nồng độ ô nhiễm ngày càng tăng. Đứng trước thực trạng trên, chúng ta cần phải “Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực sông Vàm Cỏ Tây và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý” để góp phần khắc phục và ngăn ngừa hậu quả ô nhiễm nguồn nước trong khu vực.

    2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     Mục tiêu

     Mục tiêu lâu dài: góp phần bảo vệ lâu dài chất lượng nước sông Vàm Cỏ Tây và phục vụ cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt.
     Mục tiêu trước mắt: đánh giá kết quả quan trắc và nhận xét để làm cơ sở Xây dựng các chương trình quản lý nguồn nước sông Vàm Cỏ Tây và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm sông Vàm Cỏ.

     Nội dung

     Tổng hợp các số liệu về hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế, Xã hội thuộc lưu vực sông Vảm Cỏ Tây của tỉnh Long An.
     Đánh giá phân tích các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Tây do Phát triển đô thị hóa. Hiện trạng, quy hoạch sử dụng và quản lý nguồn nước hệ thống sông Vàm Cỏ tây.
     Thu thập, xử lý số liệu quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước trên lưu vực sông Vàm Cỏ Tây
     Tổng hợp các yếu tố tự nhiên kinh tế – xã hội, đánh giá và dự báo các tác động đến môi trường nước lưu vực sông Vàm Cỏ Tây.
     Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và quản lý hiệu quả nguồn nước lưu vực sông Vàm Cỏ Tây.

     Phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Đề tài tập trung về vấn đề đánh giá chất lượng nước lưu vực Sông Vàm Cỏ Tây do các hoạt động sinh hoạt và Phát triển đô thị hóa đồng thời đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp đối với các hoạt động Phát triển đô thị.
     Phương pháp nghiên cứu

     Phương pháp luận nghiên cứu:
     Ứng dụng phương pháp luận nghiên cứu sinh thái môi trường. Trong môi trường luôn có những tác động đồng thời vào một thành phần môi trường. Vì vậy, khi xét đánh giá cần đánh giá đầy đủ các yếu tố có liên quan.
     Cần phân tích đầy đủ các yếu tố hóa, lý, Sinh học của nước do các quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động sinh hoạt của khu dân cư.

     Môi trường nước được xem là môi trường sống, sự vận động và phản ứng của chúng đối với các chất ô nhiễm có những đặc điểm riêng. Môi trường nước rất linh động, chất bẩn được chuyển tải từ nơi này đến nơi khác dưới dạng hòa tan và phần lớn nhờ các hạt keo trong nước. Do đó cần có những phương pháp nghiên cứu thích hợp.

     Trong nghiên cứu các tác động đến môi trường do các chất bẩn dựa trên bản chất của hợp chất, tính chất hóa lý và hành vi của chúng. Đồng thời, trong nghiên cứu các chất bẩn trong môi trường nước, việc phân loại các chất bẩn được dựa trên tính chất hóa lý và khả năng biến đổi của chúng.

     Phương pháp cụ thể: Đề tài sử dụng các phương pháp sau

     Phương pháp khảo sát thực địa:

     Khảo sát thực tế để đánh giá đặc điểm sông Vàm Cỏ Tây
     Thu thập, xử lý và tổng hợp dữ liệu
     Lấy mẫu phân tích và so sánh các chỉ tiêu về chất lượng môi trường nước trên sông Vàm Cỏ Tây.
     Phương pháp tổng hợp tài liệu:
    Thu thập tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài về điều kiện tự nhiên, môi trường, các hoạt động sinh hoạt ven lưu vực Sông.
     Phương pháp xử lý số liệu:
     Xử lý số liệu bằng Excel.
     Sử dụng các phương pháp đánh giá nhanh
     Phương pháp dự báo:
    Dự báo những tác động của Phát triển công nghiệp và đô thị hóa ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước trong lưu vực nghiên cứu.

    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC, kinh tế - Xã hội

    Với tình hình hiện tại, việc tiếp nhận chất thải và các hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Tây theo chiều hướng không tốt. Đây là nguyên nhân khiến công việc xác định chất lượng nước sông Vàm Cỏ Tây là một vấn đề vô cùng cấp bách. Thông qua đó, chúng ta kịp thời đề ra các biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên nước nói chung và khu vực nước sông Vàm Cỏ Tây nói riêng, điều này đồng nghĩa với việc Phát triển kinh tế Xã hội theo hướng Phát triển bền vững.

    4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

     Không gian thực hiện: lưu vực sông Vàm Cỏ Tây
     Nguồn gây ô nhiễm: có nhiều nguồn gây ô nhiễm nguồn nước như nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải sản xuất Nông nghiệp và sự cố môi trường . Do thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài sẽ đề cập đến nguồn nước mặt ven lưu vực sông Vàm Cỏ Tây.

    MỤC LỤC


    LỜI CẢM ƠN
    TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
    THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC HÌNH

    CHƯƠNG MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề
    2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
    3. Ý nghĩa khoa học, kinh tế - Xã hội
    4. Giới hạn đề tài

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRÊN SÔNG VÀM CỎ TÂY

    1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
    1.1.1. Vị trí Địa lý
    1.1.2. Đặc điểm địa hình
    1.1.3. Khí hậu
    1.1.4. Chế độ gió lưu vực
    1.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
    1.2.1. Tài nguyên đất
    1.2.2. Tài nguyên rừng
    1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
    1.2.4. Tài nguyên nước
    1.2.4.1. Tình trạng chua phèn
    1.2.4.2. Tình trạng lũ
    1.2.4.3. Tài nguyên nước mặn, nước ngầm
    1.2.4.4. Chế độ thủy triều

    CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN kinh tế – Xã hội TRÊN SÔNG VÀM CỎ TÂY

    2.1. TÌNH HÌNH DÂN SỐ
    2.2. HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH LONG AN
    2.2.1. Mạng lưới y tế của tỉnh Long An
    2.2.2. Mạng lưới y tế các huyện nằm ven lưu vực sông VCT
    2.3. TIỀM NĂNG Du lịch
    2.4. NHỮNG LĨNH VỰC kinh tế LỢI THẾ
    2.5. HỆ THỐNG GIAO THÔNG
    2.5.1. Giao thông đường bộ
    2.5.2. Giao thông đường thủy
    2.6. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN
    2.7. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC – THOÁT NƯỚC
    2.7.1. Nguồn nước:
    2.7.2. Cấp nước:
    2.7.3. Thoát nước:
    2.8. CÁC KHU VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP
    2.8.1. Huyện Thủ Thừa
    2.8.2. Huyện Tân Trụ
    2.8.3. Huyện Cần Giuộc

    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ QUAN TRẮC TRÊN SÔNG VÀM CỎ TÂY

    3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN SÔNG VCT
    3.2. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
    3.3. KẾT QUẢ QUAN TRẮC
    3.3.1. Quan trắc chất lượng nước sông VCT tại 11 vị trí trong 5 năm (2001 - 2005) và so sánh kết quả với TCVN 5942 – 1995 (giới hạn A)
    3.3.2. Quan trắc chất lượng nước sông VCT tại 11 vị trí trong năm 2008 – gồm 3 đợt lấy mẫu (tháng 5, tháng 9, tháng 12) và so sánh kết quả với TCVN 5942 –1995 (giới hạn A)
    3.3.3. Quan trắc chất lượng nước sông Vàm Cỏ Tây tại 11 vị trí tháng 7 năm 2010 và so sánh kết quả với QCVN 08:2008 (giới hạn A2)
    3.4. KẾT LUẬN

    CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỢP LÝ LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ TÂY

    4.1. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG
    4.2. HIỆN TRẠNG, QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ TÂY
    4.2.1. Về hiện trạng môi trường
    4.2.2. Về quản lý môi trường nước
    4.3. NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ TÂY
    4.4. CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
    4.4.1. Quy hoạch
    4.4.2. Công nghệ
    4.4.3. Quản lý
    4.4.4. Nâng cao nhận thức và năng lực

    CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    5.1. KẾT LUẬN
    5.2. KIẾN NGHỊ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHỤ LỤC
     
Đang tải...