Báo Cáo Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi Sứa vùng ven biển Việt Nam, đề xuất giải pháp khai thác và bảo vệ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
    BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỀ TÀI


    MỤC LỤC ( Báo cáo dài 146 trang)


    Nội dung Trang
    BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH ix


    1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 2
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 9


    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 11
    3. CÁCH TIẾP CẬN 11
    4. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    4.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 12
    4.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
    4.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
    5.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM TRONG MÙA KHAI THÁC 23
    5.1.1. Khí tượng - thủy văn 23
    5.1.2. Môi trường nước biển 25
    5.1.2.1. Các thông số môi trường cơ bản 25
    5.1.2.2. Hàm lượng N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+ 29
    5.1.2.3. Hàm lượng P-PO43- 30
    5.1.2.4. Hàm lượng Si-SiO32- 30
    5.1.2.5. Hàm lượng tổng nitơ (T-N), tổng phôtpho (T-P) 31
    5.1.3. Thủy sinh vật 32
    5.1.3.1. Thực vật phù du 32
    5.1.3.2. Động vật phù du 34
    5.1.3.3. Trứng cá - cá con 37


    5.2. THÀNH PHẦN, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ
    CỦA MỘT SỐ LOÀI SỨA KINH TẾ QUAN TRỌNG 39
    5.2.1.Thành phần 39
    5.2.1.1 Thành phần khu hệ Sứa biển Việt Nam 39
    5.2.1.2. Thành phần nhóm Sứa kinh tế quan trọng ở vùng ven biển Việt Nam 39
    5.2.2. Đặc điểm sinh học hình thái của một số loài Sứa kinh tế quan trọng 40
    5.2.2.1. Đặc điểm sinh học hình thái theo bậc phân loại 40
    5.2.2.2. Đường kính dù, tương quan giữa đường kính dù và khối lượng 45
    5. 2.3. Phân bố 48
    5.2.3.1. Mật độ nguồn lợi 48
    5.2.3.2. Phân bố nguồn lợi 51


    5.3. TRỮ LƯỢNG, MÙA VỤ, KHẢ NĂNG KHAI THÁC CÁC LOÀI SỨA KINH TẾ Ở VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM 58
    5.3.1. Trữ lượng 58
    5.3.2. Mùa vụ 59
    5.3.3. Khả năng khai thác 60


    5.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG, HẢI DƯƠNG, THỦY SINH VẬT VỚI NGUỒN LỢI SỨA 62
    5.4.1. Phân tích tương quan 62
    5.4.2. Phân tích hồi quy 63


    5.5. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỨA Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN VIỆT NAM 64
    5.5.1 Cơ cấu đội tàu khai thác 64
    5.5.2. Đặc điểm mùa vụ và ngư trường khai thác 67
    5.5.2.1. Ven biển Bắc Bộ 67
    5.5.2.2. Ven biển Trung Bộ 67
    5.5.2.3. Ven biển Tây Nam Bộ 68
    5.5.3. Đặc điểm kỹ thuật tàu và trang thiết bị 68
    5.5.3.1. Ven biển Bắc Bộ 68
    5.5.3.2. Ven biển Trung Bộ 70
    5.5.3.3. Ven biển Tây Nam Bộ 70
    5.5.4. Đặc điểm kỹ thuật ngư cụ khai thác 71
    5.5.4.1. Ven biển Bắc Bộ 71
    5.5.4.2. Ven biển Trung Bộ 72
    5.5.4.3. Ven biển Tây Nam Bộ 73
    5.5.5. Ước tính sản lượng khai thác Sứa ở ven biển Việt Nam 74
    5.5.5.1. Ven biển Bắc Bộ 74
    5.5.5.2. Ven biển Trung Bộ 76
    5.5.5.3. Ven biển Tây Nam Bộ 77
    5.5.6. Hiệu quả kinh tế của các đội tàu khai thác Sứa 78
    5.5.6.1. Ven biển Bắc Bộ 78
    5.5.6.2. Ven biển Trung Bộ 80
    5.5.6.3. Ven biển Tây Nam Bộ 80
    5.5.7. Tìm hiểu ảnh hưởng của nghề khai thác và chế biến Sứa đối với môi
    trường biển 81


    5.6. TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA SỨA ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH -TẮM BIỂN, CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TOÀN CHO DU KHÁCH 83
    5.6.1. Những tác động có hại của Sứa biển 83
    5.6.2. Sự bùng phát của Sứa biển 83
    5.6.3. Ảnh hưởng của Sứa đến ngành du lịch biển 84
    5.6.4. Các tai nạn do Sứa biển gây ra 85
    5.6.5. Các biện pháp phòng tránh và xử lý tác hại của Sứa khi tắm biển 89
    5.6.5.1. Phòng tránh để không bị Sứa đốt 89
    5.6.5.2. Xử lý tác hại khi bị Sứa đốt 90


    5.7. CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI SỨA BIỂN 93
    5.7.1. Một số vấn đề tồn tại chủ yếu cần giải quyết 93
    5.7.1.1. Tồn tại các vấn đề liên quan đến nguồn lợi Sứa 93
    5.7.1.2. Tồn tại các vấn đề liên quan đến khai thác Sứa 93
    5.7.1.3. Tồn tại các vấn đề liên quan đến chế biến Sứa 94
    5.7.2. Các giải pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi Sứa biển 95
    5.7.2.1. Các giải pháp bảo vệ nguồn lợi Sứa biển 95
    5.7.2.2. Các giải pháp khai thác nguồn lợi Sứa biển 96
    5.7.2.3. Các giải pháp bảo quản, chế biến Sứa 96
    5.7.2.4. Các giải pháp tổ chức và quản lý 97
    5.7.2.5. Áp dụng nghiêm chỉnh Luật Thuỷ sản trong quản lý khai thác Sứa 97
    5.7.2.6. Giải pháp sắp xếp lại cơ cấu nghề nghiệp 97
    5.7.2.7. Giải pháp về chính sách, tài chính 98
    5.7.2.8. Giải pháp hợp tác quốc tế 98
    6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
    TÀI LIỆUTHAM KHẢO 101
    PHỤ LỤC 106

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhóm Sứa có giá trị kinh tế (edible jellyfish) là động vật phù du biển thuộc ngành Xoang tràng có trữ lượng khá lớn ở biển nước ta. Sứa dùng để chế biến đặc sản có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, Sứa đã trở thành nguồn lợi hải sản có giá trị, là đối tượng khai thác với vốn đầu tư thấp nhưng cho thu nhập cao của ngư dân nhiều tỉnh ven biển Bắc Bộ. Một số địa phương mà nguồn lợi hải sản đã cạn kiệt như Thịnh Long (Nam Định), Quảng Xương (Thanh Hóa), nghề khai thác và chế biến Sứa đã làm đổi mới cả một vùng quê nghèo. Nhiều hộ ngư dân chuyển nghề từ khai thác tôm cá ven bờ sang khai thác hay chế biến Sứa đã trở lên khá giả; trong vụ khai thác nhiều hộ ngư dân có mức thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng/tháng. Phần lớn sản phẩm Sứa qua sơ chế được bán cho thương nhân Trung Quốc tại Việt Nam hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạnh. Thị trường tiêu thụ Sứa trên thế giới hiện đã mở rộng sang Hàn Quốc, Nhật Bản v.v. Nhu cầu các sản phẩm chế biến từ Sứa của thị trường ngày một gia tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc. Ngoài giá trị làm thực phẩm, một số sản phẩm chiết xuất từ Sứa còn được sử dụng trong dược phẩm, các sản phẩm mỹ phẩm, chất phụ gia của thức ăn và một số sản phẩm giá trị khác. Trên thế giới, nghiên cứu về Sứa được coi trọng trong nhiều thập niên gần đây. Tuy nhiên, đến nay ở nước ta Sứa mới bắt đầu được quan tâm nghiên cứu, chủ yếu là thành phần loài; hiện chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhóm Sứa kinh tế, chưa có được dữ liệu về nguồn lợi Sứa làm cơ sở khoa học cho khai thác hợp lý và
    bảo vệ nguồn lợi. Nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ Việt Nam đã suy giảm nghiêm trọng. Ngành thủy sản đang cố gắng phát triển năng lực khai thác ra xa bờ, tìm thêm ngư trường và đối tượng khai thác mới nhằm giảm bớt sức ép của việc khai thác cạn kiệt, cơ cấu lại ngành nghề để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản. Nghiên cứu nguồn lợi Sứa biển sẽ góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách nêu trên của
    ngành thủy sản.
    Sứa là thủy sinh vật biển rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Mùa vụ xuất hiện Sứa thường ngắn và thay đổi theo từng vùng địa lý. Hàng năm, mùa vụ khai thác Sứa ở từng vùng có thể đến sớm hay muộn tùy theo điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường nước biển. Một số công trình trên thế giới đã nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố của Sứa theo các điều kiện hải dương học, sử dụng Sứa như vật chỉ thị môi trường. Ở Việt Nam còn thiếu các thông tin về sinh thái môi trường liên quan đến Sứa biển. Việc nghiên cứu các điều kiện môi trường liên quan đến sự xuất hiện, phân bố của Sứa sẽ là cơ sở khoa học cho việc dự báo nguồn lợi.
    Sứa là sinh vật tiêu thụ trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái biển ven bờ. Chúng phàm ăn nên sinh trưởng rất nhanh, từ ấu trùng dạng đĩa 2 - 3 gam sau 3 tháng khối lượng có thể đạt tới 10 kg. Trong quá trình sinh trưởng, Sứa ăn rất nhiều động vật phù du cỡ nhỏ trong đó có trứng cá và cá con trôi nổi ở lớp nước tầng mặt. Vì vậy, sự phát triển quá mức của Sứa có thể dẫn đến làm suy giảm nguồn lợi biển do chúng cạnh tranh thức ăn với cá hoặc trực tiếp tiêu thụ trứng cá, cá con, cạnh tranh không gian sống với các động vật biển khác. Việc khai thác cạn kiệt nguồn lợi hải sản ven bờ cũng như ảnh hưởng của một số chất thải từ hoạt động kinh tế của con người đổ ra biển đã tạo điều kiện cho Sứa phát triển quá mức có thể dẫn đến làm mất cân bằng tự nhiên đối với quần xã sinh vật biển. Vì vậy, xác định được trữ lượng và khả năng khai thác nhóm Sứa kinh tế sẽ làm cơ sở khoa học cho việc khai thác hợp lý, vừa tận dụng tối đa nguồn lợi Sứa biển, vừa bảo vệ được nguồn lợi hải sản.
    Việc khai thác Sứa không hợp lý ở một số địa phương dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi, ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số hoạt động kinh tế biển. Xây dựng được các giải pháp khai thác hợp lý để bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rõ rệt cho ngành thủy sản và các địa phương ven biển.
    Từ cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi Sứa vùng ven biển Việt Nam, đề xuất giải pháp khai thác và bảo vệ”; thời gian thực hiện trong 3 năm (2009 - 2011) do Viện Nghiên cứu Hải sản là cơ quan chủ trì. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phân công lại lao động, chuyển dịch nhiều nghề khai thác hải sản ở khu vực gần bờ sang khai thác Sứa để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...