Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá mức độ ổn định thực tế của loại tàu lưới vây khai thác xa bờ tại tỉnh Ninh Thuận

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu đánh giá mức độ ổn định thực tế của loại tàu lưới vây khai thác xa bờ tại tỉnh Ninh Thuận


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn . i
    Lời cam đoan .ii
    Mục lục . iii
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị viii
    Chương 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 13
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . 14
    1.3. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
    1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu . 14
    1.3.2. Phương pháp và nội dung nghiên cứu . 15
    1.3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 15
    1.4. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LƯỚI VÂY NINH THUẬN . 15
    1.4.1. Đặc điểm ngư trường 15
    1.4.2. Năng suất khai thác và hiệu quả đầu tư . 16
    Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT ỔN ĐỊNH 17
    2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ỔN ĐỊNH TÀU THỦY . 17
    2.2. CÁC CÔNG THỨC TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH . 17
    2.2.1.Bản chất của ổn định . 17
    2.2.2. Ổn định tĩnh và biểu thức tính cánh tay đòn ổn địnhtĩnh 18
    2.2.3. Khái niệm về tâm nổi và tâm ổn định . 23
    2.2.4. Ổn định động và biểu thức tính tay đòn ổn định động . 24
    2.2.5. Cơ sở lý thuyết của thuật toán tính ổn định . 28
    2.2.6. Tiêu chuẩn ổn định . 29
    2.2.7. Các phương pháp tính tay đòn ổn định . 34
    2.3. THUẬT TOÁN TÍNH ỔN ĐỊNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP . 39
    Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
    iv
    3.1. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TÀU LƯỚI VÂY THỰC TẾ . 46
    3.1.1. Đo đạc và xây dựng đường hình . 46
    3.1.2. Phân tích đặc điểm hình dáng và kết cấu các mẫu tàu khảo sát . 48
    3.2. CHƯƠNG TRÌNH TÍNH ỔN ĐỊNH TÀU THỦY 58
    3.2.1. Các dữ liệu đầu vào 58
    3.2.2. Các module tính toán ( được mô tả đối với tàu NT-040111) . 61
    3.3. ĐỘ TIN CẬY CỦA SỐ LIỆU TÍNH TOÁN . 63
    3.4. TÍNH KIỂM TRA ỔN ĐỊNH CỦA CÁC TÀU KHẢO SÁT 68
    3.5. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH THỰC TẾ CỦA CÁC TÀU KHẢO SÁT . 68
    3.5.1. Đặc điểm về trang bị khai thác tàu nghề cá lưới vây . 69
    3.5.2. L ựa chọn trạng thái nguy hi ểm trong quá tr ình khai thác c ủa tàu lưới vây 72
    3.5.3. Mô hình tính ảnh hưởng của quá trình thu l ưới đến ổn định của tàu lưới vây . 73
    3.5.4. Kết quả tính toán ổn định thực tế của các tàu khảo sát 76
    3.6. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG SÓNG GIÓ THỰC TẾ . 79
    3.6.1. Đặt vấn đề 79
    3.6.2. Đánh giá khả năng chịu sóng gió thực tế của các tàu khảo sát 80
    3.6.3. Kết luận về khả năng chịu sóng gió thực tế của tập hợp tàu khảo sát 87
    3.6.4. Xác định ảnh hưởng của góc vào nước θf
    . 87
    Chương 4 : THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
    PHỤ LỤCI 1
    PHỤ LỤCII 60
    PHỤ LỤCIII . 129


    Chương 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Như đã biết, đa số tàu cá ở nước ta nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng
    là loại tàu đánh cá vỏ gỗ, do ngư dân tự đóng theo mẫu truyền thống của địa phương
    dựa trên kinh nghiệm và ý thích của ngư dân và hầu như chưa được tính toán, thiết kế.
    Sau khi đóng xong, các tàu mới được lập hồ sơ thiết kế tàu dưới dạng hồ sơ hoàn công
    nhằm hợp thức hóa việc đưa tàu vào hoạt động hơn là kiểm tra, đánh giá tính năng tàu.
    Mặt khác, các hồ sơ hoàn công nếu có cũng chỉ mang tính hình thức, không đảm bảo
    độ chính xác nên không đánh giá mức độ an toàn của tàu trong điều kiện khai thác.
    Đặc điểm này không chỉ tạo ra chi phí bất hợp lý cho người dân và gây nhiều trở ngại
    cho công tác quản lý kinh tế -kỹ thuật của cơ quan quản lý loại tàu đánh bắt thủy sản
    mà còn ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả khai thác của đội tàu cá nước ta hiện nay.
    Do đó, mặc dù vẫn đủ ổn định theo tính toán lý thuyết và được phép ra khơi khai thác
    nhưng thực tế cho thấy nhiều tàu đã bị tai nạn lật tàu do không đảm bảo được ổn định,
    nhất là trong điều kiện khai thác thực tế của nghề khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi.
    Đặc biệt đối với đội tàu lưới vây, một trong những nghề đánh bắt cá có năng suất cao
    của tỉnh Ninh Thuận hiện nay thì tai nạn lật tàu xảy ra ngay trong quá trình khai thác
    xuất hiện khá lớn do đặc điểm và điều kiện làm việc của nghề này khá phức tạp. Mặt
    khác, công cụ pháp lý hiện hành duy nhất được áp dụng để kiểm tra và phân cấp tàu cá
    hiện nay là TCVN 7111:2002 “Qui phạm phân cấp và đóng tàu cábiển cỡ nhỏ” qui
    định kiểm tra ổn định chủ yếu ở bốn chế độ tải trọng hành trình và chỉ lưu ý kiểm tra
    ổn định bổ sung đối với các tàu thu lưới và cá bằng cẩu nhưng lại áp dụng chung cho
    mọi loại tàu cá, không xem xét các trường hợp riêng. Trong khi mỗi nghề khai khác lại
    có đặc thù riêng nên điều kiện hoạt động của các tàu tương ứng khác nhau, tùy thuộc
    nghề, đặc điểm khai thác, môi trường làm việc v v . Vì thế với vai trò là một Đăng
    kiểm viên tàu cá ở Ninh Thuận hiện nay, cùng hy vọng góp phần làm giảm thiểu bớt
    các tai nạn của tàu đánh cá tỉnh nhà, chúng tôi đã đề xuất thực hiện đề tài cao học về
    vấn đề “Nghiên cứu đánh giá mức độ ổn định thực tế của mẫu tàu đánh cá lưới vây
    khai thác xa bờ tại tỉnh Ninh Thuận“.
    14
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
    Việc đánh giá mức độ thỏa mãn ổn định cũng như khả năng chịu sóng gió của
    tàu, nhất là việc xác định mômen phụ bổ sung xuất hiện trong quá trình khai thác thực tế
    như khi thu lưới, thu cá v v . là một trong những vấn đề thực tiễn rất thiết thực, có liên
    quan đến tính ổn định của tàu, đòi hỏi các nhà nghiên cứu và quản lý cần phải giải quyết
    nhằm đảm bảo tính an toàn cho tàu đi biển. Đặc biệt đối với đội tàu cá cỡ nhỏ Việt Nam
    nói chung và tàu cá Ninh Thuận nói riêng, khi mà thân tàu hầu hết chỉđược đóng theo
    mẫu dân gian, không được tính toán, thiết kế nhưng lại phải làm việc trong môi trường
    thời tiết khắc nghiệt và tải trọng luôn thay đổi trong suốt quá trình hoạt động. Khi tìm
    hiểu các đề tài có liên quan đến vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi nhận thấy mặc dù có
    nhiều đề tài đã đặt vấn đề nghiên cứu ổn định của đội tàu đánh bắt hải sản Việt Nam
    nhưng thường cũng chỉ tiến hành đánh giá ổn định theo hướng thống kê trên một tập
    hợp lớn các tàu đánh cá, không phân biệt đến cơ cấu ngành nghề khai thác, thông qua
    việc so sánh giá trị của các đại lượng đặc trưng cho ổn định đã được tính cho các
    trường hợp tải trọng lý thuyết với hệ tiêu chuẩn chung đã được công nhận, chưa xem
    xét đến các trường hợp riêng mà trong điều kiện khai thác thực tế của nghề, ổn định
    tàu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tác nhân phụ gây nghiêng tàu. Như vậy,
    vấn đề đặt ra trong đề tài mặc dù không phải là lĩnh vực hoàn toàn mới, nhưng vẫn còn
    nhiều nội dung cần giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
    Với khuôn khổ cho phép về thời gian và nguồn lực có hạn của đề tài nghiên cứu,
    chúng tôi sẽ cụ thể hóa mục tiêu đặt ra bằng việc khảo sát, nghiên cứu một số mẫu tàu
    thuộc cơ cấu nghề vây của tàu đánh cá Ninh Thuận, bằng cách đặt tàu trong môi trường
    làm việc cụ thể để phân tích đầy đủ các tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến ổn định tàu
    và dựa trên cơ sở đó tính toán, kiểm tra để đánh giá mức độ thỏa mãn ổn định cũng như
    khả năng chịu đựng sóng gió của tàu trong điều kiện khai thác thực tế.
    1.3. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu đề tài là nghiên cứu đánh giá mức độ ổn định thực tế và khả năng chịu
    đựng sóng gió của tàu đánh cá lưới vây truyền thống khai thác xa bờ tại Ninh Thuận,
    trên cơ sở đó bổ sung một phần cơ sở lý thuyết làm tiền đề cho việc nghiên cứu xây
    dựng các mẫu tàu thích hợp với nghề này cho địa phương ở những nghiên cứu tiếp
    theo.
    15
    1.3.2. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
    Với mục tiêu đặt ra, phương pháp nghiên cứu ở đây là tiến hành khảo sát thực
    tế đường hình một số mẫu tàu đánh cá lưới vây điển hình của địa phương Ninh Thuận
    và thực hiện tính toán cần thiết để đánh giá mức độ ổn định thực tế của các tàu khảo
    sát. Với cách đặt vấn đề như thế, đề tài bao gồm những nội dung chính như sau:
    1. Khảo sát thực tế và phân loại các mẫu tàu đánh cá lưới vây điển hình của tỉnh
    Ninh Thuận;
    2. Phân tích trạng thái tải trọng nguy hiểm thực tế của tàu lưới vây và tính toán
    ổn định của các mẫu tàu khảo sát;
    3. Đánh giá mức độ ổn định thực tế và khả năng chịu đựng sóng gió của các mẫu
    tàu lưới vây khảo sát;
    4. Phân tích và đề xuất tiêu chuẩn ổn định phù hợp với mẫu tàu lư ới vây khảo sát.
    Trên cơ sở đó, cấu trúc đề tài được phân thành các chương cụ thể như sau:
    Chương 1 : Đặt vấn đề
    Chương 2 : Một số vấn đề lý thuyết ổn định
    Chương 3 : Kết quả nghiên cứu
    Chương 4 : Thảo luận kết quả nghiên cứu
    1.3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    Do mang kiểu đặc thù riêng của tập quán địa phương nên tàu cá trong tỉnh gần
    như không khác nhau nhiều về hình dáng (đặc biệt là đối với loại tàu cùng cơ cấu nghề),
    cùng khối lượng khảo sát và tính toán, nhất là tính trọng lượng, trọng tâm tàu khá lớn
    nên trong đề tài chúng tôi lựa chọn và thực hiện tính toán trên một số mẫu tàu nhất định.
    1.4. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LƯỚI VÂY NINH THUẬN
    1.4.1. Đặc điểm ngư trường
    Ninh Thuận là một trong những tỉnh thuộc khu vực vùng Duyên hải miền
    Trung, phía Đông tiếp giáp biển Đông có bờ biển dài hơn 105 km, có vùng đặc quyền
    kinh tế rộng 24.480 km
    2
    , lại nằm ở trung tâm vùng nước trồi nên nguồn lợi thủy sản vô
    cùng đa dạng và phong phú. Từ lâu vùng biển Ninh Thuận được đánh giá là ngư
    trường có trữ lượng cá nổi lớn, thuận lợi hơn nữa là nằm kề với các ngư trường trọng
    điểm như Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang, Trường Sa, DK1 nên
    có thể nói tiềm năng phát triển của nghề lưới vây Ninh Thuận trong tương lai là rất
    lớn.
    16
    1.4.2. Năng suất khai thác và hiệu quả đầu tư
    Nghề vây là nghề đánh bắt cá chủ động làm việc theo nguyên lý lọc nước bắt cá
    nên hiệu quả khai thác của nghề này không những chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật khai thác
    mà còn phụ thuộc vào khả năng đầu tư và mức độ trang bị các trang thiết bị cho tàu.
    Với qui mô khai thác hiện nay cho thấy để phát hiện đàn cá, tàu phải trang bị thiết bị
    dò tìm và muốn vây được toàn bộ đàn cá đòi hỏi lưới phải đảmbảo dài và đủ độ cao,
    ngoài ra tàu còn phải đạt tốc độ nhất định. Hoặc muốn rút ngắn được chu kỳ đánh bắt
    thì tàu phải được trang bị các thiết bị khai thác nhằm cơ giới hóa quá trình thu lưới, cá.
    Tùy qui mô đầu tư, giá thành một tàu vây ở Ninh Thuận khoảng (1,5 2,0) tỷ đồng,
    năng suất khai thác của tàu vây xa bờ khá lớn, bình quân khoảng (100 150) tấn/năm,
    tập trung chủ yếu vào thời điểm vụ cá nam (khoảng tháng 4 đến tháng 10 hàng năm).
    Bảng 1.1 thống kê cơ cấu nghề theo công suất của đội tàu cá xa bờNinh Thuận
    tính đến hiện nay (trích số liệu của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    Ninh Thuận [12]).


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Đăng Cường (2000), Thiết kế và lắp ráp thiết bị tàu thủy, NXB Khoa học
    và kỹ thuật.
    2. Nguyễn Quang Minh (2006), Một số vấn đề lý thuyết tàu thủy nâng cao “Advanced
    problems in ship theory”, NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
    3. Trần Công Nghị (2006), Thiết kế tàu thủy, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
    4. Trần Gia Thái (2010), Kết cấu thân tàu, NXB Khoa học và kỹ thuật.
    5. Nguyễn Hữu Vượng, Nguyễn Đức Ân, Trương Cầm, Trần Công Nghị, Trần Hùng
    Nam, Hồ Quang Long (1998), Sổ tay kỹ thuật tàu thủy và công trình nổi, tập I, NXB
    Giao thông vận tải.
    6. Vũ Văn Xứng, Thiết bị khai thác cá, NXB Nông nghiệp.
    7. Derrett.D.R and Barrass.C.B (2001), Ship stability for masters and mates,
    Butterworth-Heinemann.
    8. Rawson. K.J and Tupper. E.C (2001), Basic ship theory V1 and V2, Butterworth-Heinemann.
    9. Sevestianop.N.B; Ananiep. DM.; Nhechaep. Iu.I, người dịch Phạm Ngọc Hòe-Lê
    Ngọc Phước (1991), Ổn tính cho tàu đi biển, NXB Giao thông vận tải-NXB Nông
    nghiệp.
    10. Bô Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn -Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi
    (2008), Các văn bản pháp qui về quản lý tàu cá, NXB Lao động xã hội.
    11. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-7111:2002 “Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển
    cỡ nhỏ”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.
    12. Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, Báo cáo tổng
    kết tình hình quản lý tàu cá năm 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...