Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý Khu bảo tồn biển Rạn Trào, Xã Vạn Hưng, Huyện Vạn Ninh, Tỉn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý Khu bảo tồn biển Rạn Trào, Xã Vạn Hưng, Huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hoà

    MỤC LỤC
    L ỜI CAM ĐOAN 3
    L ỜI CÁM ƠN 4
    MỤC LỤC .5
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .8
    L ỜI NÓI ĐẦU .9
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .11
    1.1. NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KBTB TRÊN THẾ GIỚI .11
    1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI
    .12
    1.2.1. Khu BTB Vịnh Co Tong Philipines 12
    1.2.2 KBTB San Salvador, Masinloc Zambales, Philippines 12
    1.2.3 Dự án Đồng quản lý nguồn lợi tại Jemluk BaLi Indonesia 14
    1.2.4 Đồng quản lý nghề cá nội địa tại Bangladesh 15
    1.2.5 Nhận xét .16
    1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KHU BẢO TỒN BIỂN Ở VIỆT NAM. 16
    1.4. MỤC TI ÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC THIẾT LẬP KBTB Ở VIỆT NAM
    .20
    1.4.1.Mục tiêu của KBTB ở Việt Nam 20
    1.4.2. Ý ngh ĩa của việc thiết lập KBTB 21
    1.5 CÁC KHÁI NIỆM VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ KBTB .23
    1.5.1. Các khái niệm về khu bảo tồn biển .23
    1.5.2. Phân cấp quản lý khu bảo tồn biển 24
    1.6. CHIẾN LƯỢC ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG NGÀNH THUỶ SẢN 24
    1.6.1. Tìm kiếm đường lối quản lý tốt hơn .25
    1.6.2. Quản lý nguồn lợi chung .26
    1.6.3.Đồng quản lý trong ngành thuỷ sản 26
    CHƯƠNG 2 [​IMG]HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

    2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .32
    2.1.1. Th ời gian nghiên cứu .32
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 32
    2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 32
    2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 32
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .32
    2.2.1.Phương pháp tư liệu .32
    2.3.2. Phương pháp chuyên gia .32
    2.3.3. Phương pháp phỏng vấn hồi cố .33
    2.3.4.Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng .33
    2.3.5. Phương pháp phân tích khuôn khổ Logic 33
    2.3.6. Phương pháp thống kê .33
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .34
    3.1. TỔNG QUAN NGHỀ CÁ VẠN NINH .34
    3.1.1. Đặc điểm về nguồn lợi .34
    3.1.2. Lao động nghề cá 35
    3.1.3. Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản 36
    3.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH 38
    3.2.1. Số liệu chung .39
    3.2.2. Lịch sử phát triển thôn .39
    3.2.3 Kinh tế hộ gia đ ìn h 41
    3.2.4. Mối quan hệ của các cơ quan trong và ngoài cộng đồng .42
    3.2.5. T ổng quan về nghề cá v à m ột số nghề khác của Thôn Xuân tự 43
    3.2.6. Nhận xét công tác quản lý nguồn lợi thuỷ sản ở Xuân tự .51
    3.3. DỰ ÁN ĐỒNG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN RẠN TRÀO 52
    3.3.1. Mục tiêu c ủa dự án 52
    3.3.2. Các kết quả cần đạt được của Dự án .53

    3.3.3. T ổ chức thực hiện đồng quản lý 53
    3.4. KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG TỪ DỰ ÁN KBTB RẠN TRÀO 62
    3.4.1. Kinh nghi ệm các hoạt động thu hút cộng đồng .62
    3.4.2. Vai trò của các tổ chứctrong quản lý nguồn lợi 64
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .70
    4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN .70
    4.1.1. Nâng cao nhận thức và xây dựng nguồn nhân lực .70
    4.1.2. Bảo vệ môi tr ường v à nguồn lợi ven bờ 75
    4.1.3. Phát tri ển sinh kế bền vững .78
    4.1.4. Cải thiện quyền sử dụng nguồn lợi ven bờ 79
    4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN 80
    4.3. Đ Ề XUẤT Ý KI ẾN .82
    4.3.1. Khung pháp lý .82
    4.3.2. T ổ chức thực hiện cấp tỉnh 83
    4.3.3. Các vấn đề về vốn v à tín dụng .84
    4.3.4. Các vấn đề về nguồn lợi .84
    4.3.5. Các hỗ trợ khác 84
    KẾT LUẬN .86
    TÀI LI ỆU THAM KHẢO .88
    PHỤ LỤC .90


    LỜI NÓI ĐẦU
    Để có sự phát triển ngành khai thác thu ỷ sản bền vững, cần chú trọng đến
    công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nói cách khác, không thể chỉ
    chú trọng đến công nghệ, kỹ thuật khai thác để tạora năng suất cao m à c ần phải
    quan tâm đến quản lý nguồn lợi thông qua quản lý nghề cá. Điều này đặc biệt
    quan trọng đối với các thuỷ vực nội địa, ven bờ là những nơi hầu như s ự khai
    thác thủy sản đã vượt quá giới hạn.
    Ở nước ta việc quản lý nghề cá còn nhiều yếu kém, cơ chế quản lý nghề cá
    hầu như không có sự kế thừa, luật pháp nghề cá vừa thiếu vừa không đồng bộ
    trong tình hình chung của đất nước. Do sự quản lý nghề cá chưa tốt, nên tài
    nguyên và môi trường biển có dấu hiệu giảm sút do việc khai thác quámức, khai
    thác huỷ diệt bằng chất nổ, chất độc, bằng xung điện .
    Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lợi vùng ven b ờ, trong những
    năm gần đây với sự trợ giúp của các tổ chức Phi chính phủ, chúng ta đ ã tiến hành
    xây dựng nhiều khu bảo tồn biển như khu bảo tồn biển Hòn Mun ở Vịnh Nha
    Trang, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, khu bảo tồn biển Cát Bà -Hải
    Phòng .Với mục đích bảo vệ tài nguyên sinh vật biển với nhiều h ình thức quản
    lý khác nhau phù hợp với thể chế pháp luật của Việt Nam, phát huy được vai trò
    làm chủ của người dân, mở rộng giao lưu quốc tế.
    Với sự giúp đỡ của Li ên minh Sinh v ật biển Quốc tế tại Việt Nam(IMA
    Việt Nam), chính quyền huyện Vạn Ninh và cộng đồng ng ười dân địa ph ương đã
    xây dựng Dự án khu bảo tồn biển Rạn Trào. Đây là Dự án đầu tiên ở Việt Nam
    được thành lập theo nguyên tắc Đồng quản lý, lấy người dân làm trung tâm cho
    mọi hoạt động với sự trợ giúp của chính quyền địa phương.

    Dự án Đồng quản lý khu bảo tồn biển sau ba năm thực hiện đã có một số
    k ết quả nhất định. Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ được bảo vệ v à tái tạo, ý thức giữ
    gìn môi trường biển tại vùng dự án được nâng cao rõ rệt.
    Tuy nhiên, đ ể có thể nhân rộng mô h ình quản lý này ở Việt Nam cần phải
    khảo sát, đánh giá một cách to àn diện các mục tiêu của dự án, đây là m ột việc
    làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
    Được sự đồng ý của khoa Khai thác, Trường Đại học Thủy sản và sự
    hướng dẫn của thầy giáo TS. Thái Văn Ngạn tôi được giao thực hiện đề tài:
    “Nghiên c ứu đánh giá mô hình đồng quản lý Khu bảo tồn biển Rạn Trào,
    Xã Vạn Hưng, Huy ện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hoà”
    Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu đánh giá mô h ình Đồng quản lý
    khu bảo tồn biển Rạn Trào, từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất cho mô hình để
    nhân rộng mô hình ở Việt Nam.
    Đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 11/2004 đến tháng 6/2005, với
    các nội dung chính như sau:
    - Điều tra khảo sát tình hình th ực hiện các mục tiêu của Dự án.
    - Phân tích đánh giá các kết quả thực hiện của Dự án.
    - Cho ý kiến đề xuất để hoàn chỉnh mô hình hoạt động có hiệu quả.
    Nội dung và kết quả đề tài sẽ góp phần hoàn thiện các mục tiêu của dự án
    đồng quản lý khu bảo tồn biển Rạn Trào.

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KBTB TRÊN THẾ GIỚI
    Trong những năm gần đây nghề cá thế giới đã trở thành m ột lĩnh vực của
    công nghi ệp thực phẩm phát triển năng động, hướng theo thị trường và các quốc
    gia ven bi ển đã phấn đấu để tận dụng lợi thế trong những cơ hội mới của họ bằng
    cách đầu tư hiện đại hoá đội tàu đánh cá và các nhà máy chế biến thuỷ sản để
    đáp ứng lại nhu cầu gia tăng của thế giới về cá v à các sản phẩm thủy sản.
    Điều đó đã dẫn tới nguồn lợi thuỷ sản không thể nào tiếp tụcgiữ được bền
    v ững trước sự phát triển nhanh chóng và sự khai thác thiếu kiểm soát của nghề
    cá, nên cách tiếp cận mới về quản lý nghề cá bao gồm cả bảo tồn v à cân nh ắc về
    môi trường đã trở nên c ấp thiết.
    Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lợi vùng ven bờ, nhiều nước đã
    phát triển nghề cá với quy mô lớn có khả năng khai thác ở vùng xa b ờ, đồng thời
    có những chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn lợi v ùng ven bờ dựa vào c ộng
    đồng ngư dân sống ven biển bằng các hình thức khác nhau như: Bảo vệ hệ sinh
    thái ven bờ, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, tái tạo rạn san hô, phát triển
    mạnh nghề nuôi trồng thủy sản .
    Một số nước trên thế giới có nghề cá phát triển đã sử dụng phương pháp
    quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng để thực hiện quản lý nguồn lợi ven bờ.
    Ở Mỹ khu bảo tồn biển đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Florida vào
    năm 1935, gồm 18.850 ha diện tích mặt biển v à 35 ha vùng đất ven bờ đây là
    một trong những khu bảo tồn hoạt động có hiệu quả.
    Riêng ở Philipiness, có khoảng h ơn 400 khu b ảo tồn biể n do địa phương
    quản lý đã được thành lập các khu bảo tồn biển được giao cho cộng đồng địa
    phương tự quản lý, giảm nhẹ chi phí cho nh à nước đồng thời tăng hiệu quả quản
    lý.
    Để bảo vệ nguồn lợi v ùng ven bờ Thái Lan đã xây dựng những vùng cấm
    đánh bắt ven b ờ, khai thác có m ùa vụ, khuyến khích ngư dân đóng tàu có công
    suất lớn khai thác xa bờ, xây dựng được nhiều khu bảo tồn biển giao cho cơ quan
    quản lý vườn quốc gia, Cục lâm nghiệp Hoàng Gia, Cục thuỷ sản quản lý.
    Mô hình quản lý nguồn lợi ven bờ theo h ìnhthức khu bảo tồn biển dựa
    trên cơ sở cộng đồng đã đư ợc nhiều nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt ở những
    nước đang phát triển. Đây là mô hình quản lý được thừa nhận là m ột phương
    thức hiệu quả và ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ đa
    dạng sinh học v à đáp ứng những mục tiêu bảo tồn khác. Đáp ứng được những
    nhu cầu sinh kế của con người, các khu bảo tồn với v ùng cấm đánh bắt đã phát
    huy hiệu quả cho quản lý nghề cá như phục hồi và ổn định trữ lượng hải sản đã
    bị suy giảm, mật độ sinh v ật biển tăng gấp đôi, sinh khối tăng ba lần, kích thước
    c ủa sinh vật và tính đa dạng sinh học tăng lên 20- 30% so v ới v ùng không nằm
    trong khu b ảo tồn biển.
    1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN TRÊN THẾ
    GIỚI
    1.2.1 Khu BTB Vịnh Co Tong Philip ines
    Vịnh Co tong nằm ở bờ đông của Bohol, Philipines. Trước chiến tranh thế
    giới thứ 2 trữ lượng cá ở đây rất lớn và phương pháp đánh bắt có cường lực thấp,
    nghề cá ở đây gần như không được quản lý.
    Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người dân đổ về vùng này để sinh sống và
    khai thác hải sản v ào thời kỳ này nhu cầu dùng h ải sản tăng v à đánh bắt bằng
    mìn bắt đầu xuất hiện. Các tàu có quy mô lớn cũng vào khai thác hải sản ở trong
    v ịnh, sản lượng khai thác các tàu thuyền thủ công của người dân địa phương
    giảm từ 20kg/chuyến biển những năm 60 xuống còn 10kg/chuyến cuối thập niên
    70.
    Trước dấu hiệu của sự suy giảm nguồn lợi, chính quyền địa phương đã
    quy ết định xây dựng khu bảo tồn v ào năm 1978 chỉ cho phép khai thác có chọn
    lọc một số đối tượng.
    Dự án kết thúc vào năm 1996, các công việc đánh giá kết quả của dự án
    cho thấy sản lượng khai thác cá của người dân làm việc với ngư cụ thủ công
    tăng. Thu nhập bình quân đầu người có tăng, ng ười dân đã có ý thức hơn trong
    việc quản lý v à s ử dụng bền vững nguồn tài nguy ên.
    1.2.2 KBTB San Salvador, Masinloc Zambales, Philippines
    Cộng đồng dân đảo San Salvador sống trải d ài trên 380 ha, n ằm ở phía tây
    bờ biển Luzon, cách trung tâm Manila 250 km, cho đến cuối thập niên 60 của thế
    kỷ 20 sự đa dạng sinh học, giàu trữ lượng hải sản, sự đồng nhất văn hoá trong
    c ộng đồng dân cư v ẫn diễn ra bình thường, rất ít xung đột giữa những ng ười sử
    dụng nguồn lợi.
    Đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 do sự tham gia khai thác, cường lực khai
    thác tăng ở khu vực ven bờ đ ã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự suy giảm
    nguồn lợi thủy sản v à phá hu ỷ hệ sinh thái, thảm thực vật cỏ biển.
    Sự quản lý tập trung thiếu hiệu quả của chính phủ, người dân ở rải rác
    không có tổ chức làm cho tình trạng huỷ diệt nguồn lợi càng nhanh, sản lượng
    khai thác giảm đáng kể từ 20kg/ngày xuống còn 3kg/ngày vào năm 1998. Nhiều
    loài cá sống ở rạn san hô như cá mú, cá hồng v à các loại có giá trị kinh tế khác
    ngày càng ít đi. K ết quả khảo sát, điều tra ban đầu của dự án cho thấy diện tích
    san hô còn sống chỉ còn 23% diện tích nư ớc quanh đảo.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] B ộ Thuỷ sản -DANIDA(Đan Mạch) -Quy hoạch tổng thể ngành Thu ỷ sản
    đến năm 2010.
    [2] B ộ Thuỷ sản , 1991,Các văn bản về bảo vệ v à phát triển nguồn lợi thuỷ sản,
    NXB Nông Nghiệp
    [3] Bùi Đình Chung, 2005,Một số kết quả ban đầu trong quản lý nguồn lợi ven
    bờ
    dựa vào c ộng đồng. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc bảo vệ môi trường và nguồn lợi
    thuỷ sản, Nh à xuất bản Nông nghiệp.
    [4] Dự án Khu Bảo tồn biển Rạn Trào, 2001 -2004,Báo cáo khảo sát tình hình
    kinh tế xã hội vùng d ự án Theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
    c ủa người dân.
    [5] Hồ Văn Trung Thu, 2004. Một số bài học kinh nghiệm từ dự án thí điểm Khu
    Bảo tồn Hòn Mun, Nha Trang. Báo cáo trong hội thảo " Trao đổi kinh nghiệm
    đồng quản lý nguồn lợi", Dự án Quản lý nghề cá sông và hồ chứa lưu v ực sông
    Mê Kông, Nha Trang, 22- 25/08/2004.
    [6] M.Hotta."Community -Based Fishery Management: Principles and Theories
    ". Seminer on Fishery Resource Management. KIFTC, JICA, Japan, February -March,1998.9p
    [7]Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ ,
    Quy đ ịnh chi tiết v à hướng dẫn thi hành m ột số điều của Luật Thủy sản
    [8] Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Huy Yết, Đặng Ngọc Thanh, 2000 , Cơ sở khoa
    học quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn Việt Nam.
    [9] Nguyễn Quang Vinh Bình, 2004,Qu ản lý nguồn lợi thuỷ sản Hệ Đầm Phá
    Tam Giang. Nhà xuất bản Thuận Hoá. Huế 1996.152 trang.
    [10] Nguyễn Tác An v à CTV, 2000, Điều tra nghiên c ứu các đặc điểm sinh thái
    nguồn lợi và định hướng qui hoạch tổng thể phát triển ngành kinh tế hải sản ở
    vùng biển ven bờ Khánh Ho à, Nha Trang.
    [11] Nguyễn Văn Chiêm, Tạp chí Thủy sản 04/2002, trang 27,Khai thác nguồn
    lợi thủy sản hợp lý một trong những giải pháp đảm bảo phát triển bền vững
    ngành kinh tế thủy sản
    [12] PGS.T S Hà Xuân Thông, Nghiên cứu đồng quản lý nghề cá trong bối cảnh
    Việt Nam
    [13] T S. Nguyễn Long -Viện nghiên cứu hải sản,Quản lý bền vững nguồn lợi
    hải sản ven bờ những tồn tại và đề xuất các biện pháp quản lý dựa trên cơ sở
    c ộng đồng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...