Luận Văn Nghiên cứu đánh giá hình thái của nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang

    Trang bìa phụ . i
    Mục lục . ii
    Danh mục viết tắt . iv
    ĐẶT VẤN ĐỀ 5
    Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của nền TDTT nước ta 7
    1.1.1. Quan điểm của nhà nước về TDTT . 7
    1.1.2. Mục tiêu phát triển của nền TDTT nước ta . 8
    1.1.3. Nhiệm vụ chung của nền TDTT nước ta 10
    1.2. Thể chất và phát triển thể chất . 12
    1.3. Mối quan hệ giữa hình thái và chức năng của cơ thể 13
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất . 14
    1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi 16 – 18 15
    1.5.1. Đặc điểm tâm lý 15
    1.5.2. Đặc điểm sinh lý . 16
    1.6. Các chỉ số về hình thái 17
    1.6.1. Các chỉ số về mức độ dài cơ thể . 17
    1.6.2. Cân nặng 17
    1.6.3. Chu vi các vòng 17
    1.7. Vài nét về trường phổ thông Vùng Cao Việt Bắc . 18
    Chương 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 21
    2.1. Mục đích nghiên cứu . 21
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 21
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 21
    2.3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liêu . 21
    2.3.2. Phương pháp phỏng vấn 21
    2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm 22
    2.3.4. Phương pháp kiểm tra y học sư phạm 22
    2.3.5. Phương pháp toán học thống kê . 23
    2.4. Tổ chức nghiên cứu 23
    2.4.1. Đối tượng nghiên cứu . 23
    2.4.2. Địa điểm nghiên cứu 24
    2.4.3. Dụng cụ nghiên cứu 24
    2.4.4. Thời gian nghiên cứu 24
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
    3.1. Kiểm tra các chỉ số hình thái cơ thể của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc.
    3.2. Đánh giá mức độ phát triển thể chất của nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc
    3.2.1. Đánh giá mức độ phát triển thể chất của nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc qua chỉ số Ketle
    3.2.2. Đánh giá mức độ phát triển thể chất của nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc qua chỉ số Pi – Nhê
    3.2.3. Đánh giá mức độ phát triển thể chất của nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc qua chỉ số QVC.
    3.2.4. Đánh giá mức độ phát triển thể chất của nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc qua chỉ số
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 34
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 35
    PHỤ LỤC .

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong cuộc sống, sức khỏe đóng một vai trò rất quan trọng. Sức khỏe được xem như một bộ phận cấu thành của nền văn hóa thể chất. Đó là nguồn tài sản của con người và của mỗi quốc gia. Sức khỏe mang đến cho con người sức sống mãnh liệt, thể lực dồi dào, luôn vui vẻ, say mê trong công việc và đưa năng suất lao động ngày một tăng cao.
    Năm 1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh, tức góp phần cho cả nước mạnh khỏe ”. Xây dựng phát triển con người Việt Nam là quốc sách hàng đầu để đất nước có lớp người trẻ: “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Đó là mục đích của toàn Đảng, toàn dân ta. Vì vậy, Giáo dục thể chất là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
    Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã xác định mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Do đó, cần phải chuẩn bị tốt thể chất con người để thực thi mục tiêu chiến lược này.
    Độ tuổi từ 6 đến 20 là lớp người sẽ làm chủ xã hội trong vòng 10 đến 20 năm tới. Nên vấn đề cấp thiết trước mắt là điều tra, khảo sát, đánh giá sự phát triển thể chất ở độ tuổi trên, để có định hướng và biện pháp giáo dục phát triển thể chất, chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai.
    Trong những năm gần đây, cùng với nhịp điệu phát triển chung của toàn quốc, nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ, đời sống xã hội ngày được nâng cao, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với thế hệ trẻ ngày càng nhiều, không thể không có những tác động tới sự phát triển thể chất của thanh thiếu niên, đặc biệt là đối với học sinh trung học phổ thông. Sự phát triển thể chất của các em là sự chuyển tiếp và nền tảng cho sự phát triển thể chất của cấp học tiếp theo. Như vậy tính cấp thiết phải nghiên cứu của đối tượng được đặt nên hàng đầu.
    Từ năm 2001 Viện Khoa Học Thể Dục Thể Thao đã tiến hành các đợt điều tra thể chất theo hai độ tuổi: từ 6 đến 20 tuổi và từ 21 đến 60 tuổi. Từ đó bước đầu đưa ra những đánh giá chung cho cả nước. Tuy nhiên, việc điều tra thể chất của học sinh cụ thể tại một trường, một địa phương chưa được cụ thể, để đưa ra những tiêu chuẩn, những biện pháp phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng vùng, từng khu vực. Đặc biệt GDTC trong trường học nhằm góp phần thực hiện nục tiêu của sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Giáo dục thế hệ trẻ một cách hoàn thiện để thực hiệ tốt cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết. Trong những năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu về hình thái, thể lực của học sinh phổ thông các cấp ở từng khu vực và một số tỉnh, thành phố. Nhưng riêng trường Phổ Thông Vùng Cao Việt Bắc chưa có công trình nào nghiên cứu.
    Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn như trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “nghiên cứu đánh giá hình thái của nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc”.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái, Tạ Văn Vinh, Hoàng Công Dân, Tạ Anh Quân (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi, BXB TDTD.
    2. Lưu Quang Hiệp, Phạm thị Uyên (1995), Sinh lý học thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
    3. Nguyễn Văn Lực (2007), Đề cương bài giảng Đo lường thể dục thể thao.
    4. Nguyễn Đức Ninh: Đề cương bài giảng Y học thể dục thể thao.
    5. Phạm Văn Quang(2008), Đề cương bài giảng Tâm lý học thể dục thể thao.
    6. Trịnh Hùng Thanh (2002), Hình thái học thể thao, NXB TDTT.
    7. Nguyễn Toán, Phạm Doanh Tốn (2006), Lí luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT.
    8.Nguyễn Văn Sinh (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB TDTT.
    9. Nguyễn Văn Sinh(2000), Lịch sử Thể dục thể thao, NXB TDTT.
    10. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp toán học thống kê, NXB TDTT.
    11. Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020.
    12. Luận văn tốt nghiệp các khóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...