Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính an toàn của hệ động lực sử dụng động cơ bộ Mitsubishi làm máy c

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính an toàn của hệ động lực sử dụng động cơ bộ Mitsubishi làm máy chính trên tàu lưới vây tỉnh Bình Định

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan I
    Lời cảm ơn . II
    Mục lục . III
    Mở đầu . 1
    Chương 1: Đặt vấn đề 6
    1.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu . 6
    1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước . 8
    1.3 Tình hình khai thác thủy sản và đội tàu Bình Định 11
    1.4 Mục đích, phương pháp và giới hạn nội dung 16
    Chương 2: Phương pháp đánh giá hiệu quảvà tính an toàn
    hệ động lựctàu thủy . 17
    2.1 Phương pháp đánh giá tính an toàn hệ động lựctàu thủy . 17
    2.1.1 Nhóm các phương pháp giải tích 17
    2.1.2 Nhóm phương pháp mô hình 19
    2.2 Phương pháp phân tích cây hư hỏng . 21
    2.2.1 Khả năng sử dụng phương pháp phân tích cây hư hỏngđánh
    giá tính an toàn của hệ thống kỹ thuật 21
    2.2.2 Những khái niệm cơ bản được sử dụng trong phương pháp 23
    2.2.3 Phương pháp xây dựng cây hư hỏng và hàm logic mô tả độ tin cậy 26
    2.2.4 Tính xác suất hư hỏng đỉnh 27
    2.2.5 Một số ứng dụng thực tiễn của phương pháp phân tích cây hư hỏng . 28
    2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng 28
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu . 33
    3.1 Đặc điểm tàu lưới vây ở Bình Định . 33
    3.2 Xây dựng mô hình cây hư hỏng . 36
    3.2.1 Sơ đồ nguyên lý . 36
    3.2.2 Sơ đồ cấu trúc 37
    3.2.3 Phân tích và lựa chọn mô hìnhcây hư hỏng 41
    3.1.4 Xây dựng mô hình cây hư hỏng cho đối tượng nghiên cứu . 43
    3.3 Phân tích và xử lý số liệu thốngkê thực tế 50
    3.3.1 Lập danh sách và lựa chọn số tàu khảo sát 50
    3.3.2 Phương pháp và thòi gian khảo sát . 51
    3.3.3 Xây dựng biểu mẫu thống kê 52
    3.3.4Phân tích các số liệu thống kê . 52
    3.3.5 Xây dựng cây hư hỏng của hệ động lực tàu lưới vây Bình Định . 55
    3.3.6 Tính xác suất hư hỏng của hệ động lực tàu theo sơ đồ cây hư hỏng 57
    3.4 Kết quả tính toán 62
    3.4.1 Các chỉ tiêu cơ bản về tính an toàn . 62
    3.4.2 Thời gian làm việc an toàn và cường độ hư hỏng của các phần tử . 63
    3.4.3 Thời gian làm việc an toàn và cường độ hư hỏng của các phân hệ . 66
    3.4.4 Xác suất làm việc không hỏng 67
    3.5 Đánh giá tính an toàn của hệ động lực tàu lưới vây Bình Định . 77
    3.5.1 Đánh giá tính an toàn của hệ động lực và các phân hệ 77
    3.5.2 Đánh giá tính an toàn của các phần tử trong từngphân hệ 78
    3.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng của động cơ Mitsubishi làm máy chính
    trên tàu đánh cá lưới vây Bình Định 81
    3.6.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng động cơ 81
    3.6.2 Tính toán hiệu quả sử dụng 83
    Chương 4: Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật nâng cao an toàn
    và hiệu quả sử dụng 90
    4.1 Tính chọn chân vịt phù hợp máy chính 91
    4.2 Cải hoán, vận hành, bảo dưỡng hệ thống làm mát 99
    4.3 Cảitiến bánh đà 103
    Chương 5: Kết luận và đề xuất ý kiến 105
    Tài liệu tham khảo . 109
    Phụ lục 111

    MỞ ĐẦU
    Với hơn 3.260 km bờ biển và trên 1 triệu km
    2
    vùng biển đặc quyền kinh tế, Việt
    Nam là một trong những nước có tiềm năng rất lớn về khai thác thủy sản. Trong thực
    tế, nghề cá nước ta được đánh giá là ngành kinh tế -kỹ thuật đặc thùvớihai ngành
    nghề cơ bản hiện nay là khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản, trong đóngành khai
    thác thủy sản phát triển khá mạnhđem lại công ăn việc làm cho ngư dân địa phương,
    góp phần không nhỏ trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế và bảo vệ an
    ninh quốc phòng trên vùng biển của Việt Nam. Riêng đối với tỉnh Bình Định, một
    trong các địa phương nghề cá ở miền Trung có nhiều thuận lợi trong phát triển ngành
    khai thác thủy sản với trên 130 km chiều dài bờ biển hướng ra biển Đông, vùng đặc
    thù kinh tế biển trải dài từ 13
    0
    32’ đến 14
    0
    43’ vĩ độ Bắc, giáp vùng biển hai tỉnh Quảng
    Ngãi và Phú Yên. Với đặc điểm địa lý thích hợp như vậynênkhai thác thủy sản chính
    là thế mạnhvàtruyền thống lâu đời của ngư dân Bình Định đã để lại rất nhiều kinh
    nghiệm quí báu trong khai thác thủy sản,đặc biệt là các ngành nghề khai thác phổ biến
    như nghề vây nghề vây rút chì, câu vàng cá ngừ đại dương, câu mực, giã v v
    Nhận thức đúng đắn điều này, trong Đại hội Đảng bộ lần thứ 12 của Bình Định đã xác
    định rõ khai thác thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn cần được phát huy, trước tiên là
    củng cố và phát triển đội tàu đánh bắtthủy sản công suất máy lớn, áp dụng và đẩy
    mạnh việc cơ giới hóa các máy móc, công cụ khai thác trên tàu. Trong tổng sản lượng
    trên 100.000 tấn hải sản đánh bắt được hàng năm thì 60% là của đội tàu đánh lưới vây
    đạt được, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Điều đó đã nói lên tầm quan
    trọng của đội tàu đánh lưới vây trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bình Định nói
    riêng và ngành thủy sảnViệt Nam nói chung.Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng trên
    thực tế hiện nay, hầu hết máy chính trên các tàu lưới vây đều sử dụng động cơ
    Mitsubishi loại động cơ bộ đã qua sử dụng, làm nảy sinh nhiều vấn đề về tính an toàn
    của con tàu cần quan tâm giải quyết và do chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất thực
    hiện luận văn với tên gọi như đã nêu.

    Chương 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1.TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Như đã biết, đánh bắt thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
    đất nước nói chung và của các địa phương nghề cá như Bình Định nói riêng, trong đó
    sản lượng của đội tàu đánh bắt cá bằng lưới vây chiếm vào khoảng 60% trong tổng sản
    lượng 100.000 tấn hải sản đánh bắt được hàng năm của cả nước. Với số lượng tàu
    đánh bắt thủy sản của nước ta hiện nay có trên 80.000 chiếc, phân bốdọc theo chiều
    dài bờ biển trên 3.200 km ở 29 tỉnh thành trong cả nước,thì việc nghiên cứu các giải
    pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và đảm bảo an toàn cho đội tàu đánh bắt thủy
    sản là vấn đề có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Thực tế cho thấy, hầu hết tàu đánh bắt
    thủy sản hiện nay ở nước ta nói chung và Bình Định nói riêng là tàu vỏ gỗ đóng theo
    kinh nghiệm dân gian truyền thống, với chủng loại máy chính lắp trêntàu rất đa dạng
    và công suất ngày càng cao. Riêng ở tỉnh Bình Định, máy chính lắp trên đa số tàu
    trong thời gian trước đây thường là những động cơ thủy chuyên dụngcủa các hãng
    Yanmar, Daiyav v có công suất vào khoảng (30 – 70)mã lực với hàng trăm chủng
    loại khác nhau. Cùng với sự phát triển đội tàu đánh bắt thủy sản, hầu hết các tàu hiện
    nay đều lắp máy công suất lớn của Nhật, Hàn Quốc như Mitsubishi, Hino, Hyundai
    v v , trong đó thông dụng nhất là động cơ Mitsubishi của Nhật, chiếm khoảng 25%
    lượng tàu toàn tỉnh và 40% lượng tàu khai thác nghề vây rút chì đang hoạt động. Điểm
    đặc biệtlà chủng loại máy chính trên tàu lưới vây Bình Định khá đa dạng, nhiều nhất
    là động cơ bộ, động cơ lai máy phát điện Mitsubishi đã qua sử dụng. Do giá thành khá
    rẻ và phần nào cũng đáp ứng được những yêu cầu của nghề nên việc sử dụng loại động
    cơ cũ dạng này để làm máy chính trên các tàu lưới vây bước đầu đã mang lại một số
    lợi íchkinh tế trước mắt cho ngư dânđịa phương.
    3
    Tuy nhiên, thực tế sử dụng loạiđộng cơ bộ hiệu Mitsubishi đã qua sử dụng làm
    máy chính trên tàu đánh cá nói chung và tàu lưới vây nói riêng ở Bình Định đã xuất
    hiện nhiều vấn đề cần phải quan tâm như sau :
     Cơ sở bán chỉ có một số ít chủng loại máy nhất định, không rõ nguồn gốc trong
    khi việc mua máy chỉ dựa theo kinh nghiệm hoặc ý kiến người bán, nênviệc lựa
    chọn một động cơphù hợp, nhất là động cơ công suất lớn để làm máy chính,
    thỏa mãn được các điều kiện về kỹ thuật, kinh tế, xã hội đang là một vấn đề nan
    giải đối với ngư dân.
     Nhằm mục đích giảm bớt vốn đầu tư ban đầu, đa số ngư dân đều sử dụng động
    cơ bộ cải tiến hoặc động cơ cũlàm máy chính, trong khi kiến thức khai thác
    động cơ còn yếu nên có thể gây ra tai nạn rất đáng tiếc.
     Do không tính được đầy đủ chi phívà hiệu quả kinh tế nên việc sử dụng động
    cơ cũ, động cơ bộ cải tiếnnhư hiện nay cóthể có lợi ích trước mắt, nhưng xét
    cả quá trình lâu dài có thể sẽ gây nhiều thiệt hại về tính an toàn và lợi nhuận
    khai thác thực tế, do đó cần có những nghiên cứu cụ thể nhằm đánh giá việc sử
    dụng loại động cơ này trên tàu đánh cá nói chung và các tàu lưới vây Bình Định
    nói riêng, làm cơ sở khoa học vững chắc cho các quyết định của các cơ quan
    quản lý và ngư dân địa phương trong việc cho phép hay không tiếp tục sử dụng
    loại động cơ này.
     Cần có những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tính an toàn và hiệu quả khai
    thác đối với các tàu đã lắp động cơ bộ cũ nói chung và họ động cơ Mitsubishi
    nói riêng.
    Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi đã đề xuất thực hiện luận văn
    “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính an toàn của hệ động lực sử dụng động cơ bô
    Mitsubishi làm máy chính trên tàu lưới vây tỉnh Bình Định” với mong muốn đánh giá
    đúng đắn về độ tin cậy và hiệu quả sử dụng động cơ bộ đã qua sử dụng làm máy chính
    tàu, góp phần nâng cao tính an toànvàhiệu quả kinh tế đối với đội tàu đánh bắt thủy
    sản hiện nay ở nước ta nói chung và ở Bình Định nói riêng.
    4
    1.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
    1.2.1. Ở nước ngoài
    Phương pháp phân tích cây hư hỏng (Fault Tree Analysis - FTA) đã được hình
    thành và phát triển từ những năm đầu của thập niên 60 của thế kỷ 20 trong chương
    trình không gian và tên lửa của Mỹ [16]. Theo P.L. Clemens (February, 2002)[19] và
    Jianwen Xiang (Sept. 2005) [15] thì vào năm 1961, phương pháp này đuợc H.A.
    Watson, tại Bell Telephone Laboratorie giới thiệu lần đầu tiên cho U.S Air Force, sau
    đó các chuyên gia của Boing Company tiếp tục nghiên cứu,phát triển và ứng dụng nó
    trong các lĩnh vực của công ty và họ đã chính thức trở thành những người khai sinh ra
    phương pháp này. Đến giữa thập niên 60, công dụng của phương pháp phân tích cây
    hư hỏng đã được khẳng định và từ đó đến nay, nó được xem như là một phương pháp
    phổ biến trong nghiên cứu khoa học, đã có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác
    nhau ở Mỹ và các nước phương Tây như ngành hàng không vũ trụ, điện tử, công
    nghiệpnguyên tử, hoá chất [15], [16].
    Hiện nay phương pháp phân tích cây hư hỏng là một trong những phương pháp
    kỹ thuật quan trọng nhất thuộc lĩnh vực logic và xác suất thống kê mà cơ quan quản lý
    hàng không và vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) đã sử dụng trong đánh giá xác suất rủi ro
    và độ tin cậy của hệ thống [16]. Theo Dr. Michael Stamatelatos và Mr. Jose’
    Caraballo, thì ngay từ rất sớm, vấn đề phân tích mức độ rủi ro và độ tin cậy của phi
    thuyền Apollo đã được đặt ra và nghiên cứu; tuy nhiên, chỉ từ sau vụ tai nạn phi
    thuyềnChallenger 1986, tính chất quan trọng của phương pháp phân tích cây hư hỏng
    trong phân tích, đánh giá mức độ rủi ro và độ tin cậy của các hệ thống mới được nhận
    thức đầy đủ.
    Trong lĩnh vực công nghiệp hạt nhân, người ta cũng bắt đầu áp dụng biện pháp
    đánh giá xác suất rủi ro để đánh giá tính an toàn sau vụ tai nạn Three Mile Island vào
    năm 1979. Năm 1981, US Nuclear Regulatory Commission (NRC) đã xuất bản cuốn
    Fault Tree Handbook, NUREG-0492 nhằm đáp ứng yêu cầu tài liệu cho các khoá đào
    tạo về tính an toàn và độ tin cậy của các hệ thống trong lĩnh vực công nghiệp hạt nhân,
    5
    và tài liệu này đã trở thành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật hàng đầu về phương pháp phân
    tích cây hư hỏng.
    Trong những năm gần đây, đã có nhiều tài liệu viết về phương pháp phân tích
    cây hư hỏng; đáng chú ý là các tài liệu trình bày và hướng dẫn việc ứng dụng phương
    pháp này vào thực tiễn nghiên cứu như: Fault Tree Handbook with Aerospace
    Applications của Michael Stamatelatos và Mr. José Caraballo (August, 2002); Fault
    Tree Analysis and Formal Methods for Requirements Engineering của Jianwen Xiang
    (September, 2005); Risk Assessment and Safety Evaluation Using Probabilistic Fault
    Tree Analysis của I. Khan, Tahir Husan trong đó, các tác giả đã giới thiệu và hướng
    dẫn nguyên tắc, cách thức, các bước tiến hành để xây dựng và phân tích cây hư hỏng.
    Phương pháp phân tích cây hư hỏng có thể được sử dụng độc lập hoặc phối hợp
    với các phương pháp khác để phân tích, đánh giá tính an toàn và độ tin cậy của các cơ
    cấu hay hệ thống từ đơn giản đến phức tạp trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ
    như: các tác giả Faisal I. khan và Tahir Husain (2001) đã giới thiệu cách đánh giá rủi
    ro và mức độ an toàn bằng xác suất của phương pháp phân tích cây hư hỏng phục vụ
    cho ngành công nghiệp hoá chất ở Ấn Độ [18]; tácgiả G.E.Cummings đã giới thiệu
    ứng dụng phương pháp phân tích cây hư hỏng cho hệ thống kìm hãm lò phản ứng hạt
    nhân, xây dựng cây hư hỏng và tiến hành phân tích, đánh giá mức độ an toàn cho hệ
    thống ngăn chặn giảm áp lực nước lò phản ứng [17]; các tác giả A.Pillay và j.Wang
    (2001) đã sử dụng phương pháp phân tích cây hư hỏng kết hợp với xác suất mờ để
    phân tích, đánh giá mức độ an toàn của tời thủy lực Gilson dùng trên tàu lưới kéo đại
    dương [13]
    Kế thừa nhữngtiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phương pháp
    phân tích cây hư hỏng từ khi ra đời đến nay đã có những bước phát triển nhanh chóng
    và được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn nghiên cứu khoa học, sản xuất cũng như đời
    sống xã hội. Nhiều tài liệu, bài viết giới thiệu, hướng dẫn cho người đọc về nguyên
    tắc, cách thức, các bước tiến hành để xây dựng và phân tích cây hư hỏng cũng như
    những ứng dụng tích cực của nó cho nhiều thiết bị, hệ thống kỹ thuật từ đơn giản đến
    phức tạp trong các ngành, lĩnh vực từ công nghiệp hiện đại đến các vấn đề trong cuộc
    sống hàng ngày.
    6
    1.2.2. Ở trong nước
    Hiện tại ở Việt Nam phương pháp phân tích cây hư hỏng còn rất mới mẻ nên
    chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và ứng dụng của nó còn
    rất hạn chế trong các lĩnh vực. Đã có một số tài liệu giới thiệu và hướng dẫn về việc
    ứng dụng phương pháp phân tích cây hư hỏng trong nghiên cứu, đánh giá tính an toàn
    và độ tin cậy của các hệ thống kỹ thuật, nhất là các tài liệu về lý thuyết độ tin cậy, cụ
    thể như: tài liệu “ Độ tin cậy trong thiết kế chế tạo máy và hệ cơ khí” của PGS.TS
    Nguyễn Doãn Ý –Trường Đại học Bách khoa Hà Nội [15,tr.242-248]giới thiệu khái
    quát về cây hư hỏng, các ký hiệu được sử dụng và hướng dẫn trình tự xây dựng một số
    mô hình cây hư hỏng; PGS.TS Trần Bách trong sách “Lưới điện và hệ thống điện”,
    tập 2(2000) đã trình bày về phương pháp cây hỏng hóc [11, tr.194-201]; TS.Nguyễn
    Thạch -Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang với tài liệu “Cơ sở độ tin cậy Động cơ
    Diezel tàu thủy” [5,tr.65-68] trình bày các khái niệm, thành phần, nhữngký hiệu sử
    dụng trong cây hư hỏng và nhất là hướng dẫn về phương pháp xây dựng cây hư hỏng,
    hàm logic mô tả độ tin cậy và phương trình tổng quát tính xác suất hư hỏng đỉnh.
    Về ứng dụng trong nghiên cứu có tác giả NguyễnTrung Hải, đã sử dụng phép
    phân tích cây hư hỏng ở trạng thái hỏng và làm việc hiệu suất thấp, qua đó tác giả đã
    xác định được các chỉ tiêu độ tin cậy của hệ thống trong luận án tiến sĩ kỹ thuật:
    “Đánh giá độ tin cậy của hệ thống động lực các tàu vận tải biển Việt Nam có sử dụng
    động cơ 6L350PN bằng phương pháp logic xác suất” [7].
    Ngoài ra còn có một số bài viết giới thiệu về ứng dụng của phương pháp này
    đăng trên các tạp chí như: Đánh giá tính an toàn của hệ động lực tàu thủy bằng tập mờ
    và phân tích cây hư hỏng của TS. Nguyễn Thạch (2005) [6]; phân tích cây hư hỏng và
    phương pháp logic xác suất đánh giá độ tin cậy của hệ thống động lực tàu thủy của tác
    giả Nguyễn Trung Hải (2004) [8]
    Nhìn chung, do tác động của nhiều yếu tố khác nhau nên việc nghiên cứu và vận
    dụng phương pháp này vào thực tế khoa họcvà đời sống ở nước ta vẫncòn là điều mới
    mẻ và nhiều hạn chế. Mặc dù hiện tại cũng đã có một số tác giả viết về phương pháp
    này và một số nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp này trong các công trình của mình.
    7
    1.3.TÌNH HÌNH KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ ĐỘI TÀU BÌNH ĐỊNH
    1.3.1.Đặc điểm, tình hình khai thác thuỷsản của tỉnh Bình Định [10].
    Bình Định là một trong các tỉnh ven biển ở khu vực Nam Trung Bộ của Việt
    Nam có địa thế thuận lợi, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp với tỉnh
    Gia Lai, phía Nam giáp với tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp với biển Đông Tỉnh Bình
    Định có 1 thành phố và 10 quận huyện với diện tích khoảng 6000 km
    2
    , dân số khoảng
    trên 1,5triệu người, trung tâm hành chính là Thành phố Qui NhơnBình Định được
    xem là một trong những cửa biển của các tỉnh vùng Tây Nguyênvà vùng nam Lào,
    vùng biển nằm trong khoảng từ 13
    o
    32’ đến 14
    o
    43’ vĩ độ Bắc, và có khá nhiều cửabiển
    lớn như cửa biển Qui Nhơn, Ðề Gi, Tam Quanv v , với hơn 7.600 ha mặt nước,
    thich hợp với việc nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu. Hệ sinh thái của biển Bình Ðịnh
    cũng rất thích hợp cho sựphát triển của nhiều loại thủy hải sản có giá trị cao,được thị
    trường trongvàngoài nước ưa chuộng. Bờ biển Bình Định có chiều dài 134 km, chạy
    song song với hướng kinh tuyếnvới các đường đẳng sâu 200 m -100 m -50 m chạy
    rất sát nhau và sát với bờ, do đó nguồn lợi về cá đáy là không lớnvà chủ yếu chỉ là
    nguồn lợi về cá nổi. Từ ngang Qui Nhơn đến vùng Cù Mông, Phú Yên,đường đẳng
    sâu 50m mở rộng ra phía Đông thêm 5 - 7 hải lý nữa nên vùng biển này có ngư trường
    nhỏ cá đáy ở phía đông kinh tuyến 109
    o
    30', độ sâu dưới200 m là các khu 156 –168 B
    từ cửa An Dũ (cuối huyện Hoài Nhơn) đến Cù lao Xanh (ngang Cù Mông, Phú Yên).
    Vùng kinh tế ven biển và hải đảo của Bình Định bao gồm năm huyện, thành phố, trong
    đó có huyện Hoài Nhơn và Thành phố Qui Nhơn là hai cửa ngõ quan trọng, cóvị trí
    rất thuận lợi trong việcxây dựng khu kinh tế mở trong tương lai, đầu tư xây dựng cảng
    biển, tạo điều kiện phát triển đội tàu khai thác xa bờ, dài ngày và là nơiphát triển giao
    thông đường biển tới các cảng trong khu vực và nước ngoài.
    Vùng biển Bình Định đã phát hiện được khoảng trên 500 loại cákhác nhau, trong
    đó có 38 loài có giá trị kinh tế cao với trữ lượng hải sản khoảng 60.000 tấn. Trữ lượng
    cá nổi vào khoảng 38.000 tấn chiếm tỉ lệ khoảng 65%tổng trữ lượng, khả năng khai
    thác 21.000 tấn vớicác loài cá nổi nhưcá thu, cá ngừ, cá nụcv v Mùa vụ thích hợp
    8
    để khai thác cá nổi ở Bình Định là từ tháng 3 đến tháng 5, 6. Các loại đối tượng
    thườnggặp như sau :
    - Cá thu từ tháng 3 đến tháng 5 ởngư trường từ Quy Nhơn đến Đức Phổ (Quảng
    Ngãi)
    - Cá ngừ chù, ồtừtháng 3 đến tháng 5
    - Cá nụctừ tháng 4 ư 6 từ Phù Cát đến Quy Nhơn và từ Phù Mỹ trở ra.
    - Cá tríchtừ tháng 6đến tháng 8 ở vùng biển Quy Nhơn.
    - Cácơm sản lượng cao từ tháng 3đến tháng 5, từ Phù Cát đến Quy Nhơn.
    - Cá chuồntừ tháng 2 ư 3, cá chuồn khơi, tháng 4 ư 6 cá chuồn lộng.
    - Cá ngừ đại dương vụ chính từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, vụ phụ
    từ tháng 4 đến tháng 8, ngư trường từ vùng khơi Bình Định đến vùng khơi Đà
    Nẵng.
    - Trữ lượng mực (1500ư2000)tấn, khả năng khai thác (800ư1000) tấn/năm
    Theo các số liệu điều tracủa ngành thủy sản, trữ lượng cá đáy ở vùng biển Bình
    Định vào khoảng 22.000tấn, nguồn lợi thủy hải sản ở tầng đáy bao gồm nhiều loài cá
    đáy, nhuyễn thể, giáp xác có giá trị kinh tế và thương mại khá cao. Cá đáy bao gồm
    nhiều loài khác nhau như cá hồng, cá trác, phèn, mốiv v ,Tôm có khoảng 20 loài, 8
    giống, 6 họ vớitrữ lượng khoảng (1000 ư 1500) tấn.Ngư trường khai thác cá đáy nằm
    ở phía Đông Nam và Đông Bắc Quy Nhơn, mùa vụ khai thác tháng8 ư 11, trùng với
    mùa gió mùa Đông Bắc, mùa mưabão.
    Đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi hải sản nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
    nghề khai thác hải sản của tỉnh phát triển mạnh mẽ trong suốt thời gian qua, nhất là từ
    khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước cho đến nay. Đội tàu khai
    thác hải sảncủa tỉnh liên tục được nhà nước và ngư dân đầu tư nên không ngừng phát
    triển cả về số lượng tàu thuyền lẫn công suất của máy chính, thể hiện qua các số liệu
    thống kê từ bảng 1.1 đến bảng 1.4 của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    Bình Định [1].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bình Định, Báo cáo thống kê tàu thuyền
    nghề cá Bình Định, các năm 2000-2008.
    2. Nguyễn Cam, Chu Đức Khánh, Lý thuyết đồ thị, Nhà xuất bản Trẻ, Tp Hồ Chí
    Minh, 1998.
    3. Nguyễn Doãn Ý, Độ tin cậy trong thiết kế chế tạo máyvà hệ cơ khí, Nhà xuất
    bảnXây dựng.
    4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật, Nhà xuất bản Đại học
    Quốc gia, Tp Hồ chí Minh, 2002.
    5. Nguyễn Thạch, Cơ sở độ tin cậy động cơ Diezen tàu thuỷ, Nhà xuất bản Khoa
    học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004.
    6. Nguyễn Thạch, Đánh giá tính an toàn của hệ động lực tàu thuỷ bằng tập mờ và
    phân tích cây hư hỏng, tạp chí Giao thông vận tải, số 4/2005.
    7. Nguyễn Trung Hải, Đánh giá độ tin cậy của hệ thống động lực các tàu vận tải
    biển Việt Nam có sử dụng động cơ 6L350PN bằng phương pháp logic xác suất,
    luận án tiến sĩ kỹ thuật, trường Đạihọc thuỷ sản Nha Trang, 2005.
    8. Nguyễn Trung Hải, Phương pháp phân tích cây hư hỏng và phương pháp logic
    xác suất đáng giá độ tin cậy của hệ thống động lực tàu thuỷ, Tạp chí Giao
    thông vận tải, số 5/2004.
    9. Phan Văn Khôi, Cơ sở đáng giá độ tin cậy, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
    Hà Nội, 1987
    10. Sở Nông nghiệp và PTNTBình Định, www.sonongnghiepbinhdinh.org.vn
    11. Trần Bách, Lưới điện và hệ thống điện, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
    thuật, Hà Nội, 2000
    12. Trần Công Nghị, Sổ tay thiết kế tàu thủy, Nhà xuất bản Xâydựng, 2008
    13. A. Pillay và J.Wang, Rich Assessment of Fishing Vessels Using Fuzzy Set
    Approach, International Journal of Reliability, Quality and Safety Engineering
    Vol.9, No.2, 163-181, World Scientific Public Company, 2002
    114
    14. Chin Wen Cheong, Amy Lim Hui Lan, Web Acess Failure Analysis-Fuzzy
    Reliability Approach, International Journal of the Computer, the Internet and
    Managemant Vol. 12#1, p 65-73, 2004.
    15. Jianwen Xiang, Fault Tree Analysis and Formal Methods for Requirements
    Engineering, 2005
    16. Michael Stamatelatos và Mr. José Caraballo, Fault Tree Handbook with
    Aerospace Applications, 2002
    17. G. E. Cummings, Application of the Fault Tree Technique to a Nuclear Reactor
    Containment System, 1975
    18. I. Khan, Tahir Husan, Risk Assessment and Safety Evaluation Using
    Probabilistic Fault Tree Analysis, 2001
    19. P. L. Clemens, Fault Tree Analysis, 2002
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...