Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc áp dụng SXSH tại nhà máy cao su Xuân Lập

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 27/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt

    Ngày nay, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp luôn hướng đến sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, việc áp dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm luôn được chú trọng, đặc biệt là chương trình Sản xuất sạch hơn (SXSH) đã được phổ biến rộng rãi. Một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn ở nước ta là công nghiệp chế biến mủ cao su đang tiếp cận với SXSH song song với hoạt động chế biến sản xuất. Tuy nhiên, không phải việc duy trì, nâng cấp và cải tiến chương trình SXSH ở mọi xí nghiệp sản xuất đều đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất chính là do thiếu nhận thức về lợi ích kinh tế và môi trường từ chương trình SXSH, thiếu sự gắn kết giữa việc thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường với nhận thức về lợi ích kinh tế và môi trường to lớn từ những chương trình này. Điều này dẫn đến hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường từ chương trình SXSH kém do việc thực hiện chương trình SXSH đạt hiệu quả thấp. Do đó, mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc áp dụng SXSH tại nhà máy cao su Xuân Lập dựa vào ISO 14031:1999 theo quy trình PDCA (Plan – Do – Check – Act / Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra và báo cáo) để chỉ rõ ra được lợi ích kinh tế thiết thực từ SXSH và hiệu quả về khía cạnh môi trường khi áp dụng SXSH cũng như đánh giá hiệu quả thực hiện các giải pháp SXSH tại nhà máy. Từ đó, nhà máy có thể sử dụng tài liệu này như một hướng dẫn đánh giá hiệu quả thực hiện môi trường cho chương trình SXSH áp dụng cụ thể là ngành công nhiệp chế biến mủ cao su đồng thời cho nhiều chương trình bảo vệ môi trường khác. Dựa vào đó ta sẽ có cái nhìn tổng quát về lợi ích kinh tế và môi trường trong suốt quá trình thực hiện SXSH qua các năm nhằm giúp nhà máy phấn đấu để duy trì và đưa ra các chỉ tiêu tốt hơn cho các năm tiếp theo, đồng thời giúp nâng cao nhận thức về lợi ích của chương trình SXSH để việc thực hiện SXSH được tiếp tục duy trì, nâng cấp và cải tiến hơn nữa. Trong tương lai gần, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp nhà máy có thể tiếp cận dễ dàng hơn với hệ thống ISO 14000 – bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường.


    Mục lục

    Lời Cảm Ơn . i
    Tóm tắt ii
    Abstract iii
    Mục lục iv
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ . ix
    GIỚI THIỆU CHUNG 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu 3
    CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT SẢN XUẤT SẠCH HƠN (SXSH) VÀ ÁP DỤNG SXSH
    TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU . 4
    1.1 Lý thuyết SXSH 4
    1.1.1 Định nghĩa SXSH 4
    1.1.2 Phương pháp luận và các giải pháp SXSH. . 4
    1.1.3 Các lợi ích và trở ngại khi áp dụng SXSH 7
    1.2 Tổng quan về ngành chế biến mủ cao su thiên nhiên . 10
    1.2.1 Lịch sử phát triển ngành cao su ở Việt Nam . 10
    1.2.2 Công nghệ chế biến mủ cao su 11
    1.3 Áp dụng SXSH trong ngành chế biến mủ cao su . 15
    1.3.1 Yêu cầu thực tế của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp chế biến mủ cao su: 15
    1.3.2 Lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp chế biến mủ cao su 17
    1.3.3 Các rào cản của việc áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp chế biến mủ cao su: . 17
    CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNGN PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
    2.1 Nội dung nghiên cứu 19
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
    2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 19
    2.2.2 Phương pháp điều tra thực tế . 19
    2.2.3 Phương pháp đánh giá . 20
    CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIỂN MỦ CAO SU XUÂN LẬP
    – ĐỒNG NAI 26
    3.1 Đặc điểm về vị trí địa lý . 26
    3.2 Tổ chức của nhà máy 27
    3.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy 28
    3.4 Quy trình sản xuất của nhà máy . 30
    3.5 Hiện trạng môi trường tại nhà máy 36
    CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC ÁP
    DỤNG SXSH TẠI NHÀ MÁY XUÂN LẬP . 43
    4.1 Khảo sát chương trình SXSH tại nhà máy cao su Xuân Lập . 43
    4.2 Đánh giá hiệu quả về kinh tế và môi trường của việc áp dụng SXSH tại nhà máy 49
    4.2.1 Đánh giá khía cạnh môi trường . 50
    4.2.2 Đánh giá khía cạnh kinh tế 92
    4.2.3 Đánh giá khía cạnh xã hội . 96
    4.3 Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì, nâng cấp và cải tiến chương trình SXSH tại nhà máy: 100
    4.3.1. Tăng cường giáo dục nhận thức về SXSH . 100
    4.3.2 Kiểm soát tốt hơn việc thực hiện 5 nhóm giải pháp . 102
    4.3.3 Phát hiện các cơ hội giảm thiểu ô nhiễm mới . 106
    4.3.4 Tăng cường việc đánh giá hàng năm . 111
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
    1. Kết luận . 112
    2. Kiến nghị 114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...