Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy ca

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
    LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
    Chuyên ngành: Quản lý môi trường
    năm 2011

    Mục lục

    Lời Cảm Ơn .i
    Tóm tắt ii Abstract iii
    Mục lục iv
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .ix

    GIỚI THIỆU CHUNG 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1

    2. Mục tiêu 3

    CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT SẢN XUẤT SẠCH HƠN (SXSH) VÀ ÁP DỤNG SXSH TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU . 4
    1.1 Lý thuyết SXSH 4
    1.1.1 Định nghĩa SXSH 4
    1.1.2 Phương pháp luận và các giải pháp SXSH. . 4
    1.1.3 Các lợi ích và trở ngại khi áp dụng SXSH 7
    1.2 Tổng quan về ngành chế biến mủ cao su thiên nhiên . 10
    1.2.1 Lịch sử phát triển ngành cao su ở Việt Nam . 10
    1.2.2 Công nghệ chế biến mủ cao su 11
    1.3 Áp dụng SXSH trong ngành chế biến mủ cao su . 15
    1.3.1 Yêu cầu thực tế của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp chế biến mủ cao su: 15
    1.3.2 Lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp chế biến mủ cao su 17
    1.3.3 Các rào cản của việc áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp chế biến mủ cao su: . 17

    CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNGN PHÁP NGHIÊN CỨU . 19

    2.1 Nội dung nghiên cứu 19
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 19

    2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 19
    2.2.2 Phương pháp điều tra thực tế . 19
    2.2.3 Phương pháp đánh giá . 20

    CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIỂN MỦ CAO SU XUÂN LẬP– ĐỒNG NAI. . 26

    3.1 Đặc điểm về vị trí địa lý . 26
    3.2 Tổ chức của nhà máy 27
    3.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy 28
    3.4 Quy trình sản xuất của nhà máy . 30
    3.5 Hiện trạng môi trường tại nhà máy 36

    CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG SXSH TẠI NHÀ MÁY XUÂN LẬP 43
    4.1 Khảo sát chương trình SXSH tại nhà máy cao su Xuân Lập . 43
    4.2 Đánh giá hiệu quả về kinh tế và môi trường của việc áp dụng SXSH tại nhà máy 49
    4.2.1 Đánh giá khía cạnh môi trường . 50
    4.2.2 Đánh giá khía cạnh kinh tế 92
    4.2.3 Đánh giá khía cạnh xã hội . 96
    4.3 Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì, nâng cấp và cải tiến chương trình SXSH tại nhà máy: 100
    4.3.1. Tăng cường giáo dục nhận thức về SXSH . 100
    4.3.2 Kiểm soát tốt hơn việc thực hiện 5 nhóm giải pháp . 102
    4.3.3 Phát hiện các cơ hội giảm thiểu ô nhiễm mới . 106
    4.3.4 Tăng cường việc đánh giá hàng năm . 111

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112

    1. Kết luận . 112
    2. Kiến nghị 114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
    PHỤ LỤC


    DANH MỤC BNG

    Bảng 3.1. Danh mục nguyên vật liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng
    Bảng 3.2. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng
    Bảng 3.3. Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy chế biến cao su Xuân Lập
    Bảng 3.4. Lưu lượng và các chỉ tiêu đặc trưng ô nhiễm của các nguồn nước thải tại nhà máy
    Bảng 3.5. Thông số và nồng độ ô nhiễm của nước thải sản xuất trước và sau xử lý Bảng 3.6. Các nguồn phát khí thải và các loại khí thải chủ yếu của nhà máy Xuân Lập Bảng 3.7. Thành phần và khối lượng chất thải rắn của nhà máy
    Bảng 3.8. Tiếng ồn từ quá trình sản xuất tại nhà máy Xuân Lập
    Bảng 4.1: Bảng các nhóm giải pháp SXSH tại nhà máy cao su Xuân Lập
    Bảng 4.2: Bảng đánh giá hoạt động – khía cạnh – tác động
    Bảng 4.3: Khía cạnh môi trường ý nghĩa và tác động môi trường
    Bảng 4.4: Các chỉ thị EPIs được lựa chọn
    Bảng 4.5: Bảng tổng kết phiếu đánh giá nhận thức về chương trình SXSH tại nhà máy Xuân Lập
    Bảng 4.6: Tiêu chí công nghệ sạch
    Bảng 4.7: Tỷ lệ nguyên vật liệu thu hồi được trước và sau khi áp dụng SXSH Bảng 4.8: Lượng nước tiêu thụ/tấn sản phẩm tại xưởng mủ kem
    Bảng 4.9: Lượng nước tiêu thụ/tấn sản phẩm tại xưởng mủ cốm
    Bảng 4.10: Lượng NH3/ một tấn mủ (kg/tấn) Bảng 4.11: Lượng DAHP/tấn sản phẩm
    Bảng 4.12: Lượng H2SO4/tấn sản phẩm
    Bảng 4.13: Thống kê lượng Acid Sulfuaric (H2SO4) sử dụng đánh đông mủ Skim trước và sau khi hoạt động hệ thống Spillway
    Bảng 4.14: Lượng điện tiêu thụ/tấn sản phẩm tại xưởng mủ kem Bảng 4.15: Lượng điện tiêu thụ/tấn sản phẩm tại xưởng mủ cốm Bảng 4.16: Lượng dầu tiêu thụ/tấn sản phẩm
    Bảng 4.17. Các thông số và nồng độ ô nhiễm của nước thải trước và sau khi áp dụng SXSH

    Bảng 4.18. Lưu lượng xả thải tại nhà máy
    Bảng 4.19: Tải lượng chất ô nhiễm trước và sau khi áp dụng SXSH
    Bảng 4.20. Chất lượng môi trường không khí bên trong và ngoài nhà máy Chế biến mủ cao su Xuân Lập.
    Bảng 4.21: Bảng đánh giá các giải pháp SXSH
    Bảng 4.22: Lợi ích kinh tế sau khi áp dụng các Giải Pháp SXSH tại Nhà Máy (2010) Bảng 4.23: Xác định các bên có liên quan và ảnh hưởng của các bên có liên quan đến chương trình SXSH và BVMT của nhà máy


    DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
    Hình 1.1: Sơ đồ các bước thực hiện Sản xuất sạch hơn (SXSH)
    Hình 1.2: Sơ đồ bố trí các nhóm giải pháp SXSH
    Hình 1.3: Quy trình sản xuất mủ cao su
    Hình 2.1: Mô hình PDCA để đánh giá SXSH ở nhà máy cao su Xuân Lập
    Hình 2.2: Sơ đồ tổng quát khung nghiên cứu của đề tài
    Hình 3.1: Sơ đồ vị trị nhà máy Xuân Lập
    Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức tổng quát của Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập
    Hình 3.3: Sơ đồ quy trình sản xuất mủ kem của nhà máy
    Hình 3.4: Sơ đồ qui trình sản xuất mủ cốm từ mủ tạp của nhà máy
    Hình 3.5: Sơ đồ quy trình sản xuất mủ cốm từ mủ Skim của nhà máy
    Hình 4.1: Sơ đồ chương trình SXSH tại nhà máy Xuân Lập
    Hình 4.2: Sơ đồ khối các nguyên nhân ô nhiễm
    Hình 4.3: Sơ đồ nguyên nhân gây mùi hôi của nhà máy
    Hình 4.4: Sơ đồ nguyên nhân gây ô nhiễm nước của nhà máy
    Hình 4.5: Sơ đồ tóm tắt các chỉ thị lựa chọn phù hợp cho nhà máy Xuân Lập
    Hình 4.6: Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy
    Hình 4.7: Lợi ích môi trường đối với nước thải khi áp dụng các nhóm giải pháp SXSH
    Hình 4.8: Phạm vi bảo vệ môi trường cho nhà máy mủ Xuân Lập
    Hình 4.9: Lưới phân tích các bên có liên quan và sách lược phối hợp
    Hình 4.10: Sơ đồ bổ sung chỉ thị điều kiện môi trường (ECIs) phù hợp cho nhà máy
    Hình 4.11: Sơ đồ quá trình xây dựng các định mức cho nhà máy Xuân Lập
    Biểu đồ 4.1: Lượng nước tiêu thụ/tấn sản phẩm tại xưởng mủ kem Biểu đồ 4.2: Lượng nước tiêu thụ/tấn sản phẩm tại xưởng mủ cốm
    Biểu đồ 4.3: Lượng NH3/tấn sản phẩm
    Biểu đồ: 4.4: Lượng DAHP/tấn sản phẩm
    Biểu đồ: 4.5: Lượng H2SO4/tấn sản phẩm
    Biểu đồ 4.6: Lượng điện tiêu thụ/ tấn sản phẩm tại xưởng mủ kem Biểu đồ 4.7: Lượng điện tiêu thụ/ tấn sản phẩm tại xưởng mủ cốm Biểu đồ 4.8: Lượng dầu tiêu thụ/ tấn sản phẩm




    GIỚI THIỆU CHUNG

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Sản xuất sạch hơn (SXSH) là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường. Công nghệ SXSH ngày nay được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở cả Việt Nam do lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội. Tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay thúc đẩy các doanh nghiệp phải thích nghi để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát triển sản xuất sạch hơn, sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe đang trở thành yêu cầu cấp bách đối với các xí nghiệp nhà máy.

    Cùng với nhiều ngành đang chiếm vị thế mũi nhọn, công nghiệp chế biến mủ cao su đang là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm phía Nam nước ta. Công nghiệp chế biến mủ cao su góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nhờ nguồn ngoại tệ hằng năm từ việc xuất khẩu. Năm 2002, Việt Nam đã sản xuất ra 365.000 tấn cao su. Diện tích trồng cây cao su ở Việt Nam đến nay là hơn 700.000 ha (Nguồn: [11]). Nhu cầu mủ trên thế giới tăng thúc đẩy ngành chế biến mủ cao su càng tập trung vào việc trồng trọt, khai thác và chế biến mủ nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể sản xuất đạt hiệu quả cao mà vẫn bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa các tác động của ngành chế biến mủ với đặc thù tạo ra nhiều nguồn thải (nước và mùi) gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người là vấn đề quan tâm của nhiều người.

    Trong những năm gần đây, ngành chế biến mủ cao su đã có nhiều cố gắng trong công tác khống chế ô nhiễm môi trường do các nguồn thải trong quá trình sản xuất gây nên. Tính đến nay, hầu hết các nhà máy chế biến mủ cao su thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam đã có hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT). Và quan trọng hơn là các nhà máy chế biến mủ cao su đã và đang quan tâm áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình sản xuất và chế biến để hướng đến sản xuất bền vững, quản lý chặt chẽ các nguồn thải phát sinh nhằm ngăn ngừa ô nhiễm trong từng công đoạn.


    Tuy nhiên, do công nghệ chế biến mủ cao su tại Việt Nam vẫn còn lạc hậu, kỹ thuật và cơ sở vật chất còn non kém, hậu quả là trong quá trình sản xuất để thất thoát một lượng nguyên nhiên liệu lớn, cũng như việc xử lý các nguồn phát thải đặc biệt là nước và mùi hôi chưa triệt để gây tác động đến môi trường nặng nề và làm giảm hiệu quả sản xuất.
    Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập là một trong những nhà máy chế biến mủ lớn của Công ty cao su Đồng Nai thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam. Hàng năm nhà máy đóng góp cho Công ty một nguồn thu nhập lớn từ việc chế biến mủ cao su thiên nhiên. Trong quá trình sản xuất, nhà máy đã tạo ra một loạt chất thải như nước thải, khí thải, các chất gây mùi hôi, và cả tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường.
    Năm 2007, nhà máy đã áp dụng công nghệ SXSH nhằm cải thiện quá trình sản xuất, tìm ra các giải pháp tối ưu đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên trong thực tế, để duy trì hoạt động SXSH ở nhiều cơ sở không phải là hoàn toàn tốt và hiệu quả. Nguyên nhân do công tác tổ chức, hoạt động duy trì, ý thức thực hiện, thiếu gắn kết giữa người thực hiện và lợi ích kinh tế, môi trường, xã hội Tất cả những điều này dẫn đến hiệu quả SXSH thấp.
    Do đó, việc đánh giá chương trình sản xuất sạch hơn áp dụng tại nhà máy là rất cần thiết và quan trọng để tiếp tục duy trì nâng cấp và phát triển chương trình này cho chính bản thân nhà máy. Việc nghiên cứu, đánh giá chương trình sản xuất sạch hơn tại nhà máy không những giúp đánh giá toàn bộ lại chương trình sản xuất sạch hơn đang được áp dụng tại nhà máy, nhận diện khái quát một cách có hệ thống các ô nhiễm tiềm năng có tác động tới sức khỏe con người và môi trường, giúp tìm ra các nguyên nhân gây lãng phí nguyên vật liệu, mà còn đánh giá được hiệu suất thực hiện chương trình sản xuất đang áp dụng tại nhà máy, từ đó đúc kết lại các cơ hội sản xuất sạch hơn phù hợp nhất với nhà máy và định hướng chiến lược quản lý cho nhà máy cao su Xuân Lập – Đồng Nai. Ngoài ra, quá trình nghiên cứu đánh giá này sẽ giúp nâng cao nhận thức cho toàn bộ cán bộ lãnh đạo và nhân viên nhà máy về lợi ích kinh tế và môi trường khi áp dụng SXSH. Từ đó chương trình sản xuất sạch hơn tại nhà máy được thực hiện và duy trì một cách hiệu quả hơn sẽ mang lại một phần lợi ích đáng kể về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Chính vì những mục đích kể trên, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy cao su Xuân Lập – Đồng Nai”.

    2. Mục tiêu

    - Nghiên cứu và đánh giá chương trình sản xuất sạch hơn áp dụng tại nhà máy nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy.
    - Đề xuất các giải pháp củng cố khắc phục các tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình SXSH và cải tiến để nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường từ việc thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn nhằm giúp nhà máy hướng đến sản xuất bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...