Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống hồ chứa đa mục tiêu - áp dụng cho hệ thống hồ Núi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 3
    LỜI CAM ĐOAN 4
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . 8
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 9
    PHẦN MỞ ĐẦU 10
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 10
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 11
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 11
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài . 12
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 12
    Chương 1 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
    CỦA CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU 1
    1.1. Tổng quan về công trình hồ chứa đa mục tiêu . 1
    1.1.1.Giới thiệu tổng quan về công trình hồ chứa đa mục tiêu . 1
    1.1.2.Vai trò, hiệu quả của công trình hồ chứa đa mục tiêu 2
    1.1.3.Tình hình đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa thủy lợi 4
    1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế công trình hồ chứa đa mục tiêu 6
    1.2.1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế của công trình 6
    1.2.2. Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi . 9
    1.2.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi 13
    1.2.4.Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế công trình hồ chứa đa mục tiêu 23
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu
    29
    1.3.1.Nhóm nhân tố trong giai đoạn quy hoạch 29
    1.3.2. Nhóm nhân tố trong giai đoạn đầu tư xây dựng 31
    1.3.3. Nhóm nhân tố trong giai đoạn quản lý vận hành 31
    1.4. Kinh nghiệm quản lý và vận hành khai thác hồ chứa đa mục tiêu của một số
    nước trên thế giới 32
    Kết luận chương 1 . 34
    Chương 2 35
    NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH ĐA
    MỤC TIÊU - HỒ NÚI CỐC TỈNH THÁI NGUYÊN 35


    6

    2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên . 35
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội 35
    2.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đến năm 2020 : 38
    2.1.3.Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Thái Nguyên 40
    2.2. Giới thiệu về hệ thống công trình Hồ Núi Cốc 42
    2.2.1. Quá trình đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp công trình Hồ Núi Cốc . 42
    2.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của công trình Hồ Núi Cốc 44
    2.2.3.Tình hình quản lý khai thác vận hành công trình hiện nay 48
    2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống công trình Hồ Núi Cốc . 50
    2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hồ theo thiết kế: 50
    2.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế thực tế trong giai đoạn quản lý vận hành 61
    2.4. So sánh hiệu quả kinh tế của công trình theo thực tế và theo thiết kế . 67
    2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công trình Hồ Núi Cốc trong
    quá trình quản lý vận hành 68
    2.5.1. Những nhân tố tích cực . 68
    2.5.2. Những nhân tố làm giảm hiệu quả kinh tế của công trình 69
    Kết luận chương 2 . 70
    Chương 3 72
    ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
    CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU . 72
    3.1.Định hướng phát triển công tác thủy lợi trong giai đoạn từ nay đến 2020 . 72
    3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp . 78
    3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống hồ chứa
    đa mục tiêu - Áp dụng cho hệ thống công trình Hồ Núi Cốc 79
    3.3.1. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công trình . 79
    3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống 82
    3.4. Các giải pháp h ỗ trợ . 90
    Kết luận chương 3 . 90
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
    1. Kết luận 91
    2. Kiến nghị 92


    7

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    BĐKH Biến đổi khí hậu
    HQKT Hiệu quả kinh tế
    CTTL Công trình thủy lợi
    NPV Giá trị thu nhập ròng hiện tại
    CBA Phân tích chi phí – lợi ích
    IRR Suất thu lợi nội tại
    B/C Tỷ số lợi ích trên chi phí
    KT - XH Kinh tế - xã hội
    LHQ Liên hợp quốc
    GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    TNN Tài nguyên nước
    WEAP Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước (Water
    Evaluation and Planning System)
    WUP Chương trình sử dụng nước
    WWC Hội đồng nước thế giới
    GWP Cộng tác vì nước toàn cầu


    8

    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    STT Ký hiệu Tên bảng Trang
    1 Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật Hồ Núi Cốc 44
    2 Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật đập phụ 46
    3 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp vốn đầu tư của công trình (K) 51
    4 Bảng 2.4
    Diện tích và năng suất, sản lượng nông nghiệp khi
    không có công trình
    52
    5 Bảng 2.5
    Diện tích và năng suất, sản lượng nông nghiệp khi có
    công trình
    53
    6 Bảng 2.6
    Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản
    xuất nông nghiệp theo thiết kế
    54
    7 Bảng 2.7
    Thu nhập thuần túy nuôi trồng thủy sản tính cho 1ha
    mặt nước hồ
    55
    8 Bảng 2.8
    Tổng hợp thu nhập thuần túy hàng năm của công
    trình theo thiết kế (Bt)
    56
    9 Bảng 2.9 Bảng tính NPV và B/C theo thiết kế (r=9%/năm) 60
    10 Bảng 2.10
    Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản
    xuất nông nghiệp theo hiện trạng
    63
    11 Bảng 2.11
    Tổng hợp thu nhập thuần túy thực tế hàng năm của dự
    án
    65



    9

    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
    STT Ký hiệu Tên hình vẽ Trang
    1 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
    36
    2 Hình 2.2 Bản đồ vị trí khu làm việc Hồ Núi Cốc
    43
    3 Hình 2.3 Một khoang tràn xả lũ
    45
    4 Hình 2.4 Đập chính phía thượng lưu
    46
    5 Hình 2.5 Đập chính phía hạ lưu
    46
    6 Hình 2.6 Kênh chính Hồ Núi Cốc
    47
    7 Hình 2.7 Nhà máy thủy điện Hồ Núi Cốc ở đầu kênh chính
    62












    10

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hồ chứa thủy lợi là công trình được xây dựng với mục tiêu chính là cung cấp
    nước cho sản xuất nông nghiệp và tham gia điều tiết lũ cho vùng hạ du, tạo nguồn
    nước cho sinh hoạt và kết hợp phát điện. Hồ chứa nước đa mục tiêu có tầm quan
    trọng đặc biệt rất lớn đối với công tác phòng chống lũ, lụt, tưới tiêu, phát điện, giao
    thông thủy, thủy sản, du lịch và nhiệm vụ cung cấp nhu cầu dùng nước khác. Về
    mùa mưa bão, hồ có vai trò cắt lũ, chậm lũ. Về mùa kiệt hồ cung cấp nước đáp ứng
    yêu cầu tưới, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, giao thông thủy, đẩy mặn, giữ gìn
    môi trường sinh thái. Có thể nói rằng, so với công trình đơn mục tiêu cùng quy mô,
    công trình hồ chứa đa mục tiêu có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế, xã
    hội và môi trường lớn hơn rất nhiều.
    Để thấy rõ hiệu quả tổng hợp của các HTTL, khắc phục tình trạng xuống cấp
    nhanh và nâng cao hiệu quả khai thác của các hệ thống thủy lợi (HTTL) thì việc
    đánh giá hiệu quả kinh tế các hệ thống công trình loại này là rất quan trọng, sẽ giúp
    cho các nhà quản lý nắm được những thiếu sót, bất cập của hiện trạng công trình,
    hiện trạng quản lý vận hành hệ thống để có biện pháp cải tiến, nâng cấp công trình
    và quản lý vận hành nhằm đạt hiệu quả tối ưu.
    Vai trò quan trọng, tính ưu điểm vượt trội và hiệu quả của các công trình hồ
    chứa đa mục tiêu là rất rõ ràng, nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một
    phương pháp luận hoàn thiện và cập nhật để đánh giá hiệu quả kinh tế của công
    trình loại này, chính vì thế việc lựa chọn giải pháp công trình trong giai đoạn quy
    hoạch chưa được quan tâm, khả năng thuyết phục đầu tư trong giai đoạn lập dự án
    chưa cao, tính thuyết phục trong bước thiết kế chưa đảm bảo và đặc biệt là việc phát
    huy hiệu quả công trình trong giai đoạn hậu xây dựng chưa được quan tâm, còn
    nhiều hạn chế.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò của hệ thống các công trình thủy lợi
    trong điều kiện phát triển mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương ưu tiên đầu tư


    11

    các công trình thủy lợi đa mục tiêu trong chiến lược phát triển thủy lợi đến năm
    2020 và tầm nhìn 2030. Như vậy, việc phân tích đánh giá làm rõ tính hiệu quả kinh
    tế của các công trình thủy lợi đa mục tiêu trong giai đoạn đầu tư xây dựng cũng như
    trong giai đoạn quản lý vận hành sẽ là căn cứ quan trọng để chúng ta sử dụng hiệu
    quả các nguồn lực Quốc gia trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất
    nước. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả ch ọn đề tài luận văn thạc sĩ với
    tên: “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống hồ chứa đa mục tiêu -
    Áp dụng cho Hệ thống Hồ Núi Cốc – Tỉnh Thái Nguyên” với mong muốn đóng
    góp chia sẻ những kết quả nghiên cứu và những vấn đề khoa học mà tác giả quan
    tâm.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra phương pháp phân tích đánh giá
    hiệu quả kinh tế của loại hình công trình hồ chứa nước đa mục tiêu ở nước ta, từ kết
    quả nghiên cứu sẽ áp dụng đánh giá cho một công trình cụ thể và đề xuất những giải
    pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của loại hình công trình này
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    a. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên của đề tài: là phương pháp và các chỉ tiêu trong phân tích
    hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu. Những nhân tố ảnh hưởng tới
    hiệu quả kinh tế của hệ thống và các giải pháp nâng cao hiệu quả của loại hình công
    trình này.
    b. Phạm vi nghiên cứu:
    + Phạm vi về nội dung: Các phương pháp và các chỉ tiêu dùng trong phân
    tích hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu;
    + Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập
    số liệu của các công trình hồ chứa đa mục tiêu ở Vùng trung du, miền núi phía Bắc
    mà trọng tâm là Hồ Núi cốc tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua và đề xuất
    các giải pháp cho giai đoạn từ nay đến năm 2020;


    12

    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Để hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài, luận
    văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
    - Phương phápthu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;
    - Phương pháp khảo sát thực tế;
    - Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế;
    - Phương pháp kế thừa và một số phương pháp kết hợp khác.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    a/ Ý nghĩa khoa học:
    Đề tài nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu phân tích đánh giá hiệu
    quả kinh tế phù hợp, có căn cứ khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu trong bước
    lập dự án, cũng như đánh giá hậu dự án các công trình hồ chứa nước đa mục tiêu.
    b/ Ý nghĩa thực tiễn:
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng trong thực tiễn phân tích hiệu
    quả kinh tế các công trình hồ chứa nước đa mục tiêu, các giải pháp đề xuất sẽ là
    những gợi ý cho các nhà đầu tư, nhà tư vấn, những người quản lý, khai thác vận
    hành hệ thống trong đầu tư, thiết kế, quản lý hệ thống đạt hiệu quả kinh tế cao.
     
Đang tải...