Báo Cáo Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong hộ gia đìn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/. MỞ ĐẦU:
    1.Sự cấp thiết của đề tài:
    Hiện nay,lượng CTRSH chiếm khoảng 80% trong tổng lượng CTR và gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, xã hội. Theo khảo sát tỷ lệ CTRSH tại các loại đô thị Việt Nam năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì lượng CTRSH tập trung chủ yếu ở đô thị đặc biệt và đô thị loại 1, 2 loại đô thị này chiếm 46,9% tổng lượng CTRSH phát sinh trên tất cả các đô thị. Tỷ lệ phát sinh CTRSH bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và loại 1 là tương đối cao 0,84-0,96kg/người/ngày (Nguồn:Tạp chí môi trường trên web vea.gov.vn). Mà lượng CTRSH tập trung lớn chủ yếu là tại các thành phố trẻ đang phát triển về kinh tế,xã hội như thành phố Đà Nẵng. Mỗi người dân Đà Nẵng chính là nguồn sinh ra CTRSH cũng sẽ chính là nạn nhân trực tiếp do sự ô nhiễm mà CTRSH mang lại nếu không có biện pháp quản lý đúng đắn.
    Xuất phát từ tình hình trên đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trong mỗi hộ gia đình, nhóm tiến hành thực hiện đề tài “Hiện trạng và đề xuất hướng quản lý CTRSH trong hộ gia đình trên địa bàn phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”

    2.Mục tiêu của đề tài:
    Mục tiêu của đề tài đánh giá được hiện trạng CTRSH trong hộ gia đình trên địa bàn phường Chính Gián,quận Thanh Khê,thành phố Đà Nẵng nhằm giúp các nhà quản lý nắm rõ tình hình hiện trạng từ đó đi đến các phương hướng quản lý CTRSH tại phường tốt hơn.
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là CTRSH trong hộ gia đình phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    · Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    Thu thập thông tin tài liệu từ đó phân tích và tổng hợp các tài liệu cần thiết:
    - Cơ sở lý thuyết về CTRSH và quản lý CTRSH
    - Hiện trạng phát sinh CTRSH
    - Kinh nghiệm quản lý CTRSH trong và ngoài nước
    · Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    · Phương pháp xử lý thông tin
    II/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
    1. Tổng quan về phường Chính Gián và CTR trong hộ gia đình trên địa bàn phường Chính Gián
    Nhóm đã tìm hiểu thông tin kiến thức về tổng quan quận Thanh Khê nói chung và phường Chính Gián nói riêng bao gồm là vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện kinh tế, xã hội của phường và các đặc trưng cơ bản của CTRSH. Trên cơ sở lý thuyết này, nhóm tiến hành nghiên cứu, khảo sát cách thức xử lý rác, chứa rác của các hộ gia đình trên địa bàn phường Chính Gián và mức độ nhận thức về vấn đề xả rác bừa bãi của người dân bằng cách lập lập 80 phiếu điều tra các hộ gia pđình tại một số con đường và hẻm Lê Độ, Thái Thị Bôi, Lê Thịữ Xuyến, Lê Duy Đình, Bế Văn Đàn, Nguyễn Tri Phương, Lê Duẩn, Võ Văn Tần.
    2. Hiện trạng phát sinh CTRSH trong hộ gia đình phường Chính Gián
    Ở phần chính này của đề tài, nhóm tập trung nghiên cứu hai vấn đề đó là: Đặc điểm của CTR trong hộ gia đình phường Chính Gián và Lưu trữ CTR.
    2.1 Đặc điểm CTRSH trong hộ gia đình phường Chính Gián
    Dựa trên các đặc trưng cơ bản của CTRSH, nhóm tiến hành lấy 40 mẫu rác ở 40 hộ gia đình trên địa bàn phường trong 7 ngày (từ thứ 2 đến chủ nhật) để phân tích nhằm xác định được khối lượng và thành phần CTRSH phát sinh trong các hộ gia đình trong tuần, từ đó ước tính được lượng CTRSH phát sinh trong hộ gia đình theo tháng, năm và lập được bảng, biểu đồ khối lượng, thành phần CTRSH phát sinh trong hộ gia đình phường Chính Gián. Ngoài ra, qua quá trình khảo sát thực tế đó cùng những kiến thức đã tìm hiểu, nhóm đưa ra phần “Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng CTR trong gia đình” gồm:
    v Các hoạt động giảm thiểu và tái sinh, tái chế
    v Thói quen và nhận thức của người dân
    v Các yếu tố địa lý tự nhiên và các yếu tố khác
    Để từ đó đưa ra giải pháp quản lý CTRSH trong hộ gia đình phường Chính Gián.
    2.2 Lưu trữ tại nguồn
    Qua lập 80 phiếu khảo sát, nhóm điều tra được các loại thùng chứa được các hộ gia đình phường Chính Gián sử dụng đó là thùng có nắp đậy, thùng không có nắp đậy và các loại bao tải, bao nylon. Từ các thông tin đó nhằm nhận định được các ảnh hưởng của việc lưu trữ đến CTR.
    3. Đề xuất giải pháp
    3.1 Giải pháp phân loại rác tại nguồn:
    3.2 Giải pháp thu gom rác theo giờ:
    III/. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận:
    Qua thời gian khảo sát thực tế về hiện trạng CTRSH trong hộ gia đình trên địa bàn phường Chính Gián, nhóm nhận thấy thực phẩm thừa là thành phần chiếm chủ yếu trong tồng khối lượng CTRSH phát sinh nhưng chưa được người dân phân loại do đó còn lẫn lộn với các loại CTR khác và khi HGĐ vứt ra trước nhà khi chưa đến giờ công nhân đô thị thu gom thì nó sẽ bị lực lượng ve chai bới móc, làm ô nhiễm môi trường đường phố. Bên cạnh đó, nhựa cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng CTRSH phát sinh mà đa phần phần là bao bì nilon chứng tỏ người dân phường Chính Gián chủ yếu là sử dụng túi nilon khi đi mua sắm thay vì sử dụng các loại làn, giỏ có khả năng sử dụng nhiều lần.

    2. Kiến nghị:
    · Thường xuyên phổ biến kiến thức về môi trường cho người dân thông qua những buổi họp tổ dân phố.
    · Áp dụng các hình thức khen thưởng cho các hộ gia đình, cá nhân có ý thức hay hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường cho khu vực và xử phạt đối với các hành vi phá hoại, gây ô nhiễm môi trường.
    · Dán áp phích cảnh báo các vấn đề cấp bách về môi trường hiện nay ở những nơi đông người như chợ, siêu thị, trường học,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...