Luận Văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) phát thải ở ngành sản xuất thu

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
    Việt Nam là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời. Mặc dù trong những năm gần đây theo chủ trương Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, việc phát triển nông nghiệp không còn đóng vai trò chủ đạo, tuy nhiên nhìn ở mức độ bao quát toàn diện thì ngành sản xuất nông nghiệp vẫn giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế, và là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của quốc dân.
    Một trong những ngành chủ lực phục vụ cho phát triển nền nông nghiệp nước ta là ngành sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật. Phát triển sản xuất nhằm tăng lượng hóa chất bảo vệ thực vật là yếu tố quyết định sống còn của nền nông nghiệp nước ta. Chúng ta không chỉ gia tăng sản lượng một cách ồ ạt mà còn cần phải chú trọng đến chất lượng của từng sản phẩm. Tuy nhiên cho đến nay, nước ta vẫn còn ở trong tình trạng phải nhập khẩu các nguyên liệu và hoạt chất phục vụ cho sản xuất, chứ chưa thể tự sản xuất ra các loại nguyên liệu, hoạt chất này.
    Song hành với sự phát triển về kinh tế đó là những tiêu cực không tránh khỏi, ví dụ như các nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Những nguồn gây ô nhiễm này không ít thì nhiều sẽ có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Và một trong những nguồn quan trọng nhất cần được cảnh báo là các chất ô nhiễm hữu cơ bền (Persistant Organic Pollutants - POPs). POPs là một loại chất thải nguy hại, có thể phát sinh từ rất nhiều ngành công nghiệp. Trong đó, ngành sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật chính là một nguồn phát sinh POPs quan trọng, cần phải có được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia về môi trường.
    Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng của đất nước, lại được xem là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây thường được quan tâm hàng đầu. Hiện nay mỗi năm lượng chất thải hữu cơ nguy hại của Tp.HCM là khoảng 10.000 tấn/năm, chủ yếu từ các ngành sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, các ngành giày da, dầu khí, kim loại . trong đó ngành sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật chiếm số lượng lớn nhất. Tuy vậy, Tp.HCM vẫn chưa có một chương trình điều tra quy mô và chi tiết nào liên quan đến thực trạng phát thải các loại CTNH của ngành công nghiệp này. Vì vậy, một nhu cầu được đặt ra là tất cả các công ty của ngành này cần có các giải pháp quản lý tốt các nguồn phát sinh cũng như là quản lý tốt trong vấn đề thu gom và thải bỏ an toàn CTNH, đặc biệt là các chất POPs. Vì tính thiết thực và có thể ứng dụng trong thực tế nên tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) phát thải ở ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực Tp.HCM. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp” để nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp.
    1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    Ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là một trong những ngành gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Trong quá trình sản xuất, nó trực tiếp thải ra môi trường rất nhiều loại chất thải nguy hại, trong đó đáng chú ý nhất là các hợp chất thuộc nhóm POPs.
    Trong tất cả các loại chất thải nguy hại, các hợp chất POPs được xem là loại chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các hợp chất POPs thuộc nhóm hóa chất bảo vệ thực vật. Tính nguy hại của các hợp chất POPs chính là do tính độc và khả năng tồn lưu của nó trong môi trường. Tất cả những hợp chất hữu cơ này vô cùng bền vững, tồn tại lâu dài trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm và trong các nguồn nước gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người. Đã có rất nhiều minh chứng cho rằng POPs có thể phát tán đi rất xa, tồn lưu và tích tụ trong chuỗi thực phẩm cũng như trong mô của tế bào động vật và cũng chính vì thế chúng được xem là loại hoá chất độc hại. Trong thế kỷ 20, hàng loạt các tai nạn đã được ghi nhận mà nguyên nhân của chúng có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng, quản lý không hợp lý, không đúng cách POPs.
    Để giảm thiểu và ngăn chặn những ảnh hưởng cũng như hậu quả của POPs đối với môi trường và con người, cần giảm thiểu các nguồn phát thải POPs và đưa ra các biện pháp khác nhau nhằm hạn chế khả năng phát tán của nó vào môi trường. Để làm được điều đó cần tìm hiểu rõ về các nguồn phát thải POPs, con đường lan truyền của POPs trong môi trường, ảnh hưởng của nó đến môi trường và con người là gì, chúng ta kiểm soát nó ra sao, kế hoạch giảm thiểu thế nào đó là những nội dung sẽ trình bày trong luận văn.
    Vì vậy mục đích chính của đồ án là: “Khái quát về hiện trạng phát sinh và tồn trữ chất thải nguy hại, đặc biệt là POPs phát thải từ ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp cho khu vực Tp.HCM”.
    1.3. NỘI DUNG
    Với mục đích vừa nêu, đồ án tập trung vào công việc điều tra, khái quát hiện trạng các nguồn phát sinh, thải bỏ POPs từ ngành sản xuất TBVTV, nghiên cứu ảnh hưởng của POPs đến con người, môi trường và đề xuất chiến giải pháp khả thi nhằm quản lý tốt sự phát thải POPs vào môi trường tại khu vực Tp.HCM. Đồ án bao gồm các nội dung chính sau:
    v Tổng quan về CTNH và chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs).
    v Hiện trạng ngành sản xuất TBVTV tại khu vực Tp.HCM.
    v Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng phát sinh, tồn trữ POPs từ ngành SX TBVTV tại khu vực Tp.HCM.
    v Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu khả năng phát thải POPs từ ngành SX TBVTV.
    1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đồ án là các chất thải nguy hại phát sinh từ ngành sản xuất thuốc BVTV. Trong đó, tập trung vào các loại POPs thuộc nhóm các hóa chất BVTV đã đề cập đến trong công ước Stockholm, và một số loại thuốc trừ sâu độc hại khác. Xem xét mức độ và khả năng phát thải của chúng vào môi trường tại khu vực Tp.HCM và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp nhất.
    1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
    v Chỉ nghiên cứu các POPs phát sinh từ ngành công nghiệp SX TBVTV.
    v Địa bàn nghiên cứu chính là khu vực Tp.HCM, tuy nhiên đối với một số các vấn đề khác liên quan đến chủ đề nghiên cứu thì có đề cập đến hiện trạng của cả nước ta.
    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    v Việc thu thập các số liệu cần thiết và một số tài liệu của ngành SX TBVTV được thực hiện bằng phương thức sau: tổng hợp từ các báo cáo khoa học, sách tham khảo và mạng internet.
    v Tìm hiểu quy trình sản xuất của ngành SX TBVTV và hiện trạng quản lý CTNH của các nhà máy bằng cách khảo sát trực tiếp, phỏng vấn đối với một số công ty tiêu biểu trên địa bàn Tp.HCM.
    v Từ những kết quả trên tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách có lôgic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra.
    v Bên cạnh đó, trong suốt quá trình làm tôi cũng đã có tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý CTNH.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...