Tiến Sĩ Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị Việt Nam


    MỤC LỤC
    NỘI DUNG TRANG
    MỞ ĐẦU. 1
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
    VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG
    XE BUÝT ĐÔ THỊ 5
    1.1. HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ 5 1.1.1. Nhu cầu đi lại của người dân đô thị. 5
    1.1.2. Thành phần giao thông vận tải đô thị. 7
    1.1.3. Vận tải hành khách công cộng đô thị. 9
    1.1.4. Phương tiện đi lại cá nhân. 15
    1.1.5. Đặc điểm của giao thông vận tải đô thị. 17
    1.1.6. Đặc điểm GTVT ở đô thị Việt Nam. 21
    1.2. HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT 22
    1.2.1. Hệ thống VTHKCC đô thị. 22
    1.2.2. Hệ thống VTHKCC bằng xe buýt trong đô thị. 23
    1.3. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG XÃ HỘI VỀ VẬN TẢI
    HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT 25
    1.3.1. Quan điểm của cơ quan quản lý Nhà nước. 25
    1.3.2. Quan điểm của hành khách. 30
    1.3.3. Quan điểm của doanh nghiệp. 33
    1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VẬN
    TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT 34
    1.4.1. Khái niệm và phân loại. 34
    1.4.2. Phương pháp đánh giá. 36
    1.4.3. Khái niệm, phân loại và bản chất của chỉ tiêu. 37
    1.4.4. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. 43
    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
    CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM THẾ
    GIỚI
    47
    2.1. THỰC TRẠNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT
    NAM 47
    2.1.1. Khái quát chung về phát triển đô thị ở Việt Nam 47
    2.1.2. Phân loại đô thị ở Việt nam 48
    2.1.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị 49
    2.1.4. Định hướng chiến lược phát triển ĐT Việt nam đến năm 2020. 49
    2.1.5. Phát triển giao thông đô thị ở Việt Nam. 51
    2.2. HIỆN TRẠNG VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 52
    2.2.1. Hiện trạng về giao thông Thành phố Hà Nội. 52
    2.2.2. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở thành phố Hà Nội 56
    2.2.3. Hiện trạng giao thông TP Hồ Chí Minh. 65
    2.2.4. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở TP Hồ Chí Minh. 71
    2.2.5. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Việt Nam 72
    2.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH
    KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM 83
    2.3.1. Về chủ thể đánh giá 83
    2.3.2. Về Nội dung đánh giá. 84
    2.3.3. Về thời gian đánh giá. 84
    2.3.4. Về phương pháp đánh giá 84
    2.3.5. Về chỉ tiêu sử dụng khi đánh giá 84
    2.4. HIỆN TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
    CÔNG CỘNG TRÊN THẾ GIỚI 86
    2.4.1. Vài nét về hệ thống vận tải hành khách công cộng của một số
    quốc gia trên thế giới 86
    2.4.2. Về vấn đề đánh giá hệ thống VTHKCC đô thị một số nước trên TG 90
    CHƯƠNG 3.
    HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
    VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở CÁC ĐÔ THỊ
    VIỆT NAM
    95
    3.1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH
    KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở ĐÔ THỊ 95
    3.1.1. Trên góc độ Nhà nước. 95
    3.1.2. Trên góc độ Hành khách. 97
    3.1.3. Trên góc độ Doanh nghiệp 97
    3.2. YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
    CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT 98
    3.2.1. Mạng lưới tuyến, số lượng tuyến 98
    3.2.2. Tỷ lệ phủ tuyến. 101
    3.2.3. Cơ cấu mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt. 102
    3.2.4. Cơ sở hạ tầng của hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt 105
    3.2.5. Các chỉ tiêu thể hiện về số lượng phương tiện vận tải. 110
    3.2.6. Chỉ tiêu về lao động trong hệ thống VTHKCC bằng xe buýt. 111
    3.2.7. Mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống vận tải hành khách
    công cộng bằng xe buýt và mục tiêu của hệ thống 116
    3.3. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG
    XE BUÝT 117
    3.3.1. Khái niệm, chủ thể đánh giá và thời điểm đánh giá và nguyên
    tắc đánh giá 117
    3.3.2. Mục đích và chỉ tiêu đánh giá khi thẩm định dự án VTHKCC
    bằng xe buýt 120
    3.3.3. Mục đích và chỉ tiêu đánh giá việc triển khai hệ thống
    VTHKCC bằng xe buýt 125
    3.3.4. Mục đích và chỉ tiêu đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt
    đã đưa vào vận hành. 131
    3.4. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
    BẰNG XE BUÝT 143
    3.4.1. Ý nghĩa. 143
    3.4.2. Xác định mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến mục tiêu của
    hệ thống 143
    3.4.3. Hoàn thiện hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt 144
    3.4.4. Hoàn thiện một số nội dung của hệ thống VTHKCC. 145
    3.5. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH
    GIÁ HIỆN TRẠNG HTVTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI 148
    3.5.1. Lựa chọn phương pháp đánh giá 148
    3.5.2. Dữ liệu đầu vào sử dụng để đánh giá 148
    3.5.3. Đánh giá hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xe buýt ở Hà nội. 148
    KẾT LUẬN. 150
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    PHỤ LỤC 157


    MỞ ĐẦU
    1. TÝnh cÊp thiÕt cña luËn ¸n
    Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là bước rất quan trọng của thời kỳ
    phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong xu thế hội
    nhập với khu vực và thế giới. Nhiệm vụ đó đòi hỏi ngành giao thông vận tải ngày
    càng phải khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng của mình để trở thành một
    nhân tố tích cực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Cùng với sự phát triển chung
    của nền kinh tế, sự đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, một mặt nó trở thành nhân tố
    thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị cũng như các vùng lân cận, mặt
    khác nó cũng tạo ra áp lực lớn đối với đô thị như ùn tắc, môi trường xuống cấp,
    tai nạn, v.v. Việc phát triển đô thị luôn luôn gắn liền với sự phát triển giao thông
    vận tải đô thị để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của
    hành khách, việc phát triển này không nằm ngoài quy luật chung đó là tồn tại
    những mặt tích cực đồng thời cũng gây nên những mặt trái, mặt tiêu cực nhất
    định. Để xác định nhu cầu phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng như
    thế nào cho phù hợp với quy mô và tầm quan trọng của đô thị, đáp ứng kịp thời
    nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội là cao nhất
    cũng như có thể đề xuất được những chiến lược phát triển giao thông vận tải đô
    thị nói chung và vận tải hành khách công cộng nói riêng lâu dài và bền vững thì
    chúng ta cần phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống vận tải hành khách công
    cộng cũng như mức độ theo kịp của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đô
    thị, xuất phát từ kết quả đánh giá, có nhận xét về nó một cách khách quan và
    trung thực, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống cho tốt hơn, đưa ra một hệ
    thống hoàn chỉnh hơn, hợp lý hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với trình độ phát triển
    của đô thị.
    Trên thế giới tồn tại một số phương pháp với các chỉ tiêu tương ứng để
    đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở trên các góc độ
    khác nhau, tuy nhiên vẫn chưa có phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hệ thống vận
    tải hành khách công cộng nói chung và xe buýt nói riêng hoàn chỉnh và đầy đủ
    phù hợp với hoàn cành đô thị ở Việt Nam, điều đó đã gây khó khăn cho cơ quan
    quản lý nhà nước khi tiến hành đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng
    bằng xe buýt. Chính vì vậy việc chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận
    tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị Việt Nam” trong đó đi sâu
    vào lựa chọn phương pháp và xây dựng chỉ tiêu đánh giá phù hợp với điều kiện
    của đô thị Việt nam có ý nghĩa lý luận và thực tiến sâu sắc.
    2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    2
    Những năm gần đây cũng có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về giao thông
    đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhiều hội nghị được tổ
    chức để bàn bạc về thực trạng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các
    đô thị, giải pháp mở rộng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đô thị, tiêu
    biểu như trường Đại học GTVT, Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải
    Hà Nội, Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức quốc tế như
    SIDA (Thụy Điển), JICA (Nhật bản), đã có nhiều công trình nghiên cứu về vận
    tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành
    phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, có thể đưa ra một số nhận xét về kết quả nghiên
    cứu như sau:
    - Việc đánh giá Hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chưa
    mang tính hệ thống.
    - Các chỉ tiêu để vận dụng khi đánh giá hệ thống vận tải hành khách công
    cộng bằng xe buýt còn ít.
    - Việc hoàn thiện hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chưa
    kịp thời và thường xuyên.
    - Chưa có công trình nào trong nước nghiên cứu về đánh giá hệ thống vận tải
    hành khách công cộng bằng xe buýt một cách hoàn chỉnh và đầy đủ.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    - Nghiên cứu đặc điểm, vai trò của hệ thống vận tải hành khách công cộng
    đô thị nói chung và vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nói riêng.
    - Nghiên cứu thực trạng về đánh giá hệ thống vận tải hành khách công
    cộng bằng xe buýt ở Việt Nam.
    - Nghiên cứu về phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hệ thống vận tải hành
    khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị Việt Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu đối tượng là vận tải hành khách công cộng
    bằng xe buýt trong đô thị với giới hạn khái niệm vận tải hành khách công cộng là
    tập hợp những phương tiện có sức chứa lớn bao gồm xe buýt, tàu điện trên cao,
    tàu điện bánh sắt, tàu điện ngầm và các cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác hoạt
    động của phương tiện.
    Đối với Việt Nam, vận tải hành khách công cộng ở các đô thị hiện nay vẫn
    chủ yếu là xe buýt, chính vì vậy luận án nghiên cứu cho phương thức vận tải
    hành khách công cộng bằng xe buýt, hệ thống tuyến xe buýt đô thị không tính
    3
    đến các tuyến buýt ngoại ô, tuyến buýt kế cận, một số nhận xét đi sâu về hai
    thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
    Hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt khi đưa vào hoạt
    động là kết quả của một quá trình trước đó, bao gồm lập, thẩm định và triển khai
    dự án. Chất lượng của các công việc này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của giai
    đoạn đưa hệ thống vào vận hành, chính vì vậy việc đánh giá vận tải hành khách
    công cộng bằng xe buýt cần đánh giá đầy đủ tất cả các giai đoạn, thẩm định dự
    án, triển khai dự án và đưa dự án vào khai thác. Mặt khác, vận tải hành khách
    công cộng bằng xe buýt mang lại lợi ích cụ thể cho các đối tượng ở những khía
    cạnh khác nhau, có thể tốt và hợp lý cho đối tượng này nhưng lại không tốt cho
    đối tượng khác, vì vậy, nhà nước phải có sự cân đối hài hòa lợi ích của các chủ
    thể trong xã hội thông qua thực hiện những chính sách, những quy định trong
    khả năng thẩm quyền của mình, để có sự nhìn nhận đầy đủ các mặt, việc đánh
    giá hệ thống phải xem xét trên góc độ lợi ích của từng đối tượng liên quan.
    5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
    Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung như phép duy vật
    biện chứng, phép duy vật lịch sử cùng với các phương pháp khác như điều tra,
    phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, phân tích yếu tố, các phương
    pháp toán, phương pháp so sánh đối chiếu.
    Luận án sử dụng các định hướng phát triển, có sử dụng một số kết quả điều
    tra nghiên cứu của một số dự án để minh họa cho nội dung nghiên cứu của mình.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    - Làm phong phú thêm lý luận cơ bản về vận tải hành khách công cộng
    bằng xe buýt trong đô thị, vai trò của vận tải hành khách công cộng đối với sự
    phát triển kinh tế đô thị.
    - Làm rõ thực trạng về công tác đánh giá hệ thống vận tải hành khách công
    cộng bằng xe buýt ở Việt Nam hiện nay, những mặt được và chưa được. Sự
    chẫm trễ, sự không liên hoàn của việc đánh giá dẫn đến hệ thống vận tải hành
    khách công cộng bằng xe buýt chưa được hoàn thiện kịp thời, chưa phù hợp với
    nhu cầu đi lại của người dân, hệ lụy là tắc nghẽn giao thông trầm trọng, nhất là
    Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
    - Đề xuất cơ sở lý luận về đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng
    bằng xe buýt như quy trình đánh giá, nội dung đánh giá, chủ thể đánh giá, thời
    điểm đánh giá, mục đích đánh giá, phương pháp và chỉ tiêu đánh giá.
    4
    - Hoàn thiện phương pháp đánh giá hệ thống vận tải hành khách công
    cộng bằng xe buýt, trong đó đề xuất phương pháp cho điểm để đánh giá thực
    trạng về hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị Việt
    Nam.
    - Hoàn thiện và đề xuất mới các chỉ tiêu để sử dụng khi đánh giá hiện
    trạng hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phù hợp với điều kiện
    Việt Nam.
    Kết quả nghiên cứu và đề xuất của luận án góp phần giúp cho các cơ quan
    quản lý nhà nước có cách nhìn nhận cụ thể và đúng đắn hơn về đánh giá hệ thống
    vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị, từ đó Nhà nước có thể
    đưa ra những giải pháp nhằm tối đa hóa lợi ích mang lại từ loại hình vận tải này.
    7. Kết cấu nghiên cứu của luận án
    Luận án được trình bày trong 150 trang thuyết minh chính, 25 bảng biểu,
    32 sơ đồ và 48 công thức. Luận án sử dụng các tài liệu tham khảo trong và ngoài
    nước, luận án được chia thành 3 chương.
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống vận tải hành khách công cộng và đánh giá hệ
    thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đô thị.
    Chương 2: Thực trạng về đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe
    buýt ở Việt Nam và kinh nghiệm thế giới
    Chương 3: Hoàn thiện phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hệ thống vận tải hành
    khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị Việt Nam.
    5
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
    VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
    BẰNG XE BUÝT ĐÔ THỊ
    1.1. HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ
    1.1.1. Nhu cầu đi lại của người dân đô thị
    Đô thị là nơi tập trung dân cư với nhiều thành phần khác nhau, tổng số
    chuyến đi bình quân trong một ngày đêm nhiều, nhất là các đô thị có dân số lớn,
    người dân đi lại để thoả mãn các nhu cầu về sản xuất và đời sống như mua sắm,
    học tập, làm việc, thăm viếng, vui chơi, giải trí v.v.
    Để nghiên cứu sự đi lại của người dân, người ta chia dân số của đô thị
    thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm gồm các thành phần có sự tương đồng về sự
    đi lại, số chuyến đi bình quân của các thành phần trong nhóm là gần giống nhau.
    Các nhóm dân cư của đô thị bao gồm:
    Nhóm học sinh, sinh viên.
    Nhóm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
    Thành phần khác còn lại.
    Trong mỗi nhóm, người dân có chế độ đi lại phụ thuộc vào chế độ sinh
    hoạt, làm việc, học tập cũng như môi trường kinh tế, chính trị xã hội của đô thị,
    để đặc trưng cho số chuyến đi bình quân của một người trong nhóm trong một
    khoảng thời gian vào đó, người ta dùng chỉ tiêu hệ số đi lại, hệ số này thường
    xác định trong thời gian là 1 ngày đêm.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Nguyễn Thế Bá, Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà
    Nội, 2004.
    [2]. PGS, TS Bùi Xuân Cậy, Đường đô thị và tổ chức giao thông, NXB GTVT,
    Hà Nội, 2007
    [3]. Nguyễn Ngọc Châu, Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2001
    [4]. Trần Ngọc Chính, Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Báo cáo tại phiên
    họp phát triển đô thị ở Việt Nam, Hà Nội, 2004
    [5]. Nguyễn Thanh Chương, Một số giải pháp khuyến khích phát triển VTHKCC
    ở các thành phố Việt Nam, Tạp chí khoa học GTVT, 1998
    [6]. Phạm Ngọc Côn, Kinh tế học đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1999
    [7]. PGS,TS Trần Văn Chử, Đô thị hóa và các chính sách phát triển đô thị trong
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
    [8]. PGS, TS Lâm Quang Cường, Quy hoạch giao thông đô thị và quy hoạch
    đường phố,Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội, 1993.
    [9]. Nguyễn Văn Điệp, Bài giảng quy hoạch giao thông vận tải, trường Đại học
    GTVT, Hà Nội, 2004
    [10]. Nguyễn Văn Điệp, Bài giảng Kinh tế vận tải, Đại học GTVT, Hà Nội, 2003
    [11]. PGS.TS Lưu Đức Hải- Viện trưởng viện quy hoạch đô thị nông thôn, Định
    hướng chiến lược phát triển đô thị và nông thôn bền vững tại Việt Nam, Diễn
    đàn phát triển bền vững đô thị- Bộ Xây dựng, 2006.
    [12]. Nguyễn Thanh Hải, Giáo trình quy hoạch đô thị, Đại học kiến trúc, Hà Nội, 2002.
    [13]. Nguyễn Hưng, Việt BáoTheo VnExpress.net, 2009
    [14]. Nguyễn Khải, Quy hoạch Giao thông đối ngoại đô thị, NXB Khoa học kỹ
    thuật, Hà Nội, 1996
    [15]. Ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM báo
    cáo tại hội thảo “Tương lai vận tải hành khách công cộng tại TPHCM”do Trung
    tâm nghiên cứu giao thông vận tải Việt-Đức phối hợp với Sở giao thông vận tải
    TPHCM tổ chức.
    [16]. Nguyễn Đăng Sơn, Viện nghiên cứu đô thị và cơ sở hạ tầng (IUSID),
    Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị, NXB Xây dựng, 2005.
    155
    [17].PGS, TS Từ Sỹ Sùa, Bài giảng Tổ chức vận tải, Đại học GTVT, Hà Nội, 2005.
    [18]. PGS, TS. Nguyễn Xuân Vinh, Thiết kế công trình hạ tầng đô thị và giao
    thông công cộng thành phố, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2009.
    [19]. Nguyễn Xuân Thủy, Giao thông đô thị, Tập I: phương tiện vận tải hành
    khách thành phố. NXB – GTVT Hà Nội, 1994.
    [20]. TS Lý huy Tuấn, Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong bối cảnh
    khủng hoảng tài chính thế giới,Tạp chí Giao thông vận tải, 5, tr.10-13, 2009.
    [21]. TS. Lý Huy Tuấn, “Cơ hội thách thức của quy hoạch giao thông đô thị các
    thành phố lớn”, Tạp chí Giao thông vận tải, 5, tr 10-13, 2009.
    [22]. TS. Lý Huy Tuấn - TC Giao thông vận tải, số 7, 2010, tr. 16.
    [23]. GS.TS Nguyễn Xuân Trục, quy hoạch xây dựng mạng lưới đường và luận
    chứng hiệu quả kinh tế, NXB Giáo dục, 1998.
    [24]. Bộ xây dựng, Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, NXB xây dựng, 2002.
    [25]. Bộ Giao thông vận tải (20 tháng 8 năm 2008).
    [26]. Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ
    Chí Minh, Nhập môn phân tích lợi ích – Chi phí, NXB Đại học quốc gia TP Hồ
    Chí Minh, 2003.
    [27]. Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Hội nghị khoa học: Quy hoạch
    và quản lý phát triển đô thị,Hà Nội, 2005.
    [28]. Nghị định của Chính phủ, số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009, Phân loại
    đô thị và cấp quản lý đô thị, 2009.
    [29]. Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội (1989-2009), Thống kê số
    lượng phương tiện – Hà Nội.
    [30]. Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh (1989-2009), Thống kê
    số lượng phương tiện – TP Hồ Chí Minh.
    [31]. QĐ của Thủ tướng Chính Phủ (20/6/1998). Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg, Phê duyệt về quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội.
    [32]. QĐ của Thủ tướng Chính Phủ (10/12/2004). Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg, Về việc phê duyệt chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến
    năm 2020, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...