Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá hạn hán vùng Đồng bằng sông Hồng

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 7/7/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Hạn hán là một hiện tượng thường xuyên xuất hiện và xảy ra ở hầu hết các vùng địa lý khác nhau. Hạn hán là dạng thiên tai có điểm đặc trưng là tác động của nó thường tích lũy một cách chậm chạp trong một khoảng thời gian dài và có thể kéo dài trong nhiều năm sau khi đợt hạn kết thúc, bởi vậy việc xác định thời gian bắt đầu và kết thúc đợt hạn rất khó khăn. Cũng do sự diễn biến tích lũy chậm, tác động của hạn hán thường khó nhận biết hơn và khi nhận biết được thì sự thiệt hại đã đáng kể. Hạn thường gây ảnh hưởng trên diện rộng và ít khi là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất về nhân mạng nhưng thiệt hại do hạn gây ra rất lớn. Số liệu thống kê trong và ngoài nước cho thấy thiệt hại do hạn hán thường xếp hàng thứ nhất hoặc thứ hai trong số các loại hình thiên tai phổ biến.
    Trong những năm gần đây, tình hình hạn hán ở nước ta ngày càng gay gắt về cường độ và mở rộng về phạm vi với tần suất xuất hiện ngày càng tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân, đặc biệt đối với các vùng đồng bằng. Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình, có diện tích 14.784km2, trong đó đất nông nghiệp 857.515ha, đất lâm nghiệp 121.600ha và có 18,207 triệu dân (số liệu thống kê năm 2008). Đây là khu vực có mật độ tập trung dân cư cao nhất nước ta và cũng là nơi canh tác nông nghiệp truyền thống với sản xuất lương thực lớn thứ 2 của đất nước, có hệ thống đê kè và thuỷ nông từ rất sớm song ảnh hưởng của hạn hán ngày càng nặng nề. Liên liên tục kéo dài từ năm 2003 – 2011 với thiệt hại không chỉ cho phát triển kinh tế mà còn tác động rất bất lợi đến sự ổn định của xã hội và gây ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống; và hạn hán càng trở thành vấn đề thời sự của khu vực này.
    Theo báo cáo mới nhất của Viện phân tích rủi do Maplecroft (Maplecroft, England, 10/2010), Việt Nam đứng thứ 13/16 nước hàng đầu phải chịu tác động mạnh của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trong 30 năm tới. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng được dự báo sẽ chịu tác động nặng nề của việc tăng mực nước biển, nhiệt độ tăng và thay đổi chế độ khí hậu theo mùa ngày càng sâu sắc hơn. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng của hạn hán (cả về
    2
    tần suất và số lượng) trong những thập kỷ tiếp theo. Vì vậy, việc nghiên cứu hạn hán vùng đồng bằng sông Hông thông qua các chỉ số hạn, trên cơ sở đó dự báo thiên tai hạn hán ở đây trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề mang tính khoa học và thực tiễn lớn. Với những kiến thức học tập qua các kỳ học cao học, học viên áp dụng thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hạn hán vùng Đồng bằng sông Hồng”.
    Để thực hiện mục tiêu của đề tài:
    - Đánh giá hiện trạng hạn hán vùng Đồng bằng sông Hồng.
    - Dự báo tình trạng hạn hán Đồng bằng sông Hồng.
    Học viên đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
    + Phương pháp thổng kê toán lý;
    + Phương pháp phân tích hệ thống;
    Nội dung của luận văn ngoài phần đầu và kết luận cùng phụ lục tính toán, được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cúu hạn hán trên thế giới và ở Việt Nam
    Chương 2. Hiện trạng hạn hán vùng Đồng bằng sông Hồng
    Chương 3. Đánh giá hạn hán vùng Đồng bằng sông Hồng

    MỤ LỤC
    MỞ ĐẦU .2
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CÚU HẠN HÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .3
    1.1. Tổng quan tình hình cứu hạn hán trên thế giới .4
    1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hạn hán ở Việt Nam 9
    CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG HẠN HÁN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 16
    2.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH vùng ĐBSH 16
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 16
    2.1.2. Điều kiện KT –XH vùng ĐBSH 25
    2.2. Tài nguyên nước vùng ĐBSH .26
    2.2.1. Dòng chảy mùa lũ 30
    2.2.2. Dòng chảy mùa kiệt .30
    2.3. Hiện trạng hạn hán vùng ĐBSH .31
    2.3.1. Thực trạng hạn hán vùng ĐBSH 31
    2.3.2. Nguyên nhân gây hạn hán vùng ĐBSH .35
    CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HẠN HÁN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .40
    3.1. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hạn hán 40
    3.1.1. Tổng quan các chỉ tiêu hạn hán 40
    3.2. Tính toán các chỉ số hạn 54
    3.2.1. Tính toán chỉ số ẩm tính MI .54
    3.3.2. Tính toán chỉ số hạn Khạn .56
    3.3. Dự báo hạn hán theo các kịch bản BĐKH 63
    3.3.1. Kịch bản BĐKH cho vùng ĐBSH .63
    3.3.2. Dự báo hạn theo chỉ số MI đến năm 2020 .67
    3.3.3. Dự báo hạn theo chỉ số Khạn đến năm 2020 .69
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...