Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá chất lượng một số loại thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn dài 100 trang:
    1. MỞ ĐẦU

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây nhờ chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước và sự tăng cao về mức sống của người dân, ngành chăn nuôi nước ta đã phát triển nhanh chóng. Đồng thời theo đà hội nhập quốc tế, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu phát triển kéo theo dịch bệnh cũng dễ du nhập, lây truyền và bùng phát, điều này làm nhu cầu sử dụng thuốc thú y trong nước tăng theo. Đây là lý do và điều kiện để ngành sản xuất, kinh doanh thuốc trong những năm qua phát triển rất sôi động. Năm 1993, sau khi Pháp lệnh Thú y ra đời, mới chỉ có 189 sản phẩm sản xuất trong nước, đến 2006 số sản phẩm trong nước được phép lưu hành đã tới 4078. Thuốc nhập khẩu năm 1993 mới chỉ có 1 công ty (Rhone-Poulene, Pháp) đăng ký 31 loại vắc xin dùng cho gia cầm, lợn, chó mèo thì đến năm 2006 đã có 1637 sản phẩm của 130 công ty từ 29 nước trên thế giới được phép lưu hành tại Việt Nam. Nhìn chung, thị trường thuốc thú y nước ta hiện nay khá đa dạng và phức tạp.
    Trong khi đó, trình độ, ý thức của nhà sản xuất lẫn người sử dụng chưa cao, hành lang pháp lý còn nhiều bất cập. Công tác quản lý thuốc thú y chưa đủ năng lực để theo kịp sự phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu; chưa đánh giá được chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường cũng như chưa giám sát được việc bán lẻ thuốc thú y. Việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của các nhà sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn về vốn và con người, trong khi đó nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể. Đây chính là kẽ hở cho những sai phạm trong công tác sản xuất, kinh doanh thuốc thú y còn tồn tại.
    Trong hoàn cảnh đó, việc lưu hành, sử dụng các loại thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường không những làm ảnh hưởng tới kết quả phòng trị, an toàn vệ sinh thực phẩm của người sử dụng mà còn góp phần tạo lên môi trường kinh doanh bất công bằng giữa các công ty thuốc thú y. Đối với người sử dụng, những sản phẩm thuốc không đạt tiêu chuẩn trên ngoài làm giảm kết quả phòng trị, gây thiệt hại về mặt kinh tế, chúng còn dễ gây lên tình trạng kháng thuốc do không xác định đúng liều lượng. Đặt biệt vấn đề sử dụng tuỳ tiện các sản phẩm kháng sinh, hoá dược đã đã bị cấm trong chăn nuôi không những gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại lớn trong công tác xuất nhập khẩu nông sản.
    Trước nhu cầu hội nhập với nền kinh tế quốc tế, hơn bao giờ hết sự quản lý, điều tiết của nhà nước trong lãnh vực thuốc thú y đóng vai trò hết sức quan trọng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo sân chơi kinh doanh công bằng, ổn định phát triển chăn nuôi, xuất nhập khẩu là những trách nhiệm nặng nề đòi hỏi các cơ quan quản lý thuốc thú y cần phải khẩn trương, không ngừng nâng cao năng lực của mình. Đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới, để thực hiện tốt các điều khoản đã cam kết (cụ thể là thực hiện nghĩa vụ của Hiệp định Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật (SPS) và hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)), đồng thời khuyến khích sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước đòi hỏi chính phủ phải thực hiện tốt hơn nữa vai trò trách nhiệm của mình. Để thực hiện điều đó, trước hết phải có cái nhìn toàn cảnh về thị trường thuốc thú y hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng một số loại thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường hiện nay”.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    - Đánh giá được tình hình phân bố, cơ cấu sản phẩm của các cơ sở sản xuất thuốc thú y trong nước.
    - Đánh giá được quy mô sản xuất, quản lý chất lượng của một số cơ sở sản xuất thuốc thú y.
    - Đánh giá chất lượng một số sản phẩm thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường Việt Nam.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Kết quả của chúng tôi góp phần làm rõ hơn hiện trạng sản xuất và chất lượng các loại thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường.
    Đó cũng chính là cơ sở cho các cơ quan chức năng đề xuất các biện pháp quản lý thuốc thú y hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, nhà sản xuất và giảm thiểu nguy cơ tồn dư thuốc thú y trong thực phẩm cũng như hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
    Giúp người sử dụng có sự lựa chọn sáng suốt đối với các loại thuốc thú y khá đa dạng trên thị trường hiện nay.




    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1. Thuốc thú y và vai trò của thuốc thú y trong phát triển chăn nuôi
    2.1.1. Thuốc thú y
    2.1.1.1. Khái niệm và phân loại thuốc thú y
    Theo Tổ chức y tế thế giới, thuốc là một chất hay hỗn hợp các chất được sản xuất đem bán, cung cấp để bán hay giới thiệu sử dụng nhằm mục đích: điều trị, làm giảm, phòng hay chẩn đoán bệnh tật, tình trạng cơ thể bất thường hoặc triệu chứng bệnh; khôi phục, hiệu chỉnh, thay đổi chức năng hữu cơ của cơ thể người hay động vật [1].
    Theo pháp lệnh thú y [33], “Thuốc thú y là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất được dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục hồi, điều chỉnh, cải thiện các chức năng của cơ thể động vật, bao gồm dược phẩm, hóa chất, vắc xin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và một số vi sinh vật dùng trong thú y”.
    Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này, khái niệm thuốc thú y mang nghĩa hẹp hơn bao gồm chủ yếu các dược phẩm và hoá chất dùng trong thú y.
    Có nhiều cơ sở để phân loại thuốc thú y, tuy nhiên, trong thực tế điều trị, trước mỗi ca bệnh, người ta thường dựa vào căn nguyên để xem xét bệnh đó có phải là bệnh truyền nhiễm hay không, do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hay do thiếu các vitamin, khoáng chất . Vì vậy trong sản xuất, buôn bán và phòng trị, thuốc thú y thường được chia làm các nhóm cơ bản sau [23]:
    * Nhóm kháng sinh
    “Kháng sinh là những sản phẩm đặc biệt nhận được từ vi sinh vật hay các nguồn tự nhiên khác có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt một cách chọn lọc lên một nhóm sinh vật xác định (vi khuẩn, nấm, protozoa .) hay tế bào ung thư ở nồng độ thấp” [18].
    Fleming lần đầu tiên phát hiện hiện tượng kháng sinh từ nấm penicillum vào năm 1929. Sau đó, Florey và Chain (1939) đã chiết được ra từ nấm đó chất penicillin dùng trong điều trị. Ngày nay, khi ngành công nghệ sinh học và hoá dược phát triển mạnh, đã có rất nhiều loại kháng sinh được tìm thấy. Để thuận tiên cho việc chọn thuốc trong nghiên cứu và điều trị, kháng sinh được phân theo những nhóm sau:
    - Nhóm β-lactamin và Cephalosporin
    + Các penicillin tự nhiên: Benzylpenicillin(G), pentennylpenicillin(F), N-oxy-benzylpenicillin(X), phenoxypenicillin(V), N-heptylpenicillin(K).
    + Nhóm penicillin tổng hợp: amoxycillin, cloxacillin, oxacillin, nafcillin, ampicillin, carbenicillin, ticarcillin .
    + Nhóm cephalosporin: cephalexin, cephradin, cefuroxim, cefoxitin, cefotaxim, cefoperazon, ceftiofur.
    +Các chất ức chế men β-lactamaza: acid clavulanic, sulbactam, imipenem, aztreonam, carbapenem.
    - Nhóm Aninoglycosid
    Các kháng sinh thường gặp ở nhóm này: steptomycin, kanamycin, neomycin, gentamicin, sisomycin, dibekacin, amikacin, netilmycin, habekacin.
    - Nhóm Macrolid
    Bao gồm: erythromycin, oleandomycin, tylosin, spiramycin, josamycin, novobiocin, pristinamycin .
    - Nhóm Lincosamid
    Các thuốc thường gặp: lincomycin, clindamycin, pirlimycin.
    - Nhóm Tetracyclin
    + Tetracylin thiên nhiên: tetracylin, oxyteracylin, chlotetracyclin, minocyclin.
    + Tetracyclin bán tổng hợp: metacyclin, doxycyclin, minocyclin, rolitetracyclin, tetralisan, pipacyclin, apicyclin.
    - Nhóm Cloramphenicol
    Bao gồm: chloramphenicol, thiamphenicol, flophenicol, cloromycetin. Hiện nay, tại Việt Nam, chloramphenicol đã bị cấm dùng trong thú y.
    - Nhóm polypeptid
    Thường gồm: polymycin B, polymycin E (colistin), bacitracin, novobiocin, tiamulin, steptogramin.
    - Thuốc tác dụng giống kháng sinh
    + Nhóm fluoroquinolone: enrofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin, danofloxacin, flumeqine, nalidixic.
    + Nhóm ionophore: monensin, lasalocid, maduramicin, narasin, salinomycin.
    + Nhóm nitroimidazoles: metronidazole, dimetridazole, ronidazile, tinidazole, ipronidazole.
    + Nhóm nitrofuran: nitrofuran, nitrofurazone, nitrofurantoin, nifuratel, fifuroquine, furazolidone.
    + Các nhóm khác: rifamycins, isoniazid, mupirocin, methenamine, novobiocin.
    + Nhóm sulfonamid: sulfamethoxazol, sulfadiazin, sulfadimidin, sulfamethazine, sulfadimethoxine, sulfafurazol, sulfaguanidin.
    * Nhóm thuốc trị ký sinh trùng
    Trong thú y, bệnh ký sinh trùng là một chuyên khoa riêng biệt, bởi so với virus, vi khuẩn, căn nguyên gây bệnh (vật ký sinh) có những đặc trưng về kích thước, phương thức sinh trưởng, phát triển, cách thức gây bệnh, cấu trúc kháng nguyên và đáp ứng miễn dịch. Tuy bệnh do ký sinh trùng gây ra không gây thành ra dịch và sự phá hoại nhanh, mạnh như bệnh truyền nhiễm nhưng chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chăn nuôi. Ký sinh trùng gây bệnh hết sức đa dạng và phức tạp, mỗi loại có những đặc điểm hết sức khác biệt nên thuốc điều trị tương ứng cũng rất khác nhau. Tuy nhiên trong thú y, thuốc trị ký sinh trùng thường chia làm 3 nhóm chính theo sự phân loại của căn nguyên gây bệnh:
    - Thuốc trị nội ký sinh trùng: nhóm giun tròn, sán lá, sán dây
    - Thuốc trị ngoại ký sinh trùng: ve, ghẻ, mò, mạt, rận, rệp, dòi.
    - Thuốc trị ký sinh trùng nhóm protozoa: cầu trùng, tiêm mao trùng, lê dạ trùng .
    Ở Việt Nam hiện nay, bệnh ký sinh trùng được quan tâm nhiều nhất là các bệnh ghẻ ở chó, mèo; bệnh giun đũa ở gia súc, gia cầm; bệnh sán lá ở loài nhai lại và bệnh cầu trùng ở gia cầm, lợn và bệnh ký sinh trùng đường máu.
    Các thuốc trị ký sinh trùng phổ biến trên thị trường hiện nay [19], [34]:
    Thuốc trị ghẻ: ivermectin, pyrethroids.
    Thuốc trị giun tròn: levamsol, ivermectin, piperazin, paraziquantel, pyrantel, mebendazol.
    Thuốc trị sán lá: dertil B, nitroxinil, closantel, albendazole, fasinex.
    Thuốc trị cầu trùng: pyrimethamin, sulfaquinoxalin, sulfaclopyrydazin, clopidol.
    Thuốc trị ký sinh trùng đường máu: berenil, rivanol, naganol, trypaflavinum, haemosporidium.
    * Nhóm thuốc sát trùng
    Thuốc sát trùng, khử trùng, tẩy uế: dùng để tiêu diệt các tác nhân sống gây bệnh đang tồn tại trên bề mặt cơ thể động vật (da, niêm mạc, vết thương .) hoặc ở ngoài cơ thể như chuồng trại, máng ăn, dụng cụ thú y, phương tiện vận chuyển, các chất bài tiết [10].
    Thuốc sát trùng cục bộ phổ biến trong điều trị ngoại khoa: xanh methylen 1%, nước oxy già, thuốc tím (KMnO4), cồn iod 2-5%, acid boric 1-3%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...