Thạc Sĩ Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại Học Viện Báo chí và Tuyên truyền

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1Lý do chọn đề tài 3
    2Mục đích nghiên cứu của đề tài5
    3Giới hạn nghiên cứu đề tài6
    4Phương pháp tiếp cận nghiên cứu6
    5Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu7
    6Khách thể và đối tượng nghiên cứu7
    7Phạm vi khảo sát8

    NỘI DUNG
    Chương 1: Tổng quan về đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy đại học
    1.1Các khái niệm9
    1.2Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giảng dạy18
    1.3Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy18
    1.4Các phương pháp và cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy26
    1.5Công cụ đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy33
    Kết luận chương 1 34

    Chương 2: Thực trạng giảng dạy và đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
    2.1Đặc điểm Học viện Báo chí và Tuyên truyền36
    2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển36
    2.1.2Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
    2.1.3Những thuận lợi, khó khăn, của hoạt động giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền40
    2.1.4Sứ mạng, mục tiêu và chiến lược phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền42
    2.2Thực trạng chất lượng giảng dạy và các hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền43
    2.2.1Các phương pháp giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền43
    2.2.2Cơ chế quản lý chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền49
    2.2.3Hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền51
    2.2.4Các hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy và chủ trương của Học viện Báo chí và Tuyên truyền52
    Kết luận chương 2 54

    Chương 3: Xây dựng công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền3.1
    Các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền55
    3.2Các phương pháp và cách tiếp cận đánh giá giảng dạy sử dụng cho Học viện báo chí và Tuyên truyền58
    3.3Các công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền59
    3.3.1Phiếu đánh giá và kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy môn học59
    3.3.2Phiếu đánh giá và kết quả đánh giá chương trình giảng dạy72
    Kết luận chương 3 80

    Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 4.1
    Nhóm giải pháp về phía nhà trường81
    4.2Nhóm giải pháp cho giảng viên83
    4.3Nhóm giải pháp cho sinh viên86
    Kết luận chương 4
    KẾT LUẬN89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO91
    PHỤ LỤC7

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang quá độ sang nền kinh tế tri thức. Các xu hướng quốc tế hoá, hội nhập khu vực và quốc tế đã và đang thu hút được nhiều nước tham gia. Từ cuối năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chấp nhận một luật chung: cùng cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo.
    Trong những năm gần đây, giáo dục đại học (GD ĐH) của nước ta đã có nhiều biến đổi, đang từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự chuyển đổi từ GD ĐH tinh hoa (chỉ dành cho số ít) sang GD ĐH đại trà (dành cho số đông) đang từng bước đáp ứng nhu cầu học tập, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội. GD ĐH theo định hướng nghề nghiệp, ứng dụng đang từng bước được hình thành và phát triển. Quy mô đào tạo tăng nhanh, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, loại hình, phương thức đào tạo và chủ thể sở hữu cơ sở giáo dục và đào tạo. Các hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở GD ĐH ở trong nước và nước ngoài đang được mở rộng. Một số cơ sở GD ĐH ở trong nước đã bắt đầu áp dụng, đưa các mô hình, chuẩn mực đào tạo của nước ngoài vào Việt Nam. Chính những chuyển biến này vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở trong nước, đồng thời cũng là những thách thức đối với công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là ở những nơi không kiểm soát được. Yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực ở trong nước ngày một cao, sự cạnh tranh do ảnh hưởng của xu thế GD ĐH xuyên biên giới trở thành những thách thức lớn đối với nhiều trường đại học của nước ta. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HV BC-TT), cũng như các trường đại học khác ở trong nước đang đứng trước những thách thức đó.
    Với tiền thân là Trường Tuyên giáo Trung ương, qua sáu lần tách, nhập và đổi tên, từ ngày 30/7/2005 trường được mang tên HV BC-TT thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

    Cũng như nhiều cơ sở GD ĐH khác ở trong nước, nhà trường đang đứng trước thực tế chất lượng đào tạo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực của xã hội; nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ bị cạnh tranh, bị chèn ép, bị áp đảo bởi các nhà cung cấp GD ĐH của quốc tế tràn vào Việt Nam trong thời gian tới. Trước thực tế vài năm gần đây, Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo chủ trương xây dựng hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục nhằm không ngừng duy trì, nâng cao chất lượng và các chuẩn mực trong giáo dục và đào tạo. Các hoạt động kiểm định chất lượng đang được triển khai thực hiện nhằm công nhận các cơ sở GD ĐH đạt tiêu chuẩn chất lượng. Điều đó đòi hỏi các cơ sở GD ĐH, trước hết, phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trước khi được đánh giá, công nhận từ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều cơ sở GD ĐH chưa sẵn sàng cho việc này. Một số vấn đề như quan niệm về chất lượng giáo dục, chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập, các yếu tố và điều kiện đảm bảo chất lượng, các tiêu chí và công cụ đánh giá chất lượng, biện pháp và quy trình cải tiến chất lượng vẫn còn rất mới đối với nhiều thành viên của nhà trường và đang được hiểu theo những cách khác nhau. Các cơ sở GD ĐH chưa có hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động đào tạo của mình, nhất là các hoạt động giảng dạy, nên chưa khẳng định được chất lượng đào tạo của nhà trường ra sao, có đáp ứng được yêu cầu của SV, người sử dụng lao động hay không? HV BC-TT cũng đang nằm trong tình trạng đó.
    Với quan điểm: giảng dạy và học tập là hoạt động cốt lõi, trực tiếp tạo nên chất lượng đào tạo của nhà trường nên cần được quan tâm nghiên cứu. Trong đó giảng dạy sẽ định hướng và khuyến khích việc học tập của SV. Giảng dạy thích hợp còn có thể làm thay đổi cách học. Ngược lại, hoạt động học cần trở thành hoạt động tích cực, hoạt động chủ động có hướng đích, qua đó có thể làm tăng thêm hiệu quả của hoạt động giảng dạy. Tuy vậy, trong khuôn khổ luận văn này, đối tượng được tập trung nghiên cứu đánh giá là hoạt động giảng dạy.
    Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền” được thực hiện nhằm góp phần tạo cơ sở cho việc thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
    trường.

    Ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn của đề tài:
    Đây là một đề tài nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của nhà trường được xem xét trên bình diện đo lường và đánh giá. Lần đầu tiên chất lượng tổ chức hoạt động giảng dạy của nhà trường và chất lượng giảng dạy của giảng viên HV BC-TT được nghiên cứu đánh giá một cách có hệ thống. Từ các quan niệm về chất lượng, chất lượng trong giảng dạy đại học (giảng dạy tốt) chúng tôi sẽ đề xuất các phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá, tiêu chí đánh giá áp dụng cho HV BC-TT. Vượt qua những trở ngại tất yếu của các công trình nghiên cứu có tính “khai phá” đề tài nghiên cứu sẽ mang ý nghĩa cả trong lí luận GD ĐH lẫn trong lĩnh vực ứng dụng đo lường đánh giá trong giáo dục.
    Các nhà nghiên cứu lí luận giáo dục, các nhà quản lí giáo dục, các giảng viên (GV) đại học và học viên cao học về Quản lí giáo dục, Đo lường đánh giá trong giáo dục có thể thông qua các kết quả nghiên cứu để tìm hiểu một cách hệ thống hoạt động giảng dạy của GV đại học tại HV BC-TT.
    Công trình này cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà Tâm lí giáo dục, cho học viên, sinh viên (SV) trong việc góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của GV một cách hiệu quả hơn. Tài liệu cũng bổ ích và lí thú cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
    - Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài
    + Thực trạng hoạt động giảng dạy của GV HV BC-TT được làm rõ;
    + Một bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy của GV Học viện sẽ được xây dựng;
    + Sử dụng bộ tiêu chí trên để thử nghiệm đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của GV Học viện;
    + Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của GV tại HV BC-TT.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy tại HV BC-TT;
    - Xây dựng công cụ hỗ trợ HV BC-TT giám sát và đánh giá chất lượng giảng
    dạy làm cơ sở cho việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...