Tiến Sĩ Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC

    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục hình vẽ, bảng biểu
    Danh mục bản đồ
    Danh mục phụ lục
    MỞ ĐẦU Trang
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài 2
    3. Phạm vi nghiên cứu 3
    4. Luận điểm bảo vệ 3
    5. Điểm mới của đề tài luận án 3
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
    7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4
    8. Cấu trúc luận án 8
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO CÁC MỤC ĐÍCH THỰC TIỄN 9
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 9
    Nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới
    9
    Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
    Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan tỉnh Phú Thọ
    14
    19
    1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan 21
    1.2.1. Quan niệm về cảnh quan 21
    1.2.2. Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan 22
    1.2.3. Lý luận về đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) 27
    1.3. Quy trình các bước thực hiện đề tài 34
    CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH PHÚ THỌ 38
    2.1. Đặc điểm, vai trò các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Phú Thọ 38
    2.1.1. Vị trí địa lí 38
    2.1.2. Địa chất 39
    2.1.3. Địa hình, địa mạo 41
    2.1.4. Khí hậu 43
    2.1.5. Thủy văn 47
    2.1.6. Thổ nhưỡng 49
    2.1.7. Sinh vật 54
    2.1.8. Các hoạt động nhân sinh 59
    2.2. Đặc điểm phân hóa cảnh quan Phú Thọ 60
    2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Phú Thọ 60
    2.2.2. Bản đồ cảnh quan và lát cắt cảnh quan 65
    2.2.3. Phân tích cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan tỉnh Phú Thọ 67
    CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ 83
    3.1. Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp 83
    3.1.1. Đánh giá cho mục đích phòng hộ 83
    3.1.2. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất 85
    3.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp 87
    3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 88
    3.2.2. Đánh giá cho mục đích trồng cây hàng năm 90
    3.2.3. Đánh giá cho mục đích trồng cây lâu năm 91
    3.3. Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thích nghi cho phát triển nông-lâm nghiệp 93
    3.3.1. Mục đích phòng hộ 94
    3.3.2. Mục đích phát triển rừng sản xuất 96
    3.3.3. Mục đích trồng cây hàng năm 96
    3.3.4. Mục đích trồng cây lâu năm 97
    3.4. Đánh giá cảnh quan huyện Đoan Hùng cho phát triển cây bưởi 98
    3.4.1. Đặc điểm sinh thái cây bưởi Đoan Hùng 98
    3.4.2. Đánh giá mức độ thích nghi của các dạng cảnh quan cho phát triển cây bưởi Đoan Hùng
    100
    3.5. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ 102
    3.5.1. Đánh giá riêng các dạng tài nguyên du lịch trong cấu trúc cảnh quan tỉnh Phú Thọ 102
    3.5.2. Đánh giá các điểm, tuyến du lịch tại địa bàn nghiên cứu 108
    CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ 115
    4.1. Cơ sở của việc định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ 115
    4.1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội trong phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ 115

    4.1.2. Hiện trạng phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ hiện nay
    4.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch đến năm 2020 117

    123
    4.2. Định hướng bố trí không gian phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch theo đơn vị cảnh quan 124
    4.2.1. Không gian ưu tiên phát triển lâm nghiệp 124
    4.2.2. Không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp
    4.2.3. Kiến nghị bố trí hợp lý cây bưởi huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 128
    134
    4.2.4. Kiến nghị phát triển một số mô hình nông - lâm kết hợp tại Phú Thọ
    4.2.5. Định hướng phát triển không gian du lịch 135
    139
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 146
    149
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
    PHỤ LỤC 162

    MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài


    Vấn đề xây dựng một nền kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển bền vững đang trở thành một nguyên tắc đảm bảo cho Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Đặc biệt, phát triển bền vững ở miền núi hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do có những trở ngại về các mặt như điều kiện tự nhiên, KT-XH, việc khai thác sử dụng tài nguyên chưa hợp với các điều kiện sinh thái lãnh thổ dẫn đến sự suy thoái và cạn kiệt tài nguyên. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới xu thế phát triển KT-XH và trực tiếp chi phối đến đời sống cộng đồng. Do vậy mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và bảo vệ môi trường (BVMT) đối với các vùng lãnh thổ cụ thể là một trong những vấn đề mang tính chiến lược hiện nay, nhất là ở miền núi, nơi có các điều kiện tự nhiên và sự phân hóa tự nhiên rất đa dạng và phức tạp.
    Các thành phần cấu tạo cảnh quan (CQ) có tính độc lập tương đối, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống động lực. Hệ thống đó tồn tại trong trạng thái cân bằng động, một thành phần nào đó trong hệ thống thay đổi có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần khác và phá vỡ hệ thống cũ tạo nên một hệ thống mới. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tức là tác động vào hệ thống tự nhiên một cách phù hợp với đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển của chúng sẽ bảo vệ, tái tạo được nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo được sự phát triển bền vững của lãnh thổ.
    Để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp cao, nghiên cứu đánh giá cảnh quan, một công việc tiên quyết trong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ.
    Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 3.533,4 km2, nằm trong khu vực giao lưu giữa các vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, cách Hà Nội 80 km. Phú Thọ là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng khá cao (49%), có tiềm năng lớn phát triển lâm nghiệp, có nhiều điều kiện thuận lợi trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực và phát triển kinh tế trang trại, . Phú Thọ còn có nhiều tiềm năng về du lịch tự nhiên, đặc biệt du lịch sinh thái; là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc của người Việt.
    Để khai thác được đầy đủ các tiềm năng của tự nhiên đó phục vụ cho phát triển KT-XH mà không gây tác động xấu đến tự nhiên, đòi hỏi con người phải hiểu biết và nắm chắc về các quy luật phát triển của tự nhiên trước khi tiến hành khai thác.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lòng mong muốn đưa ra những ý tưởng định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển KT-XH theo hướng phát triển bền vững địa bàn toàn tỉnh nói chung và phát triển một giống cây trồng quý giá, một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ là cây bưởi Đoan Hùng nói riêng theo định hướng phát triển của tỉnh, nên tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ” cho luận án của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu
    Xác lập được những luận cứ khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Thọ trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội (cụ thể 3 ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch).
    2.2. Nhiệm vụ
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan. Xác lập cơ sở phương pháp luận, các nguyên tắc và phương pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu cảnh quan trong quy hoạch sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Phú Thọ.
    - Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan; thành lập Bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ 1:100.000; Bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50.000; phân tích cảnh quan (cấu trúc, chức năng, động lực) nhằm làm sáng tỏ quy luật phân hóa tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu.
    - Đánh giá cảnh quan tỉnh Phú Thọ cho mục đích phát triển 3 ngành nông, lâm nghiệp và du lịch; Đánh giá cảnh quan huyện Đoan Hùng cho phát triển và phân bố cây bưởi đặc sản và đề xuất các định hướng khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức không gian phát triển các ngành sản xuất theo các đơn vị cảnh quan tỉnh Phú Thọ.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    3.1. Phạm vi không gian: toàn bộ lãnh thổ tỉnh Phú Thọ, với diện tích tự nhiên 3.533,4 km2.
    3.2. Phạm vi khoa học:
    - Áp dụng phương pháp tiếp cận địa lý tổng hợp, tiếp cận sinh thái cảnh quan để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phát triển sản xuất, kinh tế và bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ với việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các đơn vị cảnh quan qua bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ được xây dựng ở tỉ lệ 1:100.000; bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50.000.
    - Các đối tượng đánh giá: 3 ngành kinh tế trọng điểm nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch theo đơn vị loại cảnh quan. Đánh giá thích nghi sinh thái cây bưởi huyện Đoan Hùng theo đơn vị dạng cảnh quan.
     
Đang tải...