Thạc Sĩ Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Quản

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 15/11/13
    Last edited by a moderator: 14/8/14
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) gắn với mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) là vấn đề mang tính thời sự, đang đặt ra cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Khai thác tài nguyên quá mức đã nảy sinh nhiều bất cập. Một số nơi, khai thác chưa đi đôi với bảo vệ, tái tạo, chỉ tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có nên tài nguyên thiên nhiên (TNTN) đã và đang có dấu hiệu suy thoái, mất cân bằng sinh thái, môi trường (MT) bị ô nhiễm . Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu tổng hợp và đánh giá đúng tiềm năng TNTN trước khi tiến hành khai thác và sử dụng. Hướngnghiên cứu, đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) là hướng nghiên cứu quan trọng, góp phần thiết thực giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Đồng thời, hướng nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lí (SDHL) tài nguyên, bố trí hợp lí các ngành sản xuất và bảo vệ môi trường (BVMT) lãnh thổ nghiên cứu.
    Nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Quảng Ngãi được đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn cho phát triển nền kinh tế toàn diện. Với ba phía bắc, tây, nam giáp các tỉnh trong vùng và các tỉnh Tây Nguyên, phía đông là biển Đông rộng lớn, đường bờ biển dài khoảng 130km. Vị trí địa lí tạo lợi thế cho Quảng Ngãi trong xu thế hội nhập hiện nay. Vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nhưng đa dạng về hình thái và vật liệu cấu thành. Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảng biển (quan trọng nhất là cảng nước sâu Dung Quất) - là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản . Vùng đồi núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên – nơi thích hợp cho tỉnh thực hiện các mô hình nông - lâm kết hợp. Nguồn khoáng sản quy mô tuy không lớn nhưng đang được khai thác, chế biến, thúc đẩy hoạt động công nghiệp, hợp tác đầu tư phát triển. Ngày 11/3/2005, khu công nghiệp (KCN) Dung Quất được mở rộng thành khu kinh tế (KKT) Dung Quất (theo Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), cùng với các KCN vừa và nhỏ đã hình thành, tạo thuận lợi để đưa ngành công nghiệp tỉnh trở thành ngành mũi nhọn.
    Kinh tế Quảng Ngãi những năm gần đây tăng trưởng ấn tượng, song vẫn chưa khai thác tốt tiềm năng sẵn có. Khai thác tài nguyên tuy đã quy hoạch, nhưng chưa được đánh giá chi tiết, chưa chú trọng đến tái tạo tài nguyên, để lại nhiều hậu quả: xói mòn, rửa trôi mạnh trên địa hình dốc, đất đai bạc màu, thoái hoá, sa mạc hóa gia tăng, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, bồi lấp cửa sông, sạt lở bờ biển . Hơn nữa, ở vị trí địa lí này, hàng năm Quảng Ngãi luôn chịu nhiều tai biến thiên nhiên, gây ra những vấn đề MT cấp bách, ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH. Hệ quả tất yếu là tình hình phát triển KT-XH Quảng Ngãi chưa cao, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Bằng cách nào để tăng năng suất và hiệu quả các ngành kinh tế? Bằng cách nào để khai thác, SDHL các loại tài nguyên phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch? Và bằng cách nào đánh giá được đơn vị cảnh quan trong tỉnh thích hợp nhất để tiếp tục mở rộng diện tích cây cao su nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất? Khả năng mở rộng diện tích bao nhiêu thì đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy chế biến cao su và phù hợp với cơ cấu cây trồng của tỉnh? .
    Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên, BVMT hiện nay của tỉnh và một số định hướng phát triển cây cao su, nhằm phục vụ mục tiêu lâu dài là PTBV cho Quảng Ngãi.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ

    2.1. Mục tiêu

    Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan Quảng Ngãi làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên và thực trạng khai thác tài nguyên của tỉnh, nhằm xác lập cơ sở khoa học cho khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững.
    2.2. Nhiệm vụ

    Nhiệm vụ 1: Tổng quan tài liệu liên quan đến nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường và các tài liệu liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận vận dụng cho đề tài.
    Nhiệm vụ 2: Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan (CQ), thành lập bản đồ CQ Quảng Ngãi tỉ lệ 1: 100.000, bản đồ CQ huyện Bình Sơn tỉ lệ 1: 50.000; phân tích cấu trúc CQ nhằm làm sáng tỏ quy luật phân hóa tự nhiên ở lãnh thổ nghiên cứu.
    Nhiệm vụ 3: Đánh giá cảnh quan và phân hạng mức độ thích hợp từng loại CQ phục vụ phát triển các ngành kinh tế tỉnh; phát triển cây cao su (huyện Bình Sơn) và kiến nghị SDHL tài nguyên, BVMT tỉnh Quảng Ngãi.
    3. Phạm vi nghiên cứu

    3.1.Phạm vi lãnh thổ
    Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi, tập trung nghiên cứu phần đất liền, không xét phần biển và hải đảo của tỉnh (hình 1).

    3.2. Phạm vi khoa học
    Nghiên cứu, ĐGCQ phục vụ SDHL tài nguyên và BVMT là vấn đề tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Luận án tập trung NCCQ tỉnh Quảng Ngãi (ở bản đồ tỉ lệ 1: 100.000), xác định đặc điểm CQ toàn lãnh thổ. Đánh giá tiềm năng tự nhiên cho phát triển sản xuất, luận án ĐGCQ ở cấp loại CQ cho phát triển 3 ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch trên toàn tỉnh. Trường hợp đánh giá mức độ thích hợp của điều kiện tự nhiên (ĐKTN) cho một loại cây trồng cụ thể, luận án lựa chọn cây cao su (ở huyện Bình Sơn) và đánh giá theo các dạng CQ (ở bản đồ tỉ lệ 1: 50.000).
    Quảng Ngãi có nhiều loại TNTN, luận án chú trọng xem xét tài nguyên khí hậu, đất, nước mặt và tài nguyên rừng. Những định hướng BVMT, bố trí hợp lí không gian ưu tiên phát triển các ngành sản xuất được đề xuất dựa trên kết quả ĐGCQ, hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên của địa phương.
    4. Các luận điểm bảo vệ

    Luận điểm 1: Tiếp cận địa lí tổng hợp, tiếp cận cảnh quan học trong nghiên cứu lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi sẽ làm sáng tỏ sự phân hóa đa dạng, nhưng có quy luật của tự nhiên, được thể hiện qua đặc trưng phân hóa của 1 hệ CQ, 1 phụ hệ, 1 kiểu CQ, 3 lớp, 7 phụ lớp, 16 hạng CQ và 139 loại CQ cũng như khả năng và giá trị ứng dụng thực tiễn cho phát triển của tỉnh.
    Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xác định các định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh Quảng Ngãi (bản đồ tỉ lệ 1: 100.000) và không gian phân bố, khả năng mở rộng diện tích cây cao su ở huyện Bình Sơn (bản đồ tỉ lệ 1: 50.000).
    5. Những điểm mới của đề tài

    Đã xây dựng bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000 cho tỉnh Quảng Ngãi và bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000 cho huyện Bình Sơn.
    Đã xác định được mức độ thuận lợi và thứ tự ưu tiên của các loại CQ cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Ngãi; xác định khả năng mở rộng diện tích và phạm vi phân bố cây cao su ở huyện Bình Sơn theo các dạng CQ.
    Trên quan điểm tiếp cận Địa lí tổng hợp và ĐGCQ đã đề xuất định hướng SDHL tài nguyên và BVMT, phát triển các ngành sản xuất, kinh tế tỉnh Quảng Ngãi theo hướng bền vững.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

    6.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tự nhiên, SDHL tài nguyên theo hướng địa lí tự nhiên (ĐLTN) tổng hợp ứng dụng cho một lãnh thổ cụ thể.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần định hướng SDHL tài nguyên, bố trí hợp lí không gian sản xuất theo các đơn vị CQ; hỗ trợ các nhà quy hoạch xây dựng chiến lược phát triển KT-XH theo hướng bền vững cho tỉnh Quảng Ngãi. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy.
    7. Cơ sở tài liệu của luận án

    Luận án được thực hiện dựa trên khối lượng tài liệu phong phú, gồm các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các đề tài, các chương trình, các dự án Các tài liệu được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu, như tài liệu ở thư viện (thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Khoa học kĩ thuật Trung ương, thư viện tỉnh Quảng Ngãi; thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học KHTN, Đại học Quy Nhơn); Các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đề tài cấp cơ sơ và các đề tài cấp địa phương đã thực hiện thuộc: Đề tài: 48B.05.01: Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên dải ven biển và hải đảo ven bờ (1991); Đề tài KHCN 07 – 02: “Nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn quá trình hoang mạc hoá vùng Trung Trung bộ (Quảng Ngãi – Bình Định), 2000; Đề tài cấp Viện KH&CN Việt Nam Đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên nhằm cảnh báo và ngăn ngừa thiên tai, lũ lụt một số lưu vực (lưu vực sông Thu Bồn, Trà Khúc), (2003); Đề tài cấp Nhà nước (KC. 09 – 11), đề tài nhánh là “Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường (2003); Đề tài cấp nhà nước KC 08-12: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở miền Trung (2005); Đề tài cấp tỉnh “Tổng hợp, biên hội Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Quảng Ngãi; đề xuất giải pháp đầu tư, thăm dò khai thác, sử dụng hợp lí một số loại tài nguyên khoáng sản có thế mạnh” (2006). Đề tài cấp Viện Địa lí “Đánh giá tình trạng khô hạn vùng Trung bộ Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu khô hạn (2007); Đề tài “Xây dựng bản đồ nguy cơ và các giải pháp khả thi mang tính ngăn ngừa, hạn chế tác hại của lũ quét, lũ ống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” (2008); Đề tài cấp Viện KH&CN VN “Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ lập quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020” (2006 - 2009)
    Các tài liệu chuyên ngành thuộc Viện Địa lí, Trung tâm tư vấn lâm nghiệp; các tài liệu thuộc các sở ban ngành của tỉnh Quảng Ngãi: sở Khoa học và Công nghệ, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Văn hóa thông tin, sở Kế hoạch và Đầu tư và các phòng ban ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).
    Đồng thời, tác giả còn tham khảo các quy hoạch ngành và các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương; Các tài liệu từ mạng Internet, từ Website của các trường đại học, từ các tạp chí chuyên ngành trên Thế giới và Việt Nam; Các công trình, bài báo tác giả đã thực hiện trong quá trình học nghiên cứu sinh (NCS), các tài liệu thu được từ thực địa Những tài liệu trên là cơ sở quan trọng cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án.
    8. Cấu trúc luận án
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lí luận nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các mục đích ứng dụng thực tiễn
    Chương 2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Quảng Ngãi
    Chương 3. Đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Ngãi và một số đinh hướng sử dụng
    Luận án được trình bày trong 148 trang, trong đó có 24 hình và 29 bảng. Nội dung và kết quả nghiên cứu của từng chương mục được cụ thể hóa ở hình 2 và bảng 1.





    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Tài liệu tiếng Việt
    1. Lê Đức An và nnk (1991), Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên dải ven biển và hải đảo ven bờ, Báo cáo tổng hợp, Đề tài: 48B.05.01, chương trình nghiên cứu biển, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lí, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
    2. Lê Đức An và nnk (2006), Khái quát về địa mạo Trường Sơn Nam qua tuyến Kon Tum – Ba Tơ, Tạp chí các khoa học về Trái đất, tr 25 – 33, số 1 (T.28) Hà Nội.
    3. Lại Huy Anh (1999), Địa mạo - thổ nhưỡng, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lí, Viện KHCN Việt Nam.
    4. Phạm Quang Anh (1996), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức Du lịch xanh Việt Nam, Luận án PTS Địa lí, Đại học KHTN, Hà Nội.
    5. Armand. D.L (1993), Khoa học về cảnh quan, người dịch Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Xuân Mậu, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
    6. Lê Huy Bá và nnk (2008) “Xây dựng bản đồ nguy cơ và các giải pháp khả thi mang tính ngăn ngừa, hạn chế tác hại của lũ quét, lũ ống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, báo cáo kết quả thực hiện đề tài khoa học, TP. Hồ Chí Minh.
    7. Đặng Văn Bào (1996), Đặc điểm địa mạo dải đồng bằng ven biển Huế - Quảng Ngãi, Luận án PTS khoa học Địa lí – Địa chất, Hà Nội.
    8. Đặng Văn Bào, Vũ Văn Phái, Đào Đình Bắc, Nguyễn Hiệu (2000), "Hoạt động xói lở và bồi tụ vùng hạ lưu sông Trà Khúc”, Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị khoa học Địa lí- Địa chính, tr.123 – 129, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    9. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội
    10. Lại Vĩnh Cẩm (2008), Tiếp cận sinh thái cảnh quan nghiên cứu, đề xuất định hướng SDHL các dải cát ven biển miền Trung Việt Nam, Tuyển tập Hội Nghị khoa học địa lí toàn quốc lần thứ III, tr.377 – 386, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
    11. Lê Trần Chấn (chủ biên) và nnk (2006), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuât.
    12. Nguyễn Thị Kim Chương (1998), “Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lí Trường ĐHSP Hà Nội. Hà Nội.
    13. Nguyễn Thị Kim Chương (2003), Địa lí tự nhiên đại cương: “Thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, lớp vỏ cảnh quan và các quy luật địa lí của Trái đất”,NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
    14. Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2011), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2010, XNB Thống kê, Hà Nội.
    15. Nguyễn Văn Cư, Phạm Huy Tiến (2003), Sạt lở bờ biển miền Trung Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
    16. Nguyễn Văn Cư và nnk (2009), “Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ lập quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020”, Viện Địa lí, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
    17. Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải (2005), Cơ sở Địa lí tự nhiên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
    18. Nguyễn Lập Dân và nnk (2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở miền Trung, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp nhà nước KC 08-12, Viện Địa lí, Hà Nội.
    19. Nguyễn Ngọc Dung (2008), Quản lí tài nguyên và môi trường, NXB Xây Dựng.
    20. Đặng Văn Đội và nnk (2000), Vỏ phong hoá và trầm tích Đệ tứ Việt Nam, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Bộ Công Nghiệp, Hà Nội.
    21. V.M. Fridland (1964), Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm (Người dịch: Lê Huy Bá), NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
    22. Dương Thị Nguyên Hà (2007), Đánh giá cảnh quan các huyện ven biển tỉnh Quảng Ngãi phục vụ phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp, Luận văn thạc sĩ ĐLTN, Đại học Sư phạm Hà Nội.
    23. Dương Thị Nguyên Hà, Nguyễn Khanh Vân, Đỗ Thị Vân Hương (2008), Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu tỉnh Quảng Ngãi phục vụ phát triển du lịch,Tuyển tập Hội Nghị khoa học địa lí toàn quốc lần thứ III, tr. 582- 590, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
    24. Phạm Hoàng Hải và nnk (1990), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên sinh thái và tài nguyên thiên nhiên NĐGM ẩm dải ven biển Việt Nam phục vụ mục đích phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường, Đề tài 48B.05.01, Tài liệu lưu trữ viện Địa lí, Viện KHCN Việt Nam, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...