Tiến Sĩ Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/10/17.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii

    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình thực hiện luận án tại cơ sở đào tạo Học viện Khoa học và
    Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nghiên cứu sinh
    (NCS) xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới hai thầy hướng
    dẫn, PGS.TS Mai Trọng Thông và PGS.TS Đào Khang đã tận tình chỉ bảo và giúp
    NCS có được những kết quả nghiên cứu để hoàn thành luận án.
    NCS xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo cơ sở đào tạo là Viện Địa lý,
    Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
    đã quan tâm, tạo điều kiện để NCS hoàn tất các chương trình học tập cũng như các
    thủ tục trong quá trình thực hiện luận án. NCS xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến
    Trường Đại học Vinh, Khoa Địa lý-Quản lý Tài nguyên đã tạo thuận lợi cho NCS
    trong suốt thời gian làm luận án.
    NCS cũng xin gửi lời cám ơn đến Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp
    và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh; UBND và phòng Nông nghiệp tại các huyện đã
    cung cấp cho NCS các số liệu và thông tin phục vụ luận án.
    Trong quá trình thực hiện luận án, NCS xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè,
    đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho
    luận án. Đặc biệt, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân suốt thời gian
    qua đã luôn quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để NCS có nhiều thời gian tập
    trung hoàn thành luận án.

    Nghiên cứu sinh


    Phạm Vũ Chung iii

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
    3. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    5. Luận điểm nghiên cứu 3
    6. Những điểm mới của luận án 3
    7. Nguồn tài liệu 3
    8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    9. Cấu trúc của luận án . 4
    Chương 1 . 5
    CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
    BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU . 5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về biến động sử dụng đất 5
    1.1.1. Trên thế giới . 5
    1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất 5
    1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu
    đến sử dụng đất 9
    1.1.2. Tại Việt Nam 13
    1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất 13
    1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu
    đến sử dụng đất 18
    1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tỉnh Hà Tĩnh . 23
    1.2. Cơ sở lý luận đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu 25
    1.2.1. Một số khái niệm . 25
    1.2.1.1. Đất, sử dụng đất và biến động sử dụng đất 25
    1.2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu 30
    1.2.2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất 32
    1.2.2.1. Tác động của khí hậu đến đặc tính của đất 32
    1.2.2.2. Tác động qua lại giữa biển đổi khí hậu và sử dụng đất 34
    1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 36
    1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu 36
    1.3.1.1. Quan điểm nhiên cứu . 36 iv

    1.3.1.2. Cách tiếp cận 37
    1.3.1.3. Phương pháp nghiên cứu 38
    1.4. Quy trình các bước nghiên cứu . 42
    Chương 2 . 45
    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
    NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HÀ TĨNH 45
    2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Tĩnh 45
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 45
    2.1.1.1. Vị trí địa lý . 45
    2.1.1.2. Đặc điểm địa chất . 45
    2.1.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo 48
    2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu 49
    2.1.1.5. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước . 51
    2.1.1.6. Đặc điểm địa chất thuỷ văn 54
    2.1.1.7. Đặc điểm thổ nhưỡng . 54
    2.1.1.8. Đặc điểm sinh vật . 57
    2.1.1.9. Hiện trạng tai biến môi trường . 58
    2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 60
    2.1.2.1. Dân số và lao động . 60
    2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội . 60
    2.1.2.3. Thực trạng điều chỉnh các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
    trong giai đoạn 2005-2015 tại Hà Tĩnh 65
    2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên,
    kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp 70
    2.1.3.1. Những lợi thế chủ yếu 70
    2.1.3.2. Hạn chế, thách thức 71
    2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 73
    2.2.1. Đất nông nghiệp . 74
    2.2.2. Đất phi nông nghiệp . 76
    2.2.3. Đất chưa sử dụng . 77
    2.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015 78
    2.3.1. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp . 82
    2.3.1.1. Biến động đất trồng lúa . 82
    2.3.1.2. Biến động đất trồng cây hàng năm khác . 84
    2.3.1.3. Biến động đất trồng cây lâu năm 85 v

    2.3.2. Biến động đất lâm nghiệp . 87
    2.3.2.1. Biến động diện tích đất rừng sản xuất 87
    2.3.2.2. Biến động đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng 89
    2.3.3. Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản 90
    2.3.4. Biến động đất làm muối 92
    2.3.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp khác . 92
    Chương 3 . 94
    BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH
    BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH HÀ TĨNH 94
    3.1. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh 94
    3.1.1. Biến đổi khí hậu giai đoạn 1980-2015 . 94
    3.1.1.1. Nguồn số liệu 94
    3.1.1.2. Biến đổi của các đặc trưng khí hậu tại Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015 . 94
    3.1.2. Khái quát về kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Hà Tĩnh 111
    3.1.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Hà Tĩnh 111
    3.1.2.2. Tính toán diện tích ngập lụt tại tỉnh Hà Tĩnh theo kịch bản
    nước biển dâng 111
    3.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015
    trong bối cảnh biến đổi khí hậu 113
    3.2.1. Thực trạng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai
    đến biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh 113
    3.2.1.1. Ảnh hưởng của lũ lụt, bão 114
    3.2.1.2. Ảnh hưởng của nắng nóng và hạn hán . 119
    3.2.1.4. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn . 123
    3.2.1.5. Ảnh hưởng của rét đậm rét hại . 124
    3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố khí hậu và biến động sử dụng đất
    nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 tại tỉnh Hà Tĩnh bằng phương pháp phân tích
    hồi quy logistic . 127
    3.2.2.1. Thiết lập cơ sở dữ liệu đầu vào 127
    3.2.2.2. Kết quả tính toán theo mô hình hồi quy logistic 133
    3.2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và thiên tai
    đến biến động sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015 135
    3.3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trong bối cảnh
    biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh 139
    3.3.1. Những căn cứ để đề xuất các giải pháp . 139 vi

    3.3.2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong bối cảnh
    biến đổi khí hậu 140
    3.3.2.1. Một số giải pháp chung . 140
    3.3.2.2. Một số giải pháp cụ thể góp phần sử dụng đất nông nghiệp hợp lý
    thích ứng với biến đổi khí hậu . 142
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ . I
    TÀI LIỆU THAM KHẢO II
    PHỤ LỤC PL-1


    vii

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1.1. Mô tả các tuyến điểm thực địa . 40
    Bảng 1.2. Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic đa biến 42
    Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm 50
    Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm . . 51
    Bảng 2.3. Đặc điểm mạng lưới sông suối trong tỉnh Hà Tĩnh . 52
    Bảng 2.4. Cơ cấu các nhóm đất (Soil group) tỉnh Hà Tĩnh 55
    Bảng 2.5. Thống kê diện tích các nhóm đất theo huyện 55
    Bảng 2.6. Quy hoạch các nhóm đất nông nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020 . 67
    Bảng 2.7. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh 74
    Bảng 2.8. Đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh 76
    Bảng 2.9. Đất phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 77
    Bảng 2.10. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 . 80
    Bảng 2.11. Bảng chu chuyển các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015 81
    Bảng 3.1. Vị trí các trạm tại tỉnh Hà Tĩnh 94
    Bảng 3.2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm 95
    Bảng 3.3. Biến thiên của nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1,
    nhiệt độ trung bình tháng 7 trong các giai đoạn . 96
    Bảng 3.4. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm 97
    Bảng 3.5. Biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong các giai đoạn 98
    Bảng 3.6. Tần suất bắt đầu mùa mưa . 99
    Bảng 3.7. Tần suất cao điểm của mùa mưa 100
    Bảng 3.8. Tần suất kết thúc mùa mưa 100
    Bảng 3.9. Độ lệch chuẩn của số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm 101
    Bảng 3.10. Sự biến đổi của số ngày nắng nóng qua các giai đoạn 102
    Bảng 3.11. Độ lệch chuẩn của số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm 103
    Bảng 3.12. Sự biến đổi của số ngày mưa lớn qua các giai đoạn 104
    Bảng 3.13. Đặc trưng mực nước lũ ở một số vị trí trên sông La . 106
    Bảng 3.14. Diện tích ngập lụt các huyện tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 . 107
    Bảng 3.15. Tần số bão trung bình tháng và năm ảnh hưởng trực tiếp đến
    các đoạn bờ biển Bắc Trung bộ giai đoạn 1960-2015 . 108
    Bảng 3.16. Số các cơn bão hoạt động trong năm vùng ven biển Bắc Trung Bộ
    giai đoạn 1960-2015 . 109 viii

    Bảng 3.17. Số lượng bão trong các thập niên 109
    Bảng 3.18. Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng ở Hà Tĩnh
    theo kịch bản phát thải trung bình (B2) so với thời kỳ 1980 - 1999 111
    Bảng 3.19. Diện tích ngập do nước biển dâng vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh 112
    Bảng 3.20. Mức độ ngập lụt đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 116
    Bảng 3.21. Tổng hợp các lưu vực sông có khả năng xảy ra lũ quét tại Hà Tĩnh . 118
    Bảng 3.22. Mức độ khô hạn đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh . 120
    Bảng 3.23. Mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh . 122
    Bảng 3.24. Tóm tắt các tác động chính của BĐKH và nước biển dâng
    đến một số huyện của tỉnh Hà Tĩnh 125
    Bảng 3.25. Phân cấp và mã hóa các biến độc lập được lựa chọn
    trong mô hình hồi quy 132
    Bảng 3.26. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến . 134
    Bảng 3.27. Giá trị các thông số của các biến . 134
    Bảng 3.28. Biến động sử dụng đất theo sự thay đổi của các biến độc lập . 136

    ix

    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1. Sơ đồ các tuyến, điểm khảo sát thực địa 40
    Hình 1.2. Sơ đồ nội dung và quy trình các bước thực . 43
    Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh . 73
    Hình 2.2. Biểu đồ biến động tăng, giảm các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
    giai đoạn 2005 - 2015 . 82
    Hình 3.1. Biến trình nhiều năm của nhiệt độ không khí trung bình tháng 1
    tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015) . 95
    Hình 3.3. Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày nắng nóng trung bình năm
    tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015) . 102
    Hình 3.4. Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày mưa lớn trung bình năm
    tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015) . 104
    Hình 3.5. Biểu đồ mức độ ngập lụt đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 . 116
    Hình 3.6. Biểu đồ mức độ khô hạn các loại đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh . 120
    Hình 3.7. Biểu đồ mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh 122
    Hình 3.8. Sơ đồ chọn điểm mẫu cho mô hình hồi quy logistic 132
    x

    DANH MỤC BẢN ĐỒ
    Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh . 45
    Bản đồ 2.2. Bản đồ mô hình số độ cao DEM tỉnh Hà Tĩnh 48
    Bản đồ 2.3. Bản đồ đất tỉnh Hà Tĩnh 56
    Bản đồ 2.4. Bản đồ các hệ sinh thái và khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Hà Tĩnh . 57
    Bản đồ 2.5. Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 .
    Bản đồ 2.6. Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 .
    78
    78
    Bản đồ 2.7. Bản đồ Biến động đất trồng lúa tỉnh Hà Tĩnh
    giai đoạn 2005 – 2015 .
    83
    Bản đồ 2.8. Bản đồ biến động đất trồng cây hàng năm tỉnh Hà Tĩnh
    giai đoạn 2005 – 2015 .

    84
    Bản đồ 2.9. Bản đồ biến động đất trồng cây lâu năm tỉnh Hà Tĩnh
    giai đoạn 2005 – 2015 .

    86
    Bản đồ 2.10. Bản đồ biến động đất rừng sản xuất tỉnh Hà Tĩnh
    giai đoạn 2005 – 2015 .

    87
    Bản đồ 2.11. Bản đồ biến động đất rừng phòng hộ tỉnh Hà Tĩnh
    giai đoạn 2005 – 2015 .

    89
    Bản đồ 2.12. Bản đồ biến động đất rừng đặc dụng tỉnh Hà Tĩnh
    giai đoạn 2005 – 2015 .

    89
    Bản đồ 2.13. Bản đồ biến động đất nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Tĩnh
    giai đoạn 2005 – 2015 .

    91
    Bản đồ 3.1. Bản đồ dự báo ngập lụt do nước biển dâng năm 2020
    tỉnh Hà Tĩnh
    112
    Bản đồ 3.2. Bản đồ dự báo ngập lụt do nước biển dâng năm 2100
    tỉnh Hà Tĩnh
    113
    Bản đồ 3.3. Bản đồ mức độ ngập lụt đất theo các loại hình sử dụng tỉnh Hà
    Tĩnh năm 2010
    115
    Bản đồ 3.4. Bản đồ mức độ khô hạn đất theo các loại hình sử dụng tỉnh Hà
    Tĩnh năm
    2010
    119
    Bản đồ 3.5. Bản đồ mức độ thoái hóa đất theo các loại hình sử dụng tỉnh Hà
    Tĩnh năm 2010
    122
    Bản đồ 3.6. Bản đồ các biến trong mô hình hồi quy Logistic đa biến 129



    xi


    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    BĐKH Biến đổi khí hậu
    BĐSDĐ Biến động sử dụng đất
    BTB Bắc Trung Bộ
    BTTN Bảo tồn thiên nhiên
    CCN Cụm công nghiệp
    DTTN Diện tích tự nhiên
    ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
    ĐB-TN Đông bắc – tây nam
    ĐDSH Đa dạng sinh học
    FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations
    (Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc)
    IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change
    (Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu)
    KCN Khu công nghiệp
    KT-XH Kinh tế - xã hội
    LUT Loại hình sử dụng đất
    NCS Nghiên cứu sinh
    NBD Nước biển dâng
    NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
    QHTTPTKTXH Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
    RNM Rừng ngập mặn
    TBNN Trung bình nhiều năm
    TB-ĐN Tây bắc – Đông nam
    TN&MT Tài nguyên & Môi trường
    UBND Ủy ban Nhân dân
    UNEP United Nations Environment Programme (Chương trình
    Môi trường Liên hiệp quốc)
    UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural
    Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
    hiệp quốc)
    UNDP United Nations Development Programme (Chương trình
    phát triển Liên hiệp quốc)
    Viện
    KHKTTV&BĐKH
    Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Biến đổi khí hậu
    VQG Vườn quốc gia
    WB World bank (Ngân hàng Thế giới)
    WMO World Meteorological Organization (Tổ chức Khí tượng
    Thế giới) 1


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là thành phần quan trọng của thể tổng hợp địa lý tự nhiên, là tài nguyên
    thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là tư liệu sản
    xuất đặc biệt không thể thay thế đối với ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong bối
    cảnh dân số nước ta tăng nhanh, nền kinh tế đang vận động theo hướng công nghiệp
    hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước đã làm gia tăng nhu cầu đất ở, đất
    xây dựng cơ sở hạ tầng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Đặc biệt, trong
    những năm gần đây những biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu đang ngày càng
    tác động xấu đến tài nguyên đất Việt Nam, khiến cho đất nông nghiệp ngày càng bị
    thu hẹp.
    Năm 2013, cả nước có trên 50% diện tích đất tự nhiên (trong đó có 3,2 triệu ha đất
    đồng bằng, 13 triệu ha đất đồi núi) bị thoái hóa. Đặc biệt có 0,82 triệu ha đất phèn nông,
    0,54 triệu ha đất cát, 2,06 triệu ha đất xám bạc màu thoái hóa, 0,5 triệu ha đất xói mòn
    mạnh trơ sỏi đá, 0,24 triệu ha đất mặn sú vẹt đước và mặn nhiều, 0,47 triệu ha đất lầy
    úng, 8 triệu ha đất tầng mỏng và vùng đồi núi [5].
    Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên
    596.694,85 ha, địa hình tương đối đa dạng, phức tạp. Nằm trong khu vực nhiệt đới
    gió mùa, khí hậu của Hà Tĩnh còn mang tính chất chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền
    Nam. Mùa mưa kéo dài thường gây ra nhiều bão lụt, mùa khô cũng là mùa nắng gắt,
    có gió tây khô, nóng, lượng bốc hơi lớn, gây hạn hán nghiêm trọng. Hà Tĩnh có nền
    kinh tế đặc thù là nông nghiệp, với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa
    dạng, song cũng gặp nhiều khó khăn như: địa hình nhỏ hẹp và chia cắt vụn, đất đai
    cằn cỗi, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai (nắng nóng, bão, lũ
    lụt, hạn hán ) thường xuyên xảy ra. Thời gian gần đây, các huyện ven biển Hà Tĩnh
    đã có hiện tượng nước biển dâng gây nhiễm mặn sâu vào nội đồng, hạn hán, lũ lụt gia
    tăng gây thoái hóa đất. Biến đổi khí hậu làm gia tăng hoạt động hủy hoại đất đai như
    xói mòn, rửa trôi, khô hạn, mặn hóa, ngập úng, lũ quét, sạt lở, đất bị ô nhiễm . càng
    làm cho tình hình sử dụng đất biến đổi khó kiểm soát.
    Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh
    đang là vấn đề được chính quyền, các nhà khoa học và nhân dân quan tâm lo lắng. 2


    Xuất phát từ sự cần thiết phải đánh giá được biến động sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh
    trong thời gian qua cũng như dự báo cho tương lai do những tác động của biến đổi khí
    hậu và hoạt động kinh tế - xã hội, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
    “Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh
    Hà Tĩnh” làm luận án tiến sỹ Địa lý, chuyên ngành Địa lý Tài nguyên và Môi trường.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại
    tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015, bao gồm: đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm;
    đất trồng cây lâu năm; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất
    nông nghiệp khác.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian nghiên cứu
    Lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh phần đất liền theo đơn vị hành chính, không tính các đảo.
    - Về nội dung và thời gian nghiên cứu
    + Nghiên cứu, phân tích chuỗi số liệu các yếu tố khí tượng, thủy văn giai đoạn 1980 -
    2015.
    + Nghiên cứu, phân tích số liệu sử dụng đất và biến động sử dụng đất nông nghiệp
    giai đoạn 2005 - 2015.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Phân tích, đánh giá được thực trạng, nguyên nhân gây biến động các loại hình sử
    dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 tại tỉnh Hà Tĩnh.
    - Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, đáp ứng mục tiêu phát triển
    kinh tế xã hội bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh.
    - Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2005 -
    2015; xác định các nguyên nhân gây biến động trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
    - Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi khí hậu giai đoạn 1980 - 2015 tại tỉnh Hà Tĩnh.
    - Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho mục đích nông
    nghiệp tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được xác định. 3


    5. Luận điểm nghiên cứu
    Luận điểm 1: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai
    đoạn 2005-2015 đã có biến động rõ rệt do những thay đổi về chính sách, mục tiêu
    phát triển kinh tế - xã hội và do ảnh hưởng của biến đổi về điều kiện tự nhiên.
    Luận điểm 2: Sự biến đổi của các yếu tố khí hậu và các hiện tượng thiên tai
    trong thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động
    các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh.
    6. Những điểm mới của luận án
    - Đã làm rõ xu thế và các biểu hiện của BĐKH tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn
    1980-2015.
    - Bằng mô hình hồi quy logistic đã đánh giá định lượng mối quan hệ giữa biến
    động sử dụng đất nông nghiệp với các yếu tố khí hậu và thiên tai trong giai đoạn
    2005-2015.
    - Đã thành lập hệ thống bản đồ Biến động các loại hình sử dụng đất nông
    nghiệp tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 bằng công nghệ GIS, từ đó xác định được thực
    trạng biến động diện tích của từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn
    2005-2015.
    7. Nguồn tài liệu
    - Số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ 1980-2015
    do Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ và Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và
    Công nghệ Việt Nam cung cấp.
    - Số liệu liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 được
    NCS thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh;
    - Các tài liệu liên quan đến quy hoạch ngành nông nghiệp, quy hoạch ngành
    trồng trọt, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Hà Tĩnh do Sở Tài
    nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cung cấp;
    - NCS đã khai thác thông tin tư liệu, số liệu từ các đề tài, dự án khác như:
    + Báo cáo đề tài: Đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống kinh tế - xã hội do
    tác động của Biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ (thí điểm cho tỉnh Hà Tĩnh), mã
    số: BĐKH-24 thuộc Chương trình KHCN-BĐKH 11/15 do Viện Địa lý thực hiện
    (2013-2015).

    + Báo cáo đề tài: Điều tra đánh giá hiện trạng nguyên nhân suy thoái tài nguyên
    môi trường đất-nước vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh và đề xuất giải pháp khai thác quản lý
    tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững do Viện Địa lý thực hiện năm
    2010-2012.
    + Báo cáo đề tài: Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh phục
    vụ sử dụng tài nguyên đất bền vững do Viện Địa lý thực hiện năm 2010 - 2012.
    - Ngoài ra, NCS còn sử dụng kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài do các nhà
    khoa học, các cơ quan khác nhau thực hiện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề
    tài luận án.
    8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    8.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những tác động dẫn đến biến động sử
    dụng đất nông nghiệp tại Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015, đặc biệt sự biến động sử
    dụng đất có tính đến biến đổi khí hậu. Luận án góp phần bổ sung phương pháp luận
    và phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực có sự đan
    xen giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội.
    8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho địa phương về các
    biểu hiện của biến động sử dụng đất do tác động của biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên
    cứu, phục vụ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, bố trí sản xuất, cảnh báo thiên tai.
    9. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bản đồ, phụ lục, luận án được cấu trúc thành
    3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng
    đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu
    Chương 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
    tại tỉnh Hà Tĩnh
    Chương 3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại
    tỉnh Hà Tĩnh
     
Đang tải...