Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
    MỞ ĐẦU
    Thừa Thiên Huế là tỉnh miền Trung có hệ thống đầm phá lớn nhất nước ta. Hệ thống ao, hồ kênh mương, ruộng ngập nước chiếm một diện tích đáng kể và mang những yếu tố sinh thái thuận lợi cho thuỷ sinh vật phát triển.
    Tiềm năng thuỷ sinh vật ở Thừa Thiên Huế khá phong phú và đa dạng, trong đó cá là nguồn thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Cá là những mắt xích không thể thiếu trong chuổi thức ăn ở các thuỷ vực, vừa là nguồn thực phẩm giàu đạm chủ yếu trong các bữa ăn của người Việt Nam chúng ta. Vì thế, từ lâu cá được xem là đối tượng khai thác chính trên các thuỷ vực, đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế.
    Để phát triển bền vững, nghề cá nhất thiết phải quan tâm đến các đối tượng vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có vai trò quan trọng đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học ở các thuỷ vực tự nhiên. Trong số đó, cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) là loài đã đi vào dân gian, trở thành nét văn hoá ẩm thực tao nhã và không kém phần sang trọng trong đời sống hàng ngày.
    Xuất phát từ thực tiễn nuôi cá và khai thác cá ở các thuỷ vực nước ngọt vùng Huế, để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững cần đề xuất được các biện pháp quản lý và bảo tồn nguồn lợi một cách phù hợp. Điều này nhất thiết phải dựa trên những hiểu biết về nguồn lợi, về đặc điểm sinh học, sinh thái của từng đối tượng.
    Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về đặc tính sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng . của cá Diếc ở các thuỷ vực Thừa Thiên Huế. Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế”.
     
Đang tải...