Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc tính nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Bù

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu đặc tính nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Bù ở Hương Sơn, Hà Tĩnh
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng v
    Danh mục biểu ñồ vi
    Danh mục viết tắt vii
    PHẦN 1 MỞ ðẦU 80
    1.1. ðặt vấn ñề 1
    1.2. Mục ñích và yêu cầu ñề tài . 2
    1.2.1. Mục ñích 2
    1.2.2 Yêu cầu 2
    1.3 Ý nghĩa của ñề tài 2
    1.3.1 Ý nghĩa khoa học . 2
    1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn . 3
    PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Nguồn gốc và phân bố cây có múi . 4
    2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới và ở Việt Nam .7
    2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới 7
    2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ởViệt Nam . 10
    2.3 Tình hình nghiên cứu cây có múi trong và ngoàinước liên quan tới ñề tài 12
    2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài . 12
    2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 27
    PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    3.1. Vật liệu nghiên cứu 33
    3.1.1. ðối tượng nghiên cứu 33
    3.1.2. Các vật tư dùng trong nghiên cứu 33
    3.2. Nội dung nghiên cứu 33
    3.2.1. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh trưởng và sinh lý ra hoa ñậu quả
    của cam Bù: . 33
    3.3.2. Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất,
    chất lượng cam Bù . 34
    3.3. Phương pháp nghiên cứu . 34
    3.4. Thời gian nghiên cứu . 40
    3.5. Cách tính toán và xử lý số liệu . 40
    PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
    4.1. Sơ lược về ñiều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất cam Bù tại Hương
    Sơn – Hà Tĩnh 41
    4.1.1. ðiều kiện khí hậu, ñất ñai và tình hình phát triển nông nghiệp của
    huyện Hương Sơn 41
    4.1.2. Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi và CamBù ở Hương Sơn 50
    4.1.3. Sơ bộ về tình hình sản xuất cam Bù ở các xãtrọng ñiểm của huyện
    Hương Sơn 51
    4.2. Kết quả nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh trưởng và sinh lý ra hoa ñậu
    quả của cam Bù 56
    4.2.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của cam Bù . 56
    4.2.2. ðặc ñiểm ra hoa ñậu quả của cam Bù 60
    4.3. Kết quả nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật làm tăng
    năng suất, chất lượng cam Bù 68
    4.3.1. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu ảnh hưởng củamột số loại phân bón
    và công thức bón phân khác nhau ñến sinh trưởng, năng suất và chất
    lượng Cam Bù 68
    4.3.2. Kết quả nghiên cứu quản lý ñộ ẩm ñất bằng biện pháp che phủ ñất . 75
    4.3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh phổ biến
    trên Cam Bù theo hướng phòng trừ tổng hợp . 81
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 90
    5.1. KẾT LUẬN . 90
    5.2. ðỀ NGHỊ . 91

    PHẦN 1 MỞ ðẦU
    1.1. ðặt vấn ñề
    Cam Bù (Citrus Sp) là giống cây ăn quả ñặc sản bản ñịa của Hà Tĩnh
    nói chung và huyện Hương Sơn nói riêng, có phẩm chất và hương vị thơm
    ngon ñặc trưng, giàu chất dinh dưỡng nhất là các loại vitamin. Với nhiều ñặc
    tính ưu trội, năm 2000 cam Bù ñược Bộ Nông nghiệp và PTNT xác ñịnh là
    cây ăn quả quý, ñưa vào danh mục những giống cây trồng cấm xuất khẩu
    giống. Tuy nhiên, những năm gần ñây diện tích và năng suất cam Bù giảm
    mạnh. Theo thống kê của huyện diện tích cam Bù của huyện Hương Sơn năm
    1995 là 202 ha, năng suất ñạt 33 tạ/ha, ñến năm 2000 diện tích chỉ còn 146 ha
    với năng suất 26,32 tạ/ha và năm 2006 diện tích còn116 ha với năng suất
    24,47 tạ/ha, giảm 42,3% so với năm 1995. Không chỉ năng suất mà chất
    lượng quả cũng bị giảm sút nghiêm trọng; quả cam Bùtừ trên 250 gam, màu
    ñỏ da cam, vị ngọt nay chỉ còn 20-30% số cây có trọng lượng quả như vậy,
    còn phần lớn cây cho quả bé, dị dạng, màu vàng xanh, vị chua. 12 cây cam Bù
    ñược giải trong Hội thi tuyển chọn năm 2002 ñến nayñều bị bệnh, 3/4 số cây
    ñã chết và chặt bỏ.
    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn ñến tình trạng suy thoái của cam Bù như
    giống, kỹ thuật canh tác, sự thoái hóa của ñất và sự phát sinh phát triển sâu,
    bệnh hại vv song sự ñầu tư cũng như các công trình nghiên cứu khắc phục
    hiện tượng suy thoái của cam Bù trên ñịa bàn huyện Hương Sơn hầu như
    không có. Từ năm 1999 ñến nay mới chỉ có 1 dự án và 1 ñề tài ñiều tra về sâu
    bệnh trên cây có múi, trong ñó có cam Bù thực hiện ở Hương Sơn, còn riêng
    cho cam Bù thì hầu như không có.
    Việc duy trì bảo tồn các cây trồng bản ñịa cũng nhưkhai thác một cách
    hiệu quả, bền vững phục vụ cho mục ñích phát triển kinh tế ñang là xu hướng
    toàn cầu và trách nhiệm của mỗi quốc gia trong việcbảo vệ an toàn ña dạng
    sinh học. Cam Bù không những là giống cây trồng bảnñịa mà còn là giống
    cây ăn quả ñặc sản, có giá trị kinh tế cao cần ñượcbảo vệ, bảo tồn lâu dài và
    ñầu tư khai thác một cách hiệu quả, bền vững phục vụ phát triển kinh tế ñịa
    phương, nâng cao ñời sống người nông dân.
    ðể nâng cao năng suất, chất lượng cam Bù cũng như xác ñịnh rõ
    nguyên nhân suy thoái ñưa ra các giải pháp khắc phục, góp phần duy trì lâu
    dài và phát triển giống cam Bù trở thành thế mạnh trong việc phát triển kinh
    tế của ñịa phương, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu ñặc tính nông
    sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năngsuất, chất lượng cam
    Bù ở Hương Sơn - Hà Tĩnh "
    1.2. Mục ñích và yêu cầu ñề tài
    1.2.1. Mục ñích
    Nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh trưởng, ra hoa ñậu quả của cam Bù làm
    cơ sở xây dựng ñặc ñiểm giống.
    Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năngsuất, chất lượng
    cam Bù ñể bổ sung, hoàn thiện quy trình trồng và thâm canh cây cam Bù.
    1.2.2 Yêu cầu
    - Theo dõi và xác ñịnh ñược các giai ñoạn phát sinh phát triển các ñợt
    lộc, số lượng và chất lượng của các ñợt lộc; thời kỳ ra hoa ñậu quả, thời kỳ
    chín quả và thu hoạch.
    - Tiến hành một số thí nghiệm kỹ thuật về bón phân, phòng trừ sâu
    bệnh, quản lý ñộ ẩm ñất; ñánh giá hiệu quả của các thí nghiệm ñối với việc
    nâng cao năng suất, chất lượng cam Bù.
    1.3 Ý nghĩa của ñề tài
    1.3.1 Ý nghĩa khoa học
    Bước ñầu xác ñịnh ñược quy luật sinh trưởng, ra hoañậu quả của cam Bù
    là cơ sở khoa học cho việc tác ñộng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất,
    chất lượng cùng với các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác sẽ góp phần
    bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chămsóc cam Bù ñạt hiệu quả
    cao, bền vững tại huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh.
    1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
    Các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng cam Bù góp
    phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng cam Bù ở Hương
    Sơn – Hà Tĩnh.

    PHẦN 2
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1. Nguồn gốc và phân bố cây có múi
    Trong các loài cây ăn quả, cùng với nho, cây có múicó lịch sử trồng
    trọt lâu ñời nhất. Có nhiều báo cáo nói về nguồn gốc cây có múi, nhưng phần
    lớn ñều thống nhất rằng nguồn gốc cây có múi (Citrus) ở ðông Nam châu Á,
    trải dài từ ðông Ả rập tới Philippine và từ Nam dãy Himalaya tới Indonesia,
    Úc. Trong ñó một vùng rộng lớn của ðông Bắc Ấn ðộ và Bắc Miên ðiện
    ñược cho là trung tâm phát sinh của các loài cây cómúi. Tuy nhiên, những
    nghiên cứu hiện nay cho rằng tỉnh Vân Nam thuộc trung tâm phía Nam Trung
    Quốc có thể là nơi khởi nguyên quan trọng của các loài cây có múi do sự ña
    dạng của các loài ñược phát hiện tại ñây và ñược phát tán xuống phía Nam
    theo hệ thống sông suối (Gmitter and Hu, 1990). Sự di chuyển mạnh mẽ của
    các dạng cây có múi khác nhau có lẽ xảy ra chủ yếu ở bên trong vùng khởi
    nguyên trước khi lịch sử ñược ghi chép. Nhiều dạng cây có múi ñã di chuyển
    từ phía tây tới các vùng Ả Rập khác nhau, ví dụ nhưÔ Man, Ba Tư, I-Ran,
    thậm chí tới Palestin trước chúa Giê Su ra ñời (dẫn theo F.S. Davies, LG.
    Albrigo) [17]. Các dạng cây có múi chính ăn ñược, bao gồm chanh yên, cam
    chua, chanh giấy, chanh núm, cam ngot, bưởi, bưởi chùm, quýt và quất.
    Các loài chanh yên, phật thủ (Citrus medicaL.) có nguồn gốc từ Nam
    Trung Quốc tới Ấn ðộ. Loài này ñược tìm thấy ở I-Ran khi Alexander của
    Macedonia tới châu Á (khoảng năm 330 trước công nguyên) rồi sau ñó nhập
    nội về vùng ðịa Trung Hải. Các loài cây có múi kháccũng ñược nhập nội vào
    Italia rất sớm từ thời ðế chế La Mã (năm 27 trước công nguyên ñến năm 284
    sau công nguyên), nhưng chúng ñã bị hủy diệt vào cuối kỷ nguyên ñó. Sự
    tranh luận về sự tồn tại của các loài chanh yên, phật thủ cũng ñược nói ñến
    trong sách kinh thánh (Bible) và ñược chứng minh rõràng nhất ở lễ giáo của

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Tài liệu tiếng việt
    1. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, “Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh trưởng, ra hoa, ñậu
    quả và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng bưởi
    Diễn trên ñất gò ñồi bán sơn ñịa thuộc huyện ChươngMỹ, Hà Nội” Luận
    văn thạc sĩ, Hà Nội tháng 10/2010.
    2. ðỗ ðình Ca, Vũ Việt Hưng (2005), “Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của
    phân bón, tưới nước ñến khả năng ra hoa, ñậu quả, năng suất, phẩm chất
    bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê, Hà Tĩnh”thuộc ñề tài: “Nghiên cứu các
    giải pháp kỹ thuật và kinh tế - xã hội phát triển cây ăn quả phục vụ xuất
    khẩu và tiêu dùng nội ñịa. 2002- 2005”, Chương trình “Nghiên cứu
    KHCN phục vụ phát triển Nông nghiệp, Nông thôn Duyên hải miền
    Trung”
    3. ðỗ ðình Ca (2009), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Nghiên cứu khai thác và
    phát triển nguồn gen một số giống bưởi ñặc sản Thanh Trà và Phúc Trạch
    tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
    4. ðỗ ðình Ca, Lê Công Thanh (2006-2007), Báo cáo kết quả“Nghiên cứu sử
    dụng chất ñiều hòa sinh trưởng GA
    3
    làm giảm số lượng hạt và nâng cao
    chất lượng cam Xã ðoài”, thuộc ñề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống và xây
    dựng quy trình sản xuất tiên tiến (GAP) cho một số cây ăn quả chủ lực
    miền Bắc (dứa, nhãn, vải, cam quýt, xoài, .)”
    5. ðại học Cần Thơ. Hội thảo Quốc gia “cây có múi, Xoài và khóm„ .
    Chương trình VLIR-IUC CTU, ðề án R2- Cây ăn trái. NXG Nông nghiệp-
    Thành Phố HCM, 2005.
    6. Trương Thục Hiền. Nguyên tắc quản lý nước và ñất trong vườn cam quýt.
    Tài liệu tập huấn của FFTC - Trung tâm kỹ thuật thực phẩm và phân bón,
    Trại thí nghiệm Nông nghiệp ðài Loan.
    7. Trương Thục Hiền. Liều lượng bón, thời gian và phương pháp bón 3 yếu tố
    chủ yếu của cam quýt. Tài liệu tập huấn của FFTC - Trung tâm kỹ thuật
    thực phẩm và phân bón, Trại thí nghiệm Nông nghiệp ðài Loan.
    8. Lữ Minh Hùng. Cải tạo dạng hình cây cam quýt. Tài liệu tập huấn của
    FFTC - Trung tâm kỹ thuật thực phẩm và phân bón, Trại thí nghiệm Nông
    nghiệp ðài Loan.
    9. Trung tâm kỹ thuật thực phẩm và phân bón (FFTC). Sổ tay sản xuất trái
    cây có múi dành cho nông dân châu á, NXB tổng hợp ðồng Nai, 2005.
    10. Vũ Việt Hưng (2010) Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng
    cao năng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê, Hà Tĩnh. Luận
    án Tiến sỹ nông nghiệp.
    11. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2010) Dự án bảo tồn, khôi phục, nhân
    giống và phát triển cam Bù theo hướng sản xuất hàng hóa giai ñoạn 2010-2020”
    II. Tài liệu nước ngoài
    12. Barrett. H.C. and Rhodes. A.M. (1976) A numberical taxonomic study of
    affimily relationships in cultivated citrus and itsclose relatives. Systematic
    Botany 1. pp105 – 136
    13. Chapman, H.D. (1968) The mineral nutrition of citrus. In: Reuther, W.,
    Batchelor, L.D. and Webber, H.D. (eds). The Citrus Industry. University of
    California Press, California, pp.127 – 289.
    14. Chapot. H. (1975) The citrus plant. In: Citrus,Technical monograph no. 4,
    Ciba-Geigy Agrochemical, Basel. Switzeland, pp6 -13.
    15. Davenport. T.L. Citrus flowering. In; Janick. J. (ed). Horticultural
    reviews. Timber Press. Portland. Oregon. Pp 340- 408.
    16. Davies. F.S. (1986a) The navel orange. In: Janick. J. (ed.). Horticultural
    Reviews. AVI publishing Co, Westport. Connecticut, pp 79-99, 129 -180.
    (18)
    17. F.S. Davies, LG. Albrigo. CITRUS, CAB International, 1994.
    18. Garcia-Luis (1992), "Low temperature influence on flowering in Citrus"
    Physiologia Plantarum 86, pp 648-652.
    19. H. Harold Hume. CTRUS FRUITS, New York The Macmillan Company,
    1957.
    20. Krezdorn, A.H. 1969. Proc. 1st Intern. Citrus Symp. Riverside, 1968,
    3:1113-9.
    21. Pinhas Spiegel-Roy, Eliezer E. Goldchmidt. Biology of Citrus, Cambridge
    Uni.1996.
    22. CBS Rajput, R Sri Haribabu. CITRICULTURE, Kalyani Publishers,
    Ludhiana- New Delhi- India, 1999.
    23. Suwanapong Thongplew. Effeet of hand pollination on fruit set and fruit
    charaeterristics of four pummelo (Citrus maxima (J. Burman) Merrill)
    cultivars, Bangkok (Thailan),1991.
    24. L.W. Timmer and Larry W. Duncan. CTRUS Health Management, APS
    PRESS the American Phytopathological Society,1999.
    25. D.P.H.Tucker, A.K.Alva, L.K.Jackson, and T.A. Wheaton. Nutrition of
    Florida Citrus Trees,University of Florida, 1995.
    26. FAO Statistics 2007, 2009, 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...