Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm viêm phúc mạc sản khoa điều trị tại Bệnh viện phụ sản trung ương (từ 1/1998-12/2

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    Chuyên ngành: SẢN PHỤ KHOA
    NĂM - 2008
    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Điểm qua lịch sử nhiễm khuẩn sản khoa trên thế giới: 3
    1.2. Đặc điểm sinh lý - giải phẫu của cơ quan sinh dục nữ . 4
    1.3.1. Bình thường 4
    1.3.2. Trong thời kỳ hậu sản 6
    1.3. Nhiễm khuẩn sản khoa . 8
    1.4. Viêm phúc mạc sản khoa . 12
    1.4.1 Nguyên nhân gây bệnh . 12
    1.4.2. Đường vào của vi khuẩn 14
    1.4.3. Các yếu tố nguy cơ gây VPM . 14
    1.4.4. Triệu chứng và chẩn đoán 16
    1.4.5. Điều trị . 19
    1.4.6. Tiên lượng 21
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 22
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn . 22
    2.1.2. tiêu chuẩn loại trừ . 22
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 22
    2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 22
    2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin . 23
    2.2.4. Phương tiện nghiên cứu . 23
    2.2.5. Biến số nghiên cứu . 23
    2.2.6. Xử lý số liệu . 26
    2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 26
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
    3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu . 27
    3.1.1. Số bệnh nhân viêm phúc mạc sản khoa điều trị tại BVPSTƯ 27
    3.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu 28
    3.1.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu . 29
    3.1.4. Hoàn cảnh dẫn đến VPMSK 30
    3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 31
    3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 31
    3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 33
    3.3. Kết quả điều trị VPMSK . 41
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN . 46
    4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu . 46
    4.1.1. Số viêm phúc mạc sản khoa điều trị tại BVPSTƯ 46
    4.1.2. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu . 47
    4.1.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu . 47
    4.2. Nhận xét về nguyên nhân gây viêm phúc mạc sản khoa . 48
    4.3. Bàn về vấn đề chẩn đoán viêm phúc mạc . 53
    4.3.1. Thời gian phát hiện bệnh . 53
    4.3.2. Đặc điểm lâm sàng . 53
    4.3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 56
    4.4. Kết quả điều trị . 60
    4.4.1. Các kháng sinh điều trị 60
    4.4.2. Thời gian hết sốt sau khi dùng kháng sinh 61
    4.4.3. Phương pháp điều trị VPM và hiệu quả của từng phương pháp 61
    4.4.4. Thời gian điều trị . 63
    4.4.5. Kết quả điều trị 63
    4.4.6. Biến chứng sau viêm phúc mạc . 64
    Kết luận . 65
    Kiến nghị . 67
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1. Tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn . 13
    Bảng 3.1. Số viêm phúc mạc . 27
    Bảng 3.2. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu . 28
    Bảng 3.3. VPMSK phân theo nghề nghiệp . 29
    Bảng 3.4. Hoàn cảnh dẫn đến VPMSK .
    Bảng 3.5. Nơi can thiệp đầu tiên . 31
    Bảng 3.6. Thời gian phát hiện VPMSK 31
    Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng . 32
    Bảng 3.8. Số lượng Bạch cầu 33
    Bảng 3.9. Hàm lượng Hb 34
    Bảng 3.10. Hàm lượng CRP
    Bảng 3.11. Kết quả cấy sản dịch .
    Bảng 3.12. Kết quả cấy máu .
    Bảng 3.13. Các loại vi khuẩn gây viêm phúc mạc
    Bảng 3.14. Kết quả kháng sinh đồ của E. coli . 38
    Bảng 3.15. Kết quả kháng sinh đồ của liên cầu
    Bảng 3.16. Kết quả chụp Xquang bụng không chuẩn bị
    Bảng 3.17. Các kháng sinh thường dùng điều trị VPMSK tại viện
    Bảng 3.18. Số kháng sinh phối hợp điều trị trên một bệnh nhân
    Bảng 3.19. Thời gian hết sốt sau khi dùng kháng sinh .
    Bảng 3.20. Phương pháp điều trị và hiệu quả của từng phương pháp .
    Bảng 3.21. Thời gian điều trị khỏi
    Bảng 3.22. Kết quả điều trị .
    Bảng 3.23. Biến chứng sau VPM
    Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ VPM theo một số tác giả . 46
    Bảng 4.2. So với một số tác giả trứơc . 52
    Bảng 4.3 . Số loại vi khuẩn so với các tác giả 58
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Viêm phúc mạc sản khoa là một trong những hình thái nhiễm khuẩn toàn thân nặng nhất trong các hình thái nhiễm khuẩn sản khoa (NKSK). Viêm phúc mạc sản khoa (VPMSK) không những gây tổn hại về kinh tế cho bệnh nhân, gia đình và xã hội mà còn làm mất sức lao động, ảnh hưởng chức năng sinh đẻ thậm chí còn có thể cướp đi sinh mạng của người phụ nữ [33],[34].
    Nhiễm khuẩn sản khoa vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các tai biến sản khoa và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ, đặc biệt ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo Vorherr tỷ lệ NK chiếm 3-4% trong số phụ nữ có thai và đẻ[50]. Theo Nguyễn Thìn và cộng sự tỷ lệ NK sau đẻ năm 1985 là 1,06% và năm 1987 là 1,3%[27]
    Theo Atrash nghiên cứu tại mỹ (1990) tỷ lệ tử vong mẹ do nhiễm khuẩn sản khoa chiếm khoảng 8% trong số 2644 tử vong mẹ từ năm 1979 đến năm 1986[37]. Theo Alan H. Decherney nghiên cứu tại ý (1990), tỷ lệ tử vong mẹ do nhiễm khuẩn sau đẻ cũng chiếm khoảng 8% trong số các nguyên nhân gây tử vong mẹ[34].
    Theo Hoàng chí Long (1997) tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hậu sản chiếm 8,33% trong số 26 trường hợp tử vong mẹ ở tỉnh thái nguyên, đứng hàng thứ tư trong số các nguyên nhân gây tử vong mẹ[23].
    Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm BVBMTE & KHHGĐ Thái Bình (2002) tỷ lệ tử vong mẹ do nhiễm khuẩn sản khoa (1991-2000) là 17,6% [24].
    Ngày nay, VPM hiếm gặp ở những nước có nền kinh tế phát triển, điều kiện sống và chăm sóc y tế cao như ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Nhưng ở Việt Nam hình thái nặng như viêm phúc mạc sản khoa là một trong số các hình thái nhiễm khuẩn sản khoa và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ.
    Theo tác giả Nguyễn Viết Tiến tỷ lệ VPMSK so với các nhiễm khuẩn sản khoa trong 10 năm 1976-1985 tại Viện BVBMTSS là 3,6% (68/1879), trong đó có 77,5% bệnh nhân từ các tỉnh gửi về và có tới 18 bệnh nhân tử vong chiếm tỷ lệ 26,5% trong tổng số VPM [28].
    Theo tác giả Nguyễn Hữu Cần tỷ lệ viêm phúc mạc sản khoa tại Viện BVBMTSS trong 5 năm (1992 - 1998) ngày càng giảm và chỉ bằng một nửa so với 5 năm (1988 -1992) [11].
    Theo tác giả Nguyễn Tuấn Anh tỷ lệ VPM là 5,58% trong tổng số ca NK hậu sản điều trị tại BVPSTƯ từ 6/1997-/6/2000[1].
    Cùng với thời gian, sự tiến bộ về hồi sức, phẫu thuật và điều trị cùng với sự ra đời của hàng loạt thế hệ kháng sinh mới đã làm thay đổi một phần bộ mặt lâm sàng của VPMSK.
    Do đặc điểm của BVPSTƯ là viện đầu ngành của cả nước, phải tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm khuẩn sản khoa gửi về, đặc biệt là các trường hợp VPM, có rất nhiều yếu tố và nguyên nhân cần bàn đến. Để chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời sẽ hạn chế được những biến chứng nặng nề, giảm tỷ lệ tử vong và góp phần giảm tỷ lệ VPMSK tiến tới giải quyết triệt để căn bệnh này
    chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đặc điểm viêm phúc mạc sản khoa điều trị tại BVPSTƯ từ 1/1998 - 12/2007” nhằm hai mục tiêu:
    1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân của VPMSK điều trị tại BVPSTƯ trong 10 năm từ 1/1998 - 12/2007.
    2. Nhận xét kết quả điều trị VPMS
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...