Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm và phân loại vi sinh vật có khả năng sinh bacteriocin phân lập được từ tôm hùm ở

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/8/14.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Vào thời kỳ khai sinh ra vi sinh học hiện đại ngày nay, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra chất kháng sinh. Từ thế kỷ 17, một thầy thuốc Hoàng gia Anh đã biết cách chữa bệnh bằng cách dùng rêu áp lên vết thương, hay dùng mẫu bánh mì để chữa trị thương tích. Đến những năm của thế kỷ 18, thuật ngữ “chất kháng sinh” lần đầu tiên được Pasteur và Joubert sử dụng để mô tả hiện tượng kìm hãm khả năng gây bệnh của vi khuẩn Bacillus anthracis trên động vật nhiễm bệnh, và một số nhà khoa học khác đã phát hiện ra hoạt tính kháng khuẩn của một vài chủng vi sinh vật. Vào năm 1929, khi Alexander Fleming tìm ra thuốc kháng sinh penicillin từ nấm Penicillium notanum, có khả năng ức chế vi khuẩn sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn, được ứng dụng để chữa trị các bệnh nhiễm trùng trên phạm vi rộng.
    Việc tìm ra thuốc kháng sinh của Alexander Fleming đã mở ra bước ngoặc mới cho y học loài người. Chỉ với một số lượng rất nhỏ nhưng hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật của penicillin rất cao. Thuốc kháng sinh không chỉ được ứng dụng trong điều trị bệnh cho người, mà còn dùng điều trị bệnh cho vật nuôi, tăng trọng cho vật nuôi và cả trong bảo quản thực phẩm (như chlotetracycllin dùng để bảo quản thịt; tetracycline, oromycine để bảo quản sản phẩm nhằm ngăn chặn quá trình thối rữa của thịt cá, tôm). Tuy nhiên do lạm dụng quá mức kháng sinh đã dẫn đến khả năng kháng thuốc ở vi sinh vật nên việc nghiên cứu chất kháng khuẩn để ứng dụng trong bảo quản thực phẩm cần phải đi theo một hướng mới, hiệu quả hơn.
    Không những thế, trong những năm gần đây, khi người tiêu dùng đã nhận thức rõ hơn về tác động của phụ gia thực phẩm đối với sức khỏe và chuộng các loại thực phẩm chế biến không bổ sung chất bảo quản hóa học tổng hợp vì tính an toàn cho thực phẩm. Và từ yêu cầu cao về chất lượng, tính an toàn của thực phẩm từ phía người tiêu dùng cũng như những yêu cầu nghiêm ngặt của chính phủ về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản đã thúc đẩy nghiên cứu rộng rãi các chất có khả năng bảo quản thực phẩm có nguồn góc tự nhiên.
    Xuất phát từ những yêu cầu đó, việc tiếp tục tìm ra những chất kháng khuẩn mới trở nên quan trọng trong lĩnh vực y dược và chăn nuôi, và trong công nghệ thực phẩm. Một sự lựa chọn hợp lý là ứng dụng bacteriocin, một nhóm các hợp chất có bản chất là peptide, nguồn gốc từ vi sinh vật và có khả năng kháng khuẩn mà không gây ra tác động kháng thuốc ở vi sinh vật. Ngoài ra, bacteriocin cũng không gây dị ứng cho con người, an toàn với sức khỏe. Đó là một sự lựa chọn được xem là có nhiều ưu điểm và hiệu quả nhất. Vì thế, tôi chọn tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm và phân loại vi sinh vật có khả năng sinh bacteriocin phân lập được từ tôm hùm ở Khánh Hòa ”, giúp làm phong phú thêm bộ sưu tập chủng vi sinh vật sinh chất kháng khuẩn, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho việc tuyển chọn chủng, và hiểu được đặc tính của các chủng này để tăng khả năng sinh bacteriocin.
    Đề tài nhằm các mục đích chính sau đây:
    - Phân lập các chủng vi sinh vật có khả năng kháng khuẩn từ tôm hùm.
    - Sàng lọc các chủng vi sinh vật phân lập từ tôm hùm có khả năng sinh bacteriocin.
    - Xác định các đặc điểm của vi sinh vật sàng lọc được.
    - Định danh vi sinh vật có khả năng sinh bacteriocin phân lập được bằng phương pháp sinh học phân tử.


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC BẢNG iv
    DANH MỤC HÌNH v
    DANH MỤC TỪ, KÍ TỰ VIẾT TẮT vi
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    Chương I. TỔNG QUAN 4
    1.1. Bacteriocin 4
    1.1.1 Khái niệm 4
    1.1.2 Các chủng vi sinh vật sinh bacteriocin 4
    1.1.3 Phân loại 6
    1.1.4 Tính chất của bacteriocin 13
    1.1.5 Cơ chế hoạt động của bacteriocin 15
    1.1.6 Sinh tổng hợp bacteriocin 16
    1.2. Tôm hùm 19
    1.2.1 Phân bố 20
    1.2.2 Tập tính 20
    1.2.3 Đặc điểm sinh trưởng 21
    1.2.4 Đặc điểm sinh sản 22
    1.2.5 Giá trị của tôm hùm 22
    1.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng của bacteriocin 23
    Chương II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    2.1 Nguyên liệu 28
    2.1.2 Mẫu tôm hùm 28
    2.1.3 Chủng chỉ thị 28
    2.1.4 Môi trường hóa chất và thuốc thử 28
    2.1.5 Thiết bị chuyên dụng 29
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
    2.2.1 Phương pháp phân lập vi sinh vật 32
    2.2.2 Tuyển chọn chủng sinh bacteriocin 34
    2.2.3 Xác định đặc điểm của chủng vi khuẩn sinh bacteriocin 38
    Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
    3.1 Phân lập chủng vi sinh vật từ mẫu tôm Hùm 44
    3.2 Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng phân lập 45
    3.3 Xác định hoạt tính bacteriocin 47
    3.4 Quan sát hình thái tế bào vi khuẩn 48
    3.5 Đặc điểm sinh hóa của chủng vi khuẩn 50
    3.5.1 Khả năng chịu muối 50
    3.5.2 Thử catalase 51
    3.5.3 Tính di động 52
    3.5.4 Khả năng sinh hơi 53
    3.6 Định danh bằng phương pháp sinh học phân tử 53
    Chương IV : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 54
    4.1 Kết luận 54
    4.2 Kiến nghị 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
    PHỤ LỤC 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...