Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 3 giống dưa chuột: F1 Mummy 331, F1 179

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 4/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dưa chuột (Cucumis Sativus L.) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi. Châu Mỹ, Nam Châu Á (Ấn Độ, Malaca, Nam Trung Quốc). Dưa chuột có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới d¬ưới dạng quả tư¬ơi, sào, trộn salat, muối chua, đóng hộp là mặt hàng suất khẩu ở nhiều nước trên thế giới và nước ta tại những vùng chuyên canh. Trong quả dưa chuột có chứa 95% nước và 100g quả dưa chuột cho 16 kcalo; 0,6mg protein; đường 1,2g; chất béo 0,1g; chất xơ 0,7g; 150mg kali; 23mg photpho; 19mg canxi; 13mg natri; 1mg sắt và các vitamin có trong vỏ dưa. Về mặt y học, dưa chuột được biết đến như một chất lợi tiểu tự nhiên có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, thải độc, giúp giảm lượng cholesterol và chống khối u, có tác dụng an thần, khoẻ hoá hệ thần kinh, làm tăng chí nhớ. Ngoài ra do đặc điểm giàu các nguyên tố khoáng như kali và ít natri nên dưa chuột kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể cho làn da đẹp và khoẻ mạnh hơn (theo Việt báo) [22].
    Sau khi vấn đề an ninh lương thực đự¬ơc giải quyết, ngành sản xuất rau quả Việt Nam đã có những bư¬ớc phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển và xây dựng nông thôn mới theo hư¬ớng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nâng cao đời sống cho ngư¬ời dân nông thôn. Dưa chuột là cây rau ăn quả ngắn ngày nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, là cây trồng cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu đựơc nhiều quốc gia ưa chuộng. Hiện nay dưa chuột được trồng ở khắp nơi, đứng thứ 6 trong số các loại rau trồng trên thế giới.
    Bắc Kạn là một tỉnh miền núi đang phát triển với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp với tổng diện tích tự nhiên là 4.868,41 km2 và dân số là 294.660 người, với 07 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đất nông nghiệp có 30.509 ha, chiếm 6,28% diện tích tự nhiên (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2011) [2]. Với quỹ đất lớn so với dân số của tỉnh, sự hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, Bắc Kạn có thế mạnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sớm hình thành nên các vùng nguyên liệu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
    Việc đưa cây dưa chuột vào trồng là một hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả, đem lại cho người nông dân nguồn thu nhập khá ổn định, từng bước vươn lên xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên các giống dưa chuột hiện trồng phổ biến trong sản xuất chủ yếu là các giống địa phương với năng xuất, chất lượng thấp, chóng lụi, dễ nhiễm sâu bệnh hại và nhất là dễ bị thoái hoá giống. Vấn đề đặt ra là phải tìm được những giống dưa chuột có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của tỉnh cho năng xuất cao, ổn định, đạt tiêu chuẩn cho chế biến và sử dụng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
    Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, dựa trên cơ sở so sánh một số giống dưa chuột lai F1 và giống địa phương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 3 giống dưa chuột: F1 Mummy 331, F1 179 và Dưa xanh vụ Xuân hè năm 2012 tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của 3 giống dưa chuột: F1 Mummy 331, F1 179 và Dưa xanh từ đó chọn ra giống thích hợp nhất với điều kiện canh tác của địa phương để phục vụ cho
    nhu cầu tiêu dùng quả tươi của thị trường, qua đó đề xuất định hư¬ớng giải pháp nhằm phát triển cây dư¬a chuột trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.


    3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
    Tìm ra được giống có khả năng thích ứng rộng. Qua đánh giá về đặc điểm nông sinh học của các giống có thể phát hiện được các tính trạng quý (năng suất, chất lượng, sức chống chịu sâu, bệnh hại ) góp phần bổ xung các giống chất lượng cao vào cơ cấu giống dưa chuột của địa phương.
    Giúp sinh viên hệ thống hoá và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, có cơ hội tiếp cận các công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, làm quen với phong cách làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp.
    3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
    Kết quả của đề tài giúp xác định thời vụ trồng thích hợp cho các giống dưa chuột, tìm ra giống có tính thích ứng rộng, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa ph¬ương nhằn tăng năng suất, chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm cho người nông dân.
    4. Đối t¬ượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối t¬ượng nghiên cứu: Ba giống d¬ưa chuột F1 Mummy 331, F1 179 và giống D¬ưa xanh.
    - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 3 giống dưa chuột vụ Xuân hè năm 2012 tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

    MỤC LỤC
    trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Ý nghĩa của đề tài 3
    3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
    3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Giới thiệu chung về cây dưa chuột 4
    1.1.1. Nguồn gốc, phân loại 4
    1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột 5
    1.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây dưa chuột 7
    1.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất dưa chuột trên thế giới 8
    1.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới 8
    1.2.2 Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới 10
    1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa chuột tại Việt Nam 11
    1.3.1. Tình hình sản xuất dưa chuột tại Việt Nam 11
    1.3.2. Tình hình nghiên cứu dưa chuột tại Việt Nam 14
    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
    2.2. Nội dung nghiên cứu 18
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
    2.3.1. Phương pháp tìm hiểu đặc điểm thời tiết khí hậu tại tỉnh Bắc Kạn 18
    2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 18
    2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 19
    2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 20
    2.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 20
    2.5.2. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại chính 21
    2.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 22
    2.5. Hoạch toán kinh tế 23
    2.6. Phương pháp xử lý số liệu 23
    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
    3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ xuân hè năm 2012 tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 24
    3.2. Đặc điểm sinh trưởng của ba giống dưa chuột F1 Mummy 331, F1 179 và Dưa xanh vụ Xuân hè năm 2012 tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 25
    3.2.1. Thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột 25
    3.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 3 giống dưa chuột tham gia thí nghiệm 28
    3.2.3. Tôc độ ra lá của 3 giống dưa chuột tham gia thí nghiệm vụ Xuân hè năm 2012 tại thị trấn Nà Phặc 30
    3.2.3. Một số chỉ tiêu về hình thái 32
    3.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống dưa chuột vụ Xuân hè năm 2012 tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 33
    3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 3 giống dưa chuột vụ Xuân hè năm 2012 tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 35
    3.5. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế 38
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...