Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của một số dòng, giống lúa nhập nộ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    MỞ ĐẦU



    1. Đặt vấn đề


    Lúa gạo là một trong những cây lương thực quan trọng đối với con người. Diện tích dành cho gieo trồng lúa gạo hàng năm trên thế giới khoảng 150 triệu ha, sản lượng gạo trên 600 triệu tấn. Trong đó Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ đến 90% sản lượng gạo trên thế giới. Trong tương lai xu thế sử dụng lúa gạo để ăn sẽ còn tăng hơn vì đây là loại lương thực dễ bảo quản, dễ chế biến và cho năng lượng khá cao. Tổng giám đốc FAO Jacques Diouf (2008) [26] phát biểu: đến năm 2050 sản lượng lương thực của thế giới phải tăng gấp đôi mới có thể đáp ứng nhu cầu lương thực khi dân số thế giới gia tăng từ 6 tỉ người lên 9 tỉ người.
    Hiện nay trên thế giới có trên một trăm nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục (IRRI, 1996) [51]. Vì lúa gạo là cây lượng thực chính góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Theo FAO, năm 2008 [58] cả thế giới sản xuất được 651,7 triệu tấn. Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Thái Lan (hàng năm xuất khẩu từ 7- 8 triệu tấn), thứ hai là Việt Nam (hàng năm xuất khẩu khoảng 4 - 5 triệu tấn), còn lại là các nước Mỹ, Pakistan, Ấn Độ . hàng năm xuất khẩu ước khoảng 4 triệu tấn.
    Việt Nam có nghề truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, mặc dù diện tích đất trồng lúa không lớn nhưng nước ta không những sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn vươn lên thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, chất lượng gạo Việt Nam còn thấp nên giá gạo xuất khẩu thấp hơn so với giá gạo của Thái Lan. Nguyên nhân do trình độ sản xuất của nước ta chưa cao, trước đây chúng ta mới chỉ chú ý nhiều đến các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất mà chưa chú ý nhiều đến vấn đề chất lượng.
    Do yêu cầu về điều kiện sinh thái, đặc biệt về nhiệt độ, Loài O. sativa gồm 2 loài phụ: Loài phụ Indica thường trồng ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt


    đới, có thân cao, dễ đổ, đẻ nhánh nhiều, lá cong và ít xanh, kháng được nhiều sâu bệnh nhiệt đới, hạt gạo dài hoặc trung bình năng suất kém hơn lúa Japonica; loài Japonica thường được trồng ở những vùng ôn đới hoặc những nơi có độ ển), có thân ngắn, chống đổ tốt, lá xanh đậm, thẳng đứng, đẻ nhánh ít, hạt gạo thường tròn, ngắn hoặc trung bình, chất lượng cơm rất ngon và mềm dẻo vì ít chất tinh bột.[28] Lúa Japonica được trồng nhiều ở các nước vùng Đông Bắc Á, đặc biệt là ở Nhật Bản. Điều đó chứng tỏ nguồn gen lúa Japonica của Nhật là nguồn gen tốt làm vật liệu khởi đầu cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới.
    Để nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam đồng thời có thể khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng trung du, miền núi phía Bắc (vùng có mùa đông lạnh khá dài) ngoài tác động các biện pháp kỹ thuật thâm canh như bón phân, tưới nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý thì việc nghiên cứu sử dụng giống lúa có chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng là cần thiết.
    Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của một số dòng, giống lúa nhập nội từ Nhật Bản tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Thí nghiệm nhằm góp phần đánh giá và chọn ra được giống lúa mang nhiều đặc tính tốt của lúa Japonica có chất lượng cao, phù hợp với vùng để bổ sung vào cơ cấu giống lúa của nước ta đặc biệt là của các tỉnh miền núi phía Bắc - nơi có mùa đông lạnh.


    MỤC LỤC

    STT Nội dung Trang


    MỞ ĐẦU 1
    1 Đặt vấn đề 1
    2 Mục tiêu của đề tài 2
    3 Yêu cầu của đề tài 2

    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
    1.1 Cơ sở khoa học 3
    1.2 Tình hình sản xuât và nghiên cứu lúa trên thế giới 6
    1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới 6

    1.2.2 Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới 13

    1.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu lúa ở Việt Nam 21
    1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa 21
    1.3.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa trong nước 29

    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 39
    2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 39
    2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
    2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 40
    2.2.1 Nội dung nghiên cứu 40

    2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 40
    2.2.2.1 Đất đai nơi thí nghiệm 40
    2.2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 40

    2.3 Kỹ thuật chăm sóc 42

    2.3.1 Ngâm, ủ và làm mạ 42
    2.3.2 Làm đất, cấy 42
    2.3.3 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc 42
    2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 43

    2.4.1 Chỉ tiêu chất lượng mạ 43
    2.4.2 Chỉ tiêu về hình thái 43
    2.4.3 Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển 44



    2.4.4 Chỉ tiêu sinh lý 45

    2.4.5 Các chỉ tiêu năng suất 45
    2.4.6 Tính chống đổ 46
    2.4.7 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 46
    2.4.8 Đánh giá chất lượng các giống lúa 49

    2.4.9 Phương pháp sử lý số liệu 50

    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 51
    3.1 Đặc điểm thời tiết khí hậu nơi nghiên cứu 51
    3.1.1 Nhiệt độ 51
    3.1.2 Lượng mưa 53
    3.1.3 Ẩm độ 54

    3.2 Tình hình sinh trưởng phát triển của mạ 54
    3.3. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa thí nghiệm 56
    3.4 Chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí nghiệm 59
    3.5 Khả năng đẻ nhánh của các dòng giống lúa 62

    3.6 Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm 64
    3.7 Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống lúa 66
    3.8 Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống lúa thí nghiệm 68
    3.9 Khả năng chống chịu của các dòng, giống lúa thí nghiệm 71

    3.10 Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất 74
    3.11 Năng suất thực thu 78
    3.12 Chất lượng gạo 80

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 83
    1. Kết luận 83
    1.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 83
    1.2. Các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa 83
    1.3 Khả năng chống chịu của các dòng giống 83

    1.4 Năng suất 84
    1.5 Chỉ tiêu về chất lượng 84

    2. Đề nghị 84

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
    I Tiếng Việt 86



    II Tiếng Anh 89



    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU






    §VT §¬n vÞ tÝnh Đ/c Đối chứng BVTV Bảo vệ thực vật
    TGST Thời gian sinh trưởng NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu PTNT Ph¸t triÓn n«ng th«n
    FAO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới

    ICRISAT Viện Nghiên cứu Cây trồng cạn á nhiệt đới

    IRRI ViÖn nghiªn cøu Lóa Quèc tÕ

    KHKTNNDHNTB Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải

    Nam Trung bộ

    WTO Tổ chức Thương mại Thế giới





    DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ


    Bảng Nội dung Trang
    Tổng quan tài liệu nghiên cứu
    1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn Thế giới giai đoạn từ 6
    năm 1961 đến năm 2007
    1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước có sản lượng lúa 7
    hàng đầu Thế giới năm 2007
    1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn từ năm 24
    1961 đến năm 2007
    Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    2.1 Nguồn gốc, loại hình canh tác của các dòng, giống lúa
    tham gia thí nghiệm
    Kết quả và thảo luận
    3.1 Thời tiết khí hậu năm 2008 ở Thái Nguyên 52
    3.2 Tình hình sinh trưởng mạ của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 55
    3.3 Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa tham gia 58 thí nghiệm
    3.4 Chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí nghiệm qua các thời kỳ 61
    3.5 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông của các dòng, giống lúa tham 63 gia thí nghiệm
    3.6 Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm (m2 lá/m2 đất) 65
    3.7 Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống lúa (tạ/ha) 67
    3.8 Đặc điểm hình thái các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 69
    3.9 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng, giống lúa 72 tham gia thí nghiệm,
    3.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các dòng, 75 giống lúa tham gia thí nghiệm.
    3.11 Năng suất thực thu của của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 79
    3.12 Chất lượng gạo của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 81
    Đồ thị Nội dung Trang
    3.1 Năng suất thực thu của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong vụ xuân 80 và vụ mùa năm 2008



    PHỤ LỤC


    1 Kết quả xử lý số liệu vụ xuân 2008 91

    2 Kết quả xử lý số liệu vụ mùa 2008 101
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...