Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 8
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
    1.1. Cơ sơ khoa học của đề tài 11
    1.2. Đặc điểm thực vật học 12
    1.2.1 Rễ . 12
    1.2.2. Thân, cành . 13
    1.2.3. Lá . 14
    1.2.4 Hoa . 14
    1.2.5 Quả . 14
    1.2.6 Hạt 15
    1.2.7 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục của cam, quýt 16
    1.3 Một số giống cam quýt được trồng ở Việt Nam . 17
    1.3.1 Một số giống cam . 17
    1.3.2. Một số giống quýt . 19
    1.4. Một số giống cam quýt trồng tại Tuyên Quang . 21
    1.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cam quýt trên thế giới và Việt Nam 21
    1.5.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cam quýt trên thế giới 21
    1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở trong nước . 25
    1.5.3. Các vùng trồng cam trong nước 28
    1.6 Nghiên cứu về chọn tạo giống và phương pháp nhân giống 35
    1.6.1 Nghiên cứu về chọn tạo giống . 35
    1.6.2 Nghiên cứu về phương pháp nhân giống . 36
    1.7 Nghiên cứu về mật độ trồng xen ổi và sâu bệnh hại . 36
    1.7.1 Các nghiên cứu về cây ổi 36
    1.7.2 Các nghiên cứu về trồng xen ổi trong vườn cam quýt 37
    1.7.3 Các nghiên cứu về bệnh greening và rầy chổng cánh trên cam quýt . 39

    Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
    2.1 Vật liệu nghiên cứu . 43
    2.1.1 Nguồn thực liệu 43
    2.1.2 Dụng cụ để tiến hành 43
    2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 43
    2.1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 43
    2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 43
    2.2.1 Nội dung nghiên cứu 43
    2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 43
    2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi . 45
    2.3.1 Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái . 45
    2.3.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển . 46
    2.3.3 Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng 46
    2.3.4 Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại 46

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 48
    3.1 Điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) và tình hình sản xuất cam của huyện
    Hàm Yên . 48
    3.1.1 Vị trí địa lí 48
    3.1.2 Điều kiện đất đai và địa hình . 48
    3.1.3 Điều kiện khí hậu . 49
    3.1.4 Tình hình sử dụng đất của huyện Hàm Yên . 51
    3.1.5 Tình hình sản xuất cam của huyện Hàm Yên 53
    3.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một
    số giống cam, quýt mới trồng tại Hàm Yên - Tuyên Quang . 56
    3.2.1. Đặc điểm hình thái của các giống cam quýt . 56
    3.2.2. Tình hình sinh trưởng của một số giống cam quýt . 57
    3.3 Tình hình sâu bệnh hại trên các giống cam quýt trồng thử nghiệm 64
    3.3.1 Tình hình sâu hại các giống cam, quýt trồng khảo nghiêm tại Hàm Yên 64
    3.3.2 Tình hình bệnh hại các giống cam, quýt trồng khảo nghiệm tại Hàm Yên 66
    34. Nghiên cứu trồng thử nghiệm cam sành Hàm Yên trên đất trồng cam chu
    kỳ 2 68
    34.1 Đặc điểm hình thái tán cây cam sành trồng trên đất chu kỳ 2 . 69
    3.4.2 Đặc điểm cành, lá cây cam sành . 72
    3.4.3 Tình hình sinh trưởng lộc của cây cam sành . 73
    3.4.4 Khả năng ra hoa, quả của cam sành Hàm Yên trên đất chu kỳ 2 . 75
    3.4.5 Tình hình sâu bệnh hại trên vườn cam trồng trên đất chu kỳ 2 . 76
    3.4.6 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến cấp độ và mức độ hại của một
    số sâu bệnh hại cam sành Hàm Yên trên đất chu kỳ 2 78

    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
    4.1 Kết luận . 82
    4.2 Đề nghị 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cây có múi (Citrus) là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, có hương vị
    thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Cây cho quả sớm và có sản lượng
    cao, năm thứ ba sau trồng cây đã bắt đầu cho quả, những năm về sau năng
    suất tăng dần và thời gian kinh doanh kéo dài, nếu chăm sóc tốt có thể trên 50
    năm. Có nhiều giống chín sớm muộn khác nhau, nên có thể kéo dài thời gian
    cung cấp quả tươi cho thị trường tới 6 tháng trong năm. Mặt khác quả chín
    đúng vào dịp Tết Nguyên Đán nên càng có giá trị.
    Việt Nam là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây
    có múi (Trung tâm Đông Nam Á), nên cây có múi đã được trồng rất lâu đời
    và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam. Nhiều địa danh đã nổi tiếng với tên
    gọi như: cam Canh, cam Xã Đoài, cam Sông Con, cam Vân Du, quýt Bố Hạ,
    quýt Lạng Sơn Trong những năm gần đây cam quýt đóng vai trò quan trọng
    trong phát triển kinh tế của một số tỉnh như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Nghệ An,
    Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn
    Điều kiện tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang rất thích hợp cho trồng cây
    ăn quả có múi và đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung mang lại hiệu quả
    kinh tế cao, trong đó huyện Hàm Yên là vùng trồng cam tập trung của tỉnh
    Tuyên Quang với diện tích trên 2000ha, nhiều hộ nông dân có thu nhập từ
    100 - 150 triệu đồng/năm.
    Tuy nhiên, hiện nay quy mô trồng cam ở Hàm Yên còn manh mún,
    phát triển chưa có chiến lược rõ ràng, người dân vẫn phải tự tìm đầu ra
    cho sản phẩm của mình là chính. Công tác quản lý giống còn nhiều bất
    cập. Các giống cam chất lượng cao chưa được trồng đại trà, chủ yếu là
    trồng giống cam Sành Hàm Yên. Chưa thực sự chú trọng đến chất lượng
    quả, do đó cần thiết phải đưa các giống mới vào khỏa nghiệm để nâng cao
    chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người dân, thực tế đại đa số các hộ
    nông dân trồng cam trong vùng là người dân tộc thiểu số, việc áp dụng
    tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được chú trọng, chăm sóc
    chưa đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cam tàn cỗi nhanh, sâu bệnh
    nhiều. Chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, diện
    tích đất trồng cam có xu hướng ngày càng giảm. Mặt khác hiện nay ở
    huyện Hàm Yên diện tích đất trồng cam trên đất chu kỳ 2 còn rất nhiều
    (đất đã trồng cam chu kỳ 1 nay cam đã già cỗi, năng suất giảm nên người
    dân đã chặt phá, người dân muốn trồng lại cam trên loại đất đó được gọi
    là đất trồng cam chu kỳ 2) nhưng khi người dân trồng cam trên loại đất
    này thì cam phát triển rất kém, chỉ sau trồng 1- 2 năm là cam bắt đầu tàn lụi,
    nguyên nhân có thể là do sâu bệnh hại và dinh dưỡng thiếu hụt ảnh hưởng xấu
    đến khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho năng suất, chất
    lượng quả. Một số diện tích trồng cam trước đây sau một thời gian thu hoạch
    thì năng suất, chất lượng bị giảm một cách trầm trọng và đã có nhiều vườn
    cam bị chết. Địa phương đã tiến hành thay đổi cơ cấu cây trồng, các diện tích
    trồng cam trước đây được thay bằng các cây trồng khác như cây sắn, các cây
    lâm nghiệp . sau đó trồng lại cây cam nhưng cũng không cho kết quả tốt, cây
    cam cằn cỗi do vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và thâm canh cam.
    Để góp phần khắc phục những tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả
    kinh tế trồng cây cam quýt, mở rộng diện tích trồng một số giống cam
    quýt có năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai và khí
    hậu của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang chúng tôi thực hiện đề tài :
    Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện Hàm Yên- tỉnh Tuyên Quang.

    2. Mục tiêu của đề tài
    Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống cam quýt và
    nghiên cứu trồng cam quýt trên đất đã trồng cam ở chu kỳ 1 nhằm đa dạng
    hoá sản phẩm, sử dụng đất có hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân huyện
    Hàm Yên - Tuyên Quang.
    3. Yêu cầu:
    - Theo dõi và mô tả đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát
    triển của một số giống cam quýt trên đất trồng mới.
    - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cam sành được trồng trên đất chu kỳ 2 tại Hàm Yên - Tuyên Quang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...