Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của một số biện p

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Lan Chip, 24/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Lúa gạo là cây lương thực quan trọng đối với con người. Trên thế giới có
    khoảng một nửa dân số sử dụng lúa gạo và các sản phẩm chế biến từ lúa gạo cho
    nhu cầu lương thực hàng ngày. Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ
    đến 90% sản lượng gạo trên thế giới. Trong tương lai xu thế sử dụng lúa gạo để
    ăn sẽ còn tăng hơn vì đây là loại lương thực dễ bảo quản, dễ chế biến và cho
    năng lượng khá cao. Theo tính toán của Peng et al (1999), đến năm 2030 sản
    lượng lúa của thế giới phải đạt 800 triệu tấn mới có thể đáp ứng được nhu cầu
    lương thực của con người.
    Một trong những thành tựu khoa học ở thập kỷ 70 - 90 (thế kỷ XX) trong
    lĩnh vực Nông nghiệp là lai tạo, chọn lọc thành công hàng ngàn giống lúa mới có
    năng suất cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu và đảm bảo an ninh lương thực và xu
    hướng này luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, khi xã
    hội càng phát triển thì nhu cầu lương thực và chất lượng lương thực của con
    người sẽ càng tăng. Vì vậy, xu thế nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa đặc sản,
    chất lượng cao đã được các nhà khoa học nghiên cứu cách đây 2 thập kỷ và cũng
    đã chọn tạo được nhiều giống lúa chất lượng cao, nhưng khi tạo được giống lúa
    có chất lượng cao thì năng suất lại là yếu tố hạn chế.
    Như đa số các nước ở Châu Á, trước thập kỷ 90 của thế kỷ XX Việt Nam
    cũng xuất phát từ một nước thiếu lượng thực, nhờ ứng dụng mạnh mẽ những thành
    tựu về giống và khoa học kỹ thuật nên đã giải quyết được vấn đề thiếu lương thực,
    có phần tích luỹ và trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo.
    Công tác cải tiến các giống lúa theo hướng chất lượng cũng đã được các nhà khoa
    học Việt Nam nghiên cứu, chọn tạo song vẫn có hạn chế chung về năng suất.
    Với vị trí địa lý thuận lợi, Vĩnh Phúc đã được Chính phủ xác định là một
    trong 8 tỉnh nằm trong vùng kinh tế phát triển Bắc Bộ; là vùng trọng đ iểm phát
    triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc và chương trình du lịch của tỉnh được đưa
    vào đầu tư như các khu du lịch trọng điểm quốc gia. Những năm gần đây, nhờ
    phát triển sản xuất công nghiệp, nguồn thu cho ngân sách tăng nhanh đã tạo điều
    kiện thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách, đầu tư cho sản xuất nông
    nghiệp. Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, đặc biệt
    là những cơ chế, chính sách riêng của tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho nông dân được
    triển khai thực hiện trong thời gian qua đã trở thành động lực thúc đẩy sản xuất
    phát triển; từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông
    thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng
    sản xuất hàng hoá và giá trị cao; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân;
    góp phần xoá đói giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới (Nghị quyết 03NQ/TU,
    2006) [6].
    Đối với cây lúa, tuy diện tích gieo trồng có giảm dần qua các năm do nhu
    cầu sử dụng đất chuyên dùng, nhưng theo tinh thần Nghị quyết 03 của Ban chấp
    hành tỉnh Đảng bộ về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông
    dân đến năm 2010 và giai đoạn 2011 đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa của
    tỉnh sẽ ổn định 65 - 67 ngàn ha/năm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong sản xuất lúa
    ở Vĩnh Phúc là phải đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn vì vậy yêu cầu về
    sản lượng ngày càng tăng để đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực khi dân số gia
    tăng; Đồng thời phải thay đổi bộ giống có chất lượng thấp như hiện tại bằng
    những giống có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu về chất lượng lương thực và
    nâng cao giá trị thu nhập trên 01 ha đất canh tác.
    Những năm gần đây, nhờ áp dụng thành tựu về giống và nhiều tiến bộ kỹ
    thuật mới trong sản xuất nên năng suất lúa của Vĩnh Phúc không ngừng tăng qua
    các năm, năng suất bình quân từ 42,2 tạ/ha năm 2001 tăng lên 50,53 tạ/ha năm
    2005 và năm 2008 ước đạt 52,00 tạ/ha. Đồng thời với việc áp dụng những giống
    mới vào sản xuất đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, tỉnh cũng đầu tư
    mạnh cho công tác nghiên cứu, thử nghiệm, chọn lọc những giống lúa có chất
    lượng cao để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và nâng cao giá
    trị thu nhập cho nông dân (Sở Nông nghiệp&PTNT, 2008) [7].
    Như vậy, vấn đề đặt ra cho công tác chọn tạo các giống lúa mới có chất
    lượng cao, năng suất khá trong giai đoạn hiện nay ở Vĩnh Phúc nó i riêng và cả
    nước nói chung là hướng cần được quan tâm hàng đầu trong công tác chọn tạo ra
    giống lúa. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc này, chúng tôi
    chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng
    lúa thuần và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất dòng
    lúa CL02 tại tỉnh Vĩnh Phúc”.
    2. Mục tiêu của đề tài:
    Lựa chọn được giống lúa có năng suất, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao
    phù hợp với điều kiện sinh thái, khả năng đầu tư thâm canh và tập quán canh tác của
    địa phương. Từ đó góp phần bổ xung vào cơ cấu giống cây trồng nói chung và làm
    phong phú bộ giống lúa chất lượng cao cũng như các giải pháp kỹ thuật trong thâm
    canh lúa ở Vĩnh Phúc.
    3. Yêu cầu của đề tài:
    - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa chất lượng.
    - Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh của các dòng, giống lúa chất lượng.
    - Đánh giá khả năng cho năng suất của các dòng, giống lúa thí nghiệm.
    - Tính hiệu quả kinh tế của dòng lúa chất lượng so với giống đối chứng.
    - Đánh giá sơ bộ chất lượng gạo bằng phương pháp cảm quan và kết hợp
    với các chỉ tiêu quan sát.
    - Đánh giá sự ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến dòng lúa có
    triển vọng.
    - Từ kết quả của vụ mùa 2007, lựa chọn giống có triển vọng, phù hợp với
    điều kiện địa phương để mở rộng diện tích gieo cấy ở vụ xuân 2008.
    MỤC LỤC
    STT Nội dung Trang
    MỞ ĐẦU
    1 Đặt vấn đề 1
    2 Mục tiêu c ủa đề tài 3
    3 Yê u c ầu của đề tài 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    1.1 Cơ sở khoa học 4
    1.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới 7
    1.2.1 Tình hình s ản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu gạo trên thế giới. 7
    1.2.2 Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới. 13
    1.2.2.1 Thu thập nguồ n gen cây lúa và ứng dụng trong s ản xuất 13
    1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu giống lúa có chất lượng trên Thế giới 15
    1.3 Tình hình s ản xuất và nghiên cứu lúa ở trong nước nhằm đ áp ứng
    nhu c ầu tiêu dùng và xuất khẩu
    18
    1.3.1 Tình hình s ản xuất và tiêu thụ lúa trong nước. 18
    1.3.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giố ng lúa trong nước. 24
    1.3.2.1 Sự đ a dạng di truyền lúa Việt Nam và khu vực Đô ng Nam Á 24
    1.3.2.2 Thu thập nguồ n gen cây lúa Việt Nam 25
    1.3.2.3 Tình hình nghiên cứu các giống lúa ở Việt Nam. 27
    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 31
    2.1.1 Đối tượng nghiê n cứu 31
    2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
    2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.1 Nội dung nghiê n cứu 31
    2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.2.1 Đất đ ai nơi thí nghiệm 31
    2.2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 32
    2.3 Kỹ thuật canh tác 34
    2.3.1 Ngâm, ủ và làm mạ 34
    2.3.2 Làm đất, cấy 34
    2.3.3 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc 34
    2.4 Các c hỉ tiêu và phương pháp theo dõi 35
    2.4.1 Chỉ tiêu chất lượng mạ 35
    2.4.2 Chỉ tiêu về hình thái 35
    2.4.3 Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển 36
    2.4.4 Các c hỉ tiêu năng s uất 37
    2.4.5 Tính chố ng đổ 38
    2.4.6 Các c hỉ tiêu về sâu bệnh hại 38
    2.4.7 Đánh giá c hất lượng các giống lúa 40
    2.4.8 Phương pháp sử lý số liệu 41
    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1 Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu 42
    3.1.1 Đặc điểm c hung 42
    3.1.1.1 Vị trí địa lý 42
    3.1.1.2 Địa hình 42
    3.1.1.3 Khí t ượng thuỷ văn 43
    3.1.1.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 44
    3.1.2 Đặc điểm đ ất đai khu vực thực hiệ n đề tài 44
    3.1.2.1 Loại hình sử dụng đất 44
    3.1.2.2 Đặc tính đất 45
    3.1.3 Diễn biến thời tiết khí hậu khi thực hiệ n đề tài 45
    3.1.3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu Vụ Mùa 2007 45
    3.1.3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu Vụ Xuân 2008 45
    3.1.4 Tình hình s ản xuất lúa tại địa phương 46
    3.1.4.1 Vụ mùa 2007 46
    3.1.4.2 Vụ Xuân 2008 47
    3.2 Kết quả so sánh các dòng, giống lúa vụ mùa 2007 48
    3.2.1 Tình hình sinh trưởng c ủa mạ 48
    3.2.2 Các thời kỳ và c ác giai đoạn sinh trưởng 49
    3.2.3 Khả năng đẻ nhánh của các dò ng, giống lúa 51
    3.2.4 Khả năng c hống chịu c ủa các dòng, giống lúa thí nghiệm 52
    3.2.5 Một số đặc điểm hình thái của c ác giố ng lúa thí nghiệm 54
    3.2.6 Một số chỉ tiêu khác 55
    3.2.7 Năng suất lý thuyết và c ác yế u tố cấu thành năng s uất 56
    3.2.8 Năng suất thực thu 59
    3.2.9 Chất lượng gạo 60
    3.2.10 Nhận xét tổng quát 61
    3.3 Kết quả thí nghiệm về mật độ của dòng lúa CL02 61
    3.3.1 Khả năng đẻ nhánh 61
    3.3.2 Các c hỉ tiêu về sâu bệnh 62
    3.3.3 Năng suất lý thuyết và c ác yế u tố cấu thành năng s uất 64
    3.3.4 Năng suất thực thu 66
    3.4 Kết quả thí nghiệm về bón phân khác nhau của dòng lúa CL02 67
    3.4.1 Khả năng đẻ nhánh 67
    3.4.2 Các c hỉ tiêu về sâu bệnh 68
    3.4.3 Năng suất lý thuyết và c ác yế u tố cấu thành năng s uất 69
    3.4.4 Năng suất thực thu 70
    3.5 Kết quả xây dựng mô hình dò ng lúa CL02 và NL061 71
    3.5.1 Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng 71
    3.5.2 Khả năng đẻ nhánh 72
    3.5.3 Các c hỉ tiêu về sâu bệnh và chố ng đổ 73
    3.5.4 Năng suất lý thuyết và c ác yế u tố cấu thành năng s uất 73
    3.5.5 Năng suất thực thu 74
    3.6 Hiệu quả kinh tế 75
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    1. Kết luận 76
    2. Đề nghị 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I Tiế ng Việt 78
    II Tiế ng Anh 80
    PHỤ LỤC
    1 Đặc điểm đ ất đai khu vực nghiên cứu 81
    2 Diễn biến thời tiết khu vực tỉnh Vĩnh phúc 83
    3 Diện tích - Năng s uất - Sản lượng lúa của Vĩnh Phúc 85
    4 Hạc h toán kinh tế c ủa 2 dò ng lúa có triển vọ ng 87
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...