Thạc Sĩ Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Lý, Hiệu Quả Tạo Củ Khoai Tây Bi In Vitro Và Trồng Thử Nghiệm Tại Thái Nguy

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 4/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1. Tổng quan tài liệu 3
    1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây . 3
    1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam 9
    1.3. Những nghiên cứu về giống 12
    Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 21
    2.1. Vật liệu địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 22
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu . 32
    3.1. Hiệu quả tạo khoai tây củ bi in vitro, đặc điểm sinh lý và tính toán chi phí
    sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm . 32
    3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến hiệu quả tạo củ bi nuôi cấy in vitro 32
    3.1.2. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với quá trình nuôi cấy in vitro . 34
    3.1.3. Mức độ hao hụt củ bi trong bảo quản, thời gian ngủ và khả năng nảy
    mầm của khoai tây củ bi in vitro 37
    3.1.4. Chi phí sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm 39
    3.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ngoài đồng ruộng . 41
    3.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết của Thái Nguyên 41
    3.2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây
    trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007) 43
    3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với khả năng sinh trưởng và các yếu
    tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007) . 53
    3.3. Kết quả đánh giá chất lượng khoai tây được trồng từ củ bi in vitro (vụ
    đông 2007) 55
    3.3.1. Đánh giá chất lượng thông qua một số chỉ tiêu về hình thái . 55
    3.3.2. Đánh giá chất lượng thông qua một số chỉ tiêu hoá sinh . 57
    Kết luận và đề nghị 62
    Tài liệu tham khảo . 64
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây lương thực, thực phẩm giá
    trị được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Củ khoai tây chứa trung bình 25%
    chất khô, trong đó các chất dinh dưỡng quan trọng như: Tinh bột 80- 85%,
    protein 3%, nhiều loại vitamin A, B1, C, B6, PP [40]. Với giá trị dinh
    dưỡng và kinh tế cao, khoai tây là một trong bốn cây lương thực quan trọng
    xếp sau lúa, ngô và khoai lang [7]. Ở Việt Nam, khoai tây là cây vụ đông
    quan trọng trong công thức luân canh lúa xuân- lúa mùa sớm- khoai tây [9].
    Với điều kiện khí hậu trong vụ đông ở đồng bằng sông Hồng, cây khoai tây là
    cây trồng thích hợp đem lại giá trị kinh tế cao.
    Trên thực tế, sản xuất khoai tây nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
    trong công tác giống, dẫn đến năng suất và diện tích trồng hàng năm thấp và
    không ổn định. Việt Nam phải nhập 70%-75% nguồn giống từ Trung Quốc,
    15% nguồn giống từ châu Âu, 15% giống sản xuất trong nước [5]. Giống sản
    xuất trong nước chủ yếu là theo phương thức tự để, củ giống dễ bị thoái
    hoá, tăng tỉ lệ nhiễm bệnh, đặc biệt là virus, làm yếu dần tính chống chịu
    của khoai tây qua sinh sản vô tính [4]. Nhập khẩu một lượng lớn khoai tây
    thịt giá rẻ từ Trung Quốc làm giống sẽ lan t ruyền nhiều loại sâu bệnh nguy
    hại cho môi trường. Nguồn giống từ châu Âu cho chất lượng tốt nhưng giá
    giống đắt làm hạn chế đến hiệu quả kinh tế. Khoai tây là loại cây trồng có
    khả năng cho năng suất cao, ở các ruộng thâm canh của nhiều nước năng
    suất có thể đạt đến hàng trăm tấn củ/ha. Trong khi đó nước ta năng suất
    khoai tây chỉ đạt dưới 10 tấn/ha.
    Trong hệ thống sản xuất khoai tây sạch bệnh thì việc sản xuất khoai tây
    củ bi có ý nghĩa rất lớn. Khoai tây củ bi mang đầy đủ đặc tính tốt của khoai
    tây bầu đất. Ngoài ra, người dân không phải gây giống cấp một mà vẫn đảm
    bảo được năng suất, nhất là sức chống chịu bệnh của giống.Việc bảo quản,
    vận chuyển dễ dàng, giá củ bi thấp hơn nhiều so với các củ giống lớn, như
    vậy giảm được vốn đầu tư ban đầu [12], [19].
    Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần khắc phục khó khăn trong
    sản xuất củ khoai tây giống trong nước, chúng tôi đã thực hiện đề tài
    “Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro và
    trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Nghiên cứu hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro.
    - Đánh giá các đặc điểm nông học, năng suất, chất lượng củ thu hoạch
    từ cây trồng bằng củ bi in vitro trong điều kiện tự nhiên.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian trồng đối với sinh trưởng, phát triển, các yếu
    tố cấu thành năng suất và chất lượng khoai tây được trồng bằng củ bi in vitro .
    3. Nội dung nghiên cứu
    3.1. Đánh giá hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro thông qua các nghiên cứu:
    - Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đối với hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro .
    - Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt trên cây đối tới khả năng sinh trưởng và
    hiệu quả tạo củ của khoai tây nuôi cấy in vitro.
    - Chi phí sản xuất củ giống khi trồng khoai tây bằng củ bi in vitro và
    trồng bằng củ truyền thống.
    3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lí củ khoai tây bi in vitro thông qua theo dõi thời
    gian ngủ, khả năng nảy mầm, mức độ hao hụt trong thời gian bảo quản.
    3.3. Trồng thử nghiệm ngoài đồng ruộng
    - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành
    năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro trong vụ đông năm 2007.
    - Đánh giá ảnh hưởng của thời gian trồng đối với sự sinh trưởng, phát
    triển và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro.
    - Đánh giá chất lượng củ khoai tây trồng từ củ bi in vitro thông qua
    phân tích một số chỉ tiêu hoá sinh.
     
Đang tải...