Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp phát triển loài cá dầy (Cyprinus ce

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
    NĂM 2010


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU . 1
    TỔNG QUAN . 3
    Chương 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở VIỆT NAM . 3
    1.1 Về nguồn lợi, sinh học, sinh thái học cá biển . 3
    1.2 Về nguồn lợi, sinh học, sinh thái học cá nước ngọt . 7
    1. 3 Nghiên cứu về cá và cá Dầy ở đầm phá TG - CH 9
    1.3.1 Về nguồn lợi . 10
    1.3.2 Về sinh học và sinh thái . 11
    1.3.3 Về cá Dầy . 12

    Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU . . 14
    2.1 Đặc điểm chung 14
    2.2 Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu . 15
    2.2.1 Về lịch sử kiến tạo 16
    2.2.2 Cấu trúc . 16
    2.2.3 Đặc điểm thuỷ văn vùng đầm phá 16
    2.2.4 Các yếu tố hoá, lý nước đầm phá 17
    2.3 Cơ sở thức ăn trong đầm, phá . 19
    2.3.1 Các muối dinh dưỡng (Biozen) . 19
    2.3.2 Các nhóm sinh vật . 19
    2.4 Tình hình kinh tế, xã hội vùng đầm phá 20
    2.4.1 Kinh tế . 20
    2.4.2 Xã hội 22

    ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . 24
    1. Đối tượng 24
    2. Thời gian 25
    3. Địa điểm . 25
    4. Phương pháp nghiên cứu . 26
    4.1 Ngoài thực địa . 26
    4.2 Trong phòng thí nghiệm 27
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 32

    Chương 3. PHÂN BỐ CỦA CÁ DẦY Ở ĐẦM PHÁ TG - CH . . 32
    3.1 Phân bố theo vùng . 32
    3.1.1 Vùng hạ lưu các sông đổ vào đầm phá . 32
    3.1.2 Vùng phá Tam Giang 35
    3.1.3 Vùng đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú 38
    3.1.4 Vùng Cầu Hai . 40
    3.2 Phân bố cá Dầy con 46

    Chương 4. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ DẦY . . 48
    4.1 Đặc điểm sinh trưởng . 48
    4.1.1 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng . 48
    4.1.2 Cấu trúc tuổi 52
    4.1.3 Giới tính . 53
    4.1.4 Sinh trưởng về chiều dài 55
    4.2 Đặc điểm dinh dưỡng . 57
    4.2.1 Thành phần thức ăn 57
    4.2.2 Cường độ bắt mồi . 61
    4.2.3 Độ béo của cá Dầy 67
    4.3 Đặc điểm sinh sản . 68
    4.3.1 Các thời kỳ phát triển của tế bào sinh dục 68
    4.3.2 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục . 76
    4.3.3 Tuổi thành thục sinh dục . 86
    4.3.4 Thời gian sinh sản 88
    4.3.5 Sức sinh sản 91
    4.3.6 Một số đặc điểm sinh học sinh sản . 93

    Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI . 94
    5.1 Tình hình chung về khai thác và nuôi cá ở đầm phá . 94
    5.1.1 Khai thác tự nhiên . 94
    5.1.2 Nghề nuôi cá . 95
    5.1.3 Một số loại ngư cụ liên quan đến đánh bắt cá Dầy . 95
    5.2 Đề xuất một số nhóm giải pháp phát triển nguồn lợi . 100
    5.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 100
    5.2.2 Nhóm giải pháp về kỹ thuật 101
    5.2.3 Nhóm giải pháp về tổ chức . 102
    5.2.4 Nhóm giải pháp về quản lý, truyền thông . 103
    5.3 Các giải pháp phát triển nguồn lợi cá Dầy 103
    5.3.1 Mùa khai thác . 103
    5.3.2 Ngư cụ khai thác 104
    5.3.3 Nuôi cá Dầy 104
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. . 105
    1 Kết luận 105
    2 Đề nghị 106
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ VÀ ĐỒNG TÁC GIẢ 108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 109

    MỞ ĐẦU
    Cá Dầy còn có tên địa phương là cá Trẻn, cá Hom hay cá Chép đầm tùy theo cách gọi của từng cư dân bản địa. Dù với tên gọi nào, nhưng cá Dầy ở sông Hương nói riêng và của vùng miền Trung nói chung là món ăn ngon nổi tiếng, đã được nhà bác học Lê Quý Đôn khẳng định trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục [67]. Nhân dân miền Trung đã biết đến giá trị thương phẩm của chúng từ lâu. Đặc biệt, cá Dầy nấu với dưa cải chua được coi là “đặc sản ẩm thực” của người dân xứ Huế. Mặc dù đã được biết với các tên gọi khác nhau như vậy, nhưng tên khoa học của loài cá Dầy mới được công bố vào tháng III năm 1994 bởi hai nhà ngư loại học Nguyễn Hữu Dực và Mai Đình Yên [19]. Tính đặc hữu của cá Dầy thể hiện ở chỗ chúng chỉ phân bố ở vùng nước nhạt - lợ nội địa ven biển miền Trung - Nam Trung bộ, trong
    đó tập trung chủ yếu ở đầm phá TG - CH tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Xét về mặt sinh thái, cá Dầy có nhiều ưu điểm trong khai thác và nuôi thả. Trong tự nhiên cá Dầy cho sản lượng cao đối với nghề cá đầm phá. Thức ăn chính của chúng là mùn bã hữu cơ, động, thực vật thuỷ sinh có sẵn trong môi trường. Tính ưu việt của cá Dầy còn thể hiện là loài rộng muối, vùng phân bố của chúng ở độ mặn nhỏ hơn 12%0, thích hợp nhất từ 2 - 10%0 nên thường phân bố trong vùng hạ lưu các sông, đầm phá vùng Huế và có thể di nhập sâu vào sông Hương trong mùa khô. Kích thước cá Dầy khá lớn và số lượng quần thể đông. Mặt khác, cá Dầy vừa có khả năng sinh sản trong tự nhiên và có thể sinh sản nhân tạo. Trong môi trường nước lợ có được một đối tượng ăn thực vật và mùn bã hữu cơ là rất có giá trị về mặt sinh thái. Đáng tiếc, việc khai thác cá nói chung, cá Dầy nói riêng chưa được
    quản lý chặt chẽ nên nguồn lợi cá Dầy đang có nguy cơ suy giảm. Hơn nữa, cá Dầy chưa được coi là một trong những đối tượng nuôi chính ở vùng nước nước nhạt - lợ là vấn đề cần đặt ra cho hiện tại và tương lai.
    Ở Thừa Thiên Huế, cá Dầy chỉ có mặt tại đầm phá TG - CH và hạ lưu các sông đổ vào đầm phá. Các kết quả điều tra cơ bản trong hơn 30 năm qua của các tổ chức khoa học công nghệ và các dự án nghiên cứu khác nhau cho thấy hệ đầm phá TG - CH có hầu như tất cả các giá trị của một vùng đất ngập nước nhiệt đới ven bờ với những giá trị mang tầm quốc gia và quốc tế [52]. Hệ sinh thái này cung cấp các
    sản phẩm, các lợi ích từ chức năng sinh thái cho con người và tự nhiên. Đặc biệt nó còn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương [51]. Đầm phá TG - CH kéo dài qua 5 huyện ven biển từ Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang đến Phú Lộc với tổng diện tích 21.918,47 ha [52], lớn nhất trong số 12 đầm phá lớn, nhỏ nằm dọc khu vực miền Trung - Nam
    Trung Bộ từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và được xếp vào loại lớn của thế giới và lớn nhất Đông Nam Á.
    Đây là hệ sinh thái bao gồm rừng ngập mặn, các vùng đầm lầy, vùng đất ẩm ướt, những bãi triều, cửa sông, chân ruộng, vách núi đá, . là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài động, thực vật, các loài thủy, hải sản có giá trị kinh tế, trong đó có cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) là loài cá đặc hữu
    Nhìn chung, tính ưu việt về nguồn lợi cá Dầy đã rõ, song việc nghiên cứu và hiểu biết về nó còn hạn chế. Chưa có công trình nào nghiên cứu về mặt sinh học, sinh thái, các giai đoạn phát triển, đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý một cách toàn diện loài cá đặc hữu này. Với những yêu cầu cấp bách như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
    cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp phát triển loài cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) ở Thừa Thiên Huế
    ”.
    Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài cá Dầy nhằm đề xuất giải pháp phát triển loài cá này.
    Đóng góp mới của luận án:
    Có được các dẫn liệu về sinh học, phân bố của loài cá Dầy một cách có hệ thống nhằm khai thác, bảo vệ chúng một cách hợp lý; đề xuất nuôi thả loài cá này tại các vùng nước thuộc hệ đầm phá TG - CH và các vùng nước nhạt - lợ khác. Là cơ sở khoa học góp phần xây dựng, hoàn chỉnh quy trình sản xuất giống cá Dầy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
     
Đang tải...