Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella stainton hại cây cam v

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2011


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích và yêu cầu 3
    1.2.1. Mục đích 3
    1.2.2. Yêu cầu 3
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 5
    2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
    2.1.1. Tình hình nghiên cứu về sâu vẽ bùa
    2.1.2. Tình hình nghiên cứu về ong ký sinh
    2.1.3. Các kết quả về biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton 14
    2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
    2.2.1. Phân bố của sâu vẽ bùa
    2.2.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái lủa sâu vẽ bùa
    2.2.3. Thành phần ong ký sinh của sâu vẽ bùa
    2.2.4. Biện pháp phòng trừ

    3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Địa điểm nghiên cứu
    3.2. Thời gian nghiên cứu
    3.3. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
    3.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    3.4.1. Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại, chỉ số hại sâu vẽ bùa dưới ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái khác nhau
    3.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu vẽ bùa hại cây cam
    3.4.3. Điều tra thành phần, tần suất xuất hiện, tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh sâu vẽ bùa và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của loài ong ký sinh chủ yếu trên sâu vẽ bùa
    3.4.4. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với sâu vẽ bùa trên đồng ruộng
    3.4.5. Chỉ tiêu tính toán
    3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu

    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    4.1. TÌNH HÌNH CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG THUỐC BVTV TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
    4.2. DIỄN BIẾN SÂU VẼ BÙA NĂM 2009 - 2010 GIA LÂM, HÀ NỘI
    4.2.1. Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại, chỉ số hại sâu vẽ bùa trên 2 giống cam khác nhau tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội
    4.2.2. Ảnh hưởng của các đợt lộc đến diễn biến sâu vẽ bùa
    4.2.3. Diễn biến sâu vẽ bùa trên các vườn cam Đường canh khác nhau
    4.2.4. Ảnh hưởng của lượng mưa đến mật độ sâu vẽ bùa
    4.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH VẬT HỌC CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton
    4.3.1. Đặc điểm hình thái của sâu vẽ bùa Phyllocnistis Citrella Stainton
    4.3.2. Đặc điểm sinh học của sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Staintion
    4.3.2.1. Tập tính sinh vật học
    4.3.2.2.Vòng đời của sâu vẽ bùa qua các tháng khác nhau
    4.3.2.3. Ảnh hưởng của cây ký chủ đến vòng đời sâu vẽ bùa
    4.3.2.4. Ảnh hưởng của cây ký chủ đến tỷ lệ sống sót của sâu vẽ bùa
    4.3.2.5. Nhịp điệu sinh sản của sâu vẽ bùa
    4.3.2.6. Tỷ lệ trứng sâu vẽ bùa nở qua các ngày vũ hóa
    4.3.2.7 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian sống của trưởng thành sâu vẽ bùa
    4.3.3. Thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu vẽ bùa ngoài đồng ruộng
    4.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ONG KÝ SINH SÂU VẼ BÙA
    4.4.1. Thành phần các loài ong ký sinh trên sâu vẽ bùa tại Gia Lâm, Hà Nội
    4.4.2. Tỷ lệ ký sinh của các loài ong ký sinh sâu vẽ bùa
    4.4.3. Đặc điểm hình thái của ong ký sinh Cirrospilus sp.
    4.4.4. Đặc điểm sinh học của trưởng thành ong Cirrospilus sp.
    4.4.4.1. Tập tính sinh học của ong Cirrospilus sp.
    4.4.4.2. Tỷ lệ đực /cái của trưởng thành ong Cirrospilus sp.
    4.4.4.3. Sự lựa chọn tuổi sâu non thích hợp của ong ký sinh
    4.4.4.4. Thời gian phát dục trước trưởng thành của ong ký sinh
    4.4.4.5. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian sống của trưởng thành ong ký sinh Cirrospilus sp
    5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    5.1. KẾT LUẬN
    5.2. ĐỀ NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH


    1.1. Đặt vấn đề
    Ngày nay, nông nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong đó nghề trồng cây ăn quả đã mang lại giá trị kinh tế to lớn, nhiều nước đã giàu lên nhờ phát triển cây ăn quả. Và cây ăn quả có múi trở thành loại quả quan trọng, có sản lượng cao nhất trong tổng số các loài cây ăn quả trên thế giới (theo FAO, 1991) [10]. Với nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á, cây có múi (thuộc họ Rutaceae, bộ Citrera) đã và đang được phát triển rộng rãi trên thế giới.
    Cây ăn quả có múi mang lại giá trị dinh dưỡng cao nên nó là loại quả được nhiều người ưa chuộng. Trong thành phần thịt quả có chứa 6 - 12% đường (chủ yếu là đường Saccaroza), hàm lượng vitamin C có từ 40 - 90 mg/100g quả tươi và các axit hữu cơ từ 0,4 - 1,2% trong đó có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm (Hoàng Ngọc Thuận 2005, [15]). Vì cây ăn quả có múi mang lại giá trị dinh dưỡng cao nên được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như dùng để ăn, vắt lấy nước uống, chế biến thức ăn, làm mứt, chế biến nước giải khát, .và trong công nghiệp người ta sử dụng vỏ và hạt của cây có múi để tách chiết tinh dầu, bã tép để sản xuất pectin có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh về tim mạch, đường ruột cũng như chống ung thư [4].
    Việt Nam với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên trồng cây ăn quả có múi vốn có từ lâu đời. Đặc biệt trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao hơn các cây khác nên diện tích cây có múi tăng nhanh. Số liệu thống kê cho thấy năm 1985 diện tích trồng cây có múi đạt 12.720 ha với sản lượng 99.302 tấn quả, đến năm 1999 con số này đã lên đến 63.400 ha tương ứng 400.100 tấn quả (Đường Hồng Giật 2004, [9]).
    Các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng là những địa phương có nhiều tiềm năng cho việc phát triển cây có múi. Bởi khí hậu ở miền Bắc với mùa đông lạnh, nhiệt độ và ẩm độ giảm thấp gần vụ thu hoạch nên cây có múi có phẩm chất tốt và vỏ quả đẹp [15]. Trong khu vực đồng bằng sông Hồng thì huyện Gia Lâm là một huyện xa trung tâm với đặc tính có đất rộng và đất được bồi đắp hàng năm nên rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả có múi. Người dân ở đây tập trung vào trồng cam Đường Canh, cam Vinh và bưởi Diễn, hàng năm cho năng suất và chất lượng cao.
    Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản lượng cây có múi phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu, người dân đã thâm canh để tăng diện tích. Chính điều này cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh mẽ và có diễn biến phức tạp. Thành phần sâu bệnh hại ghi nhận được trên cây có múi rất phong phú và đa dạng. Theo Phạm Văn Lầm, 2005 [13] có 169 loài sâu hại thuộc 45 họ, 9 bộ côn trùng và nhện nhỏ gây hại trên cây có múi. Trong số các loài gây hại trên cam quýt thì sâu vẽ bùa là loài nguy hiểm nhất. Sâu vẽ bùa có mặt trên cây có múi quanh năm và gây hại trên các đợt lộc. Hoàng Lâm, đại học Cần Thơ (199) [51], đã ghi nhận vẽ bùa là đối tượng gây hại nghiêm trọng. Thời kỳ cao điểm tỷ lệ lá bị vẽ bùa hại có thể lên đến 100% trên cây quất 2 năm tuổi. Với sự gây hại đặc trưng là sâu đục bên trong lớp biểu bì lá nên việc phòng trừ sâu vẽ bùa trở nên khó khăn.
    Để bảo vệ năng suất và làm giảm thiệt hại do sâu bệnh vẽ bùa gây ra người dân đã thường xuyên phun thuốc hóa học với liều lương và số lần tăng cao. Tuy nhiên với sâu vẽ bùa việc phun thuốc hóa học hiệu lực có thể bị giảm do sâu ở trong lớp biểu bì lá. Sự lạm dụng thuốc trừ sâu không những không tiêu diệt được sâu vẽ bùa mà còn làm ảnh hưởng đến con người, môi trường và làm giảm nghiêm trọng số lượng thiên địch trên sâu vẽ bùa.
    Trên thế giới đã ghi nhận khá nhiều loài ong ký sinh trên sâu vẽ bùa. Ở Việt Nam, năm 1996 - 1998 Huỳnh Đức Trí, Nguyễn Dương Tuyến đã xác định có 7 loài ong ký sinh thuộc các họ Eulophidae và Eurytomidae ký sinh trên sâu vẽ bùa trong đó loài Ageniapis citricola và Citrostichus phyllocnistoides có tỷ lệ ký sinh cao. Loài Ageniapis citricola có nguồn gốc châu Á và phát hiện đầu tiên ở Việt Nam [16].
    Nhằm mục đích góp phần tìm hiểu về sâu vẽ bùa và ong ký sinh trên sâu vẽ bùa giúp tìm ra được biện pháp phòng chống sâu vẽ bùa một cách có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) hại cây cam và loài ong ký sinh Cirropilus sp. năm 2009 - 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội”.
    1.2. Mục đích và yêu cầu
    1.2.1. Mục đích
    Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu vẽ bùa hại cây cam (Phyllocnistis citrella Stainton) và loài ong ký sinh có triển vọng trên sâu vẽ bùa từ đó đề xuất biện pháp phòng chống chúng một cách có hiệu quả trên đồng ruộng.
    1.2.2. Yêu cầu
    * Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại, chỉ số hại sâu vẽ bùa trên cây cam dưới ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội.
    * Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu vẽ bùa hại cây cam.
    * Điều tra thành phần, tần suất xuất hiện, tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh sâu vẽ bùa và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài ong ký sinh Cirropilus sp.
    * Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc trừ sâu vẽ bùa ngoài đồng ruộng.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Kết quả đìều tra cho biết sự xuất hiện gây hại của sâu vẽ bùa trên hai giống cam Vinh và cam Đường Canh ở Gia Lâm, Hà Nội.
    - Bổ sung một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của loài sâu vẽ bùa và loài ong ký sinh.
    - Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra biện pháp bước đầu khích lệ và bảo vệ các loài ong ký sinh trên sâu vẽ bùa.
    - Trên thực tiễn, những kết quả nghiên cứu giúp người dân nhận biết được sâu vẽ bùa cũng như mức độ gây hại của nó trên cây cam. Mặc khác người dân có thể nhận biết được vai trò của ong ký sinh trên sâu vẽ bùa.
     
Đang tải...