Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống cá nâu (Scatophagus argus Linnaeu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ THỦY SẢN
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    Trang

    MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .6
    1.1. Sơ lược đặc điểm sinh học cá nâu 6
    1.1.1. Hình thái phân loại 6
    1.1.2. Phân bố 7
    1.1.3. Tập tính dinh dưỡng 8
    1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng 9
    1.1.5. Đặc điểm sinh sản 9
    1.1.6. Hệ số thành thục 9
    1.2. Sơ lược đặc điểm sinh lý .10
    1.2.1. Huyết học 10
    1.2.2. Vitellogenin (protein tạo noãn hoàng) 12
    1.3. Các loại kích dục tố và chất kích thích ở cá .14
    1.3.1. Não thùy thể (Hypophysis - tuyến yên) 14
    1.3.2. HCG (Human Chorionictropin Hormone) 14
    1.3.3. GnRH (Gonadotropine Releasing Hormone) 15
    1.4. Một số nghiên cứu về sản xuất giống và ương nuôi cá nước lợ mặn .17
    1.4.1. Cá mú (Epinephelus spp) .17
    1.4.2. Cá chẽm (Lates calcarifer) 18
    1.4.3. Cá giò (Rachycentron canadum) .18
    1.4.4. Cá măng (Chanos chanos) 19
    1.4.5. Cá đối 20
    1.5. Sự phát triển ống tiêu hóa và lựa chọn thức ăn của cá .21
    1.5.1. Sự phát triển ống tiêu hóa của cá 21
    1.5.2. Sự lựa chọn thức ăn của cá 25
    1.6. Một số loại thức ăn tự nhiên sử dụng trong ương cá 27
    1.6.1. Tảo .28
    1.6.2. Rotifer 29
    1.6.3. Giáp xác chân chèo (Copepoda) 30
    1.6.4. Artemia 31
    1.7. Một số nghiên cứu về thức ăn trong ương cá .32
    1.8. Ảnh hưởng độ mặn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của 1 số loài cá 33

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .36
    2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 36
    2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .36
    2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá nâu .37
    2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh sản cá nâu 40
    2.2.3. Thí nghiệm kích thích sinh sản và ấp trứng cá nâu .43
    2.2.4. Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa và lựa chọn thức ăn của
    cá nâu bột 48
    2.2.5. Ương cá nâu bột lên cá hương (cá 1 tháng tuổi) .51
    2.2.6. Thí nghiệm ương cá từ 30-60 ngày tuổi ở các độ mặn khác nhau .54
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu 55

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
    3.1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản cá nâu 56
    3.1.1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 56
    3.1.2. Mùa vụ sinh sản và tỷ lệ giới tính của cá nâu trong điều kiện
    tự nhiên .59
    3.1.3. Mối quan hệ giữa giai đoạn phát triển tuyến sinh dục với hệ
    số thành thục và độ béo của cá nâu cái .61
    3.1.4. Mối quan hệ giữa giai đoạn phát triển tuyến sinh dục với hệ
    số thành thục và độ béo của cá nâu đực 62
    3.1.5. Sức sinh sản thực tế của cá nâu .63
    3.1.6. Đường kính trứng, sự phát triển phôi cá nâu và chiều dài cá bột 63
    3.2. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản cá nâu 68
    3.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của cá nâu cái 68
    3.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của cá nâu đực .75
    3.3. Kích thích sinh sản và ấp trứng cá nâu .78
    3.3.1. Nuôi vỗ thành thục cá nâu trong bể .78
    3.3.2. Ảnh hưởng của loại và liều kích dục tố, chất kích thích sinh sản
    lên sinh sản nhân tạo của cá nâu .79
    3.3.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên tỉ lệ nở của trứng cá nâu 83
    3.4. Sự phát triển ống tiêu hóa và lựa chọn thức ăn của cá nâu bột 85
    3.4.1. Sự phát triển ống tiêu hoá của cá nâu bột 85
    3.4.2. Sự lựa chọn thức ăn của cá bột 90
    3.5. Ương cá bột lên cá hương bằng các loại thức ăn khác nhau 98
    3.5.1. Ương cá nâu bột đến 15 ngày tuổi bằng các loại thức ăn .98
    3.5.2. Ương cá bột 15 ngày tuổi lên 30 ngày tuổi bằng thức 104
    3.6. Ương cá từ 30 ngày tuổi lên 60 ngày tuổi ở các độ mặn khác nhau .107
    3.6.1. Yếu tố môi trường bể ương .107
    3.6.2. Tăng trưởng của cá ương ở các độ mặn khác nhau .108
    3.6.3. Tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của cá ương ở các độ mặn 109
    3.6.4. Sự phân cỡ của cá hương ương ở các độ mặn khác nhau .109
    3.6.5. Tỷ lệ sống của cá hương ương ở các độ mặn khác nhau .112

    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .113
    4.1. Kết luận .113
    4.1.1. Đặc điểm sinh học và sinh lý sinh sản 113
    4.1.2. Kích thích sinh sản và ấp trứng .114
    4.1.3. Sự phát triển ống tiêu hoá và lựa chọn thức ăn .114
    4.1.4. Ương cá bột lên cá hương và cá giống 114
    4.2. Đề xuất 115
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .116
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .118
    PHỤ LỤC 133
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu chung
    Việt Nam có tổng chiều dài đường bờ biển là 3.260 km, diện tích ven biển khoảng 1.000.000 km2, 12 đầm phá, eo biển, vịnh và hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ (Vũ Văn Phái, 2007). Việt Nam vì thế có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn (hay thủy sản ven biển) và lợi thế này đã thể hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nghề nuôi thủy sản ven biển của Việt Nam còn mang tính độc canh cao, hầu hết các địa phương ven biển tập trung phát triển nuôi tôm sú (Penaeus monodon) trong nhiều năm qua; và hiện đã phát sinh những tác động tiêu cực về môi trường, dịch bệnh,… làm giảm tính bền vững của nghề nuôi tôm nói riêng và chậm khai thác thế mạnh của vùng ven biển nói chung. Nhiều nước trên thế giới có điều kiện tương tự Việt Nam đã có xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi ở vùng ven biển; nhiều đối tượng thủy sản bản địa và di nhập như tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), cua biển (Scylla spp), cá mú (Epinephelu spp), cá bớp (Rachycentron canadum), cá chẽm (Lates calcarifer), cá chình (Anguilla marmorata),… đã được đưa vào nuôi. Tuy nhiên, phát triển nuôi các đối tượng cá biển hiện còn gặp rất nhiều hạn chế về kỹ thuật nuôi, thức ăn, quản lý bệnh, đặc biệt là sản xuất con giống nhân tạo một trong những cơ sở quan trọng cho sự phát triển loài nuôi. Hiện nay, rất nhiều quốc gia đang chú trọng đến các loài cá bản địa do có nhiều ưu thế riêng về sinh thái của loài nhưng kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo là yếu tố giới hạn chính. Thực tế sản xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy có nhiều đối tượng cá bản địa rất có tiềm năng để nuôi và có triển vọng kinh tế cao đang được chọn lựa phát triển như cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Liza subviridis), cá kèo (Pseudapocryptes elongatus), cá ngát (Plotosus canius),…. Cá nâu (Scatophagus argus) là loài cá phân bố tự nhiên ở vùng ven biển và được đánh giá là loài rất có triển vọng phát triển để nuôi, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL vì cá nâu có tính ăn tạp thiên về thực vật nên không chỉ thích hợp cho việc nuôi đơn mà còn có thể nuôi ghép với các loài thủy sản khác đặc biệt là nuôi kết hợp với tôm sú nhằm cải thiện môi trường nước ao nuôi tôm qua đó tăng thêm thu nhập cho người nuôi và tạo được mô hình nuôi bền vững. Tuy nhiên, nghề nuôi cá nâu chưa được phát triển do thiếu nguồn giống, đặc biệt là giống được sản xuất nhân tạo để cung cấp được số lượng lớn cho nhu cầu nuôi. Theo Mai Đình Yên (1992); Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương
    (1993) thì ở Việt Nam có một giống và một loài cá nâu duy nhất là Scatophagus argus (Linnaeus, 1766). Các nghiên cứu về đối tượng này hiện còn rất hạn chế, chỉ mới một số nghiên cứu bước đầu về hình thái phân loại, thành phần giống loài (Mai Đình Yên, 1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Fast, 1988; Barry et al, 1992), sự phân bố (Nguyễn Hữu Phụng, 1995; Nguyễn Tấn Trịnh và ctv, 1996; Khan, 1984; Mohsin et al, 1996), mô tả hình thái (Võ Văn Chi, 1993) và một số đặc điểm sinh học (Võ Thành Tiếm, 2004; Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004; Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2008).
    Do đó, để phát triển các mô hình nuôi cá nâu cần có nhiều nghiên cứu xa hơn về các vấn đề sinh học cá nâu làm cơ sở nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật kích thích cá nâu sinh sản nhân tạo như các đặc điểm sinh học sinh sản, sinh lý, chọn lựa kích dục tố kích thích cá đẻ, sự phát triển cá bột, thức ăn cho cá mới nở, sự thích nghi độ mặn,… Với các lý do trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766)” được thực hiện.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Mục tiêu tổng quát: bổ sung cơ sở dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản và sinh lý sinh sản cá nâu và qua đó phát triển qui trình sinh sản nhân tạo cá nâu để từng bước tiến tới phát triển nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá nâu; góp phần đa dạng hóa đối tượng và mô hình nuôi thủy sản ven biển; thúc đẩy sự phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL nói riêng và cả nước ta nói chung.
    - Mục tiêu cụ thể: tìm ra một số đặc điểm sinh học và sinh lý sinh sản quan trọng của cá nâu; loại kích dục tố và chất kích thích sinh sản thích hợp để kích thích cá nâu sinh sản nhân tạo; sự phát triển của cá nâu mới nở và biện pháp kỹ thuật ương nuôi cá nâu giai đoạn cá bột lên cá giống.
    3. Nội dung nghiên cứu
    a) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và sinh lý sinh sản quan trọng của cá nâu.
    b) Nghiên cứu sử dụng các loại kích dục tố và chất kích thích sinh sản khác nhau để kích thích cá nâu sinh sản nhân tạo và kỹ thuật ấp
    trứng cá nâu.
    c) Nghiên cứu sự phát triển của ống tiêu hóa và sự lựa chọn thức ăn của cá nâu bột.
    d) Nghiên cứu ương cá nâu bột lên cá hương bằng các loại thức ăn và cá hương lên cá giống ở các độ mặn khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...