Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm sinh học, nuôi và sử dụng luân trùng nước ngọt (Brachionus angularis)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN
    NĂM 2012


    MỞ ĐẦU
    1.1GIỚI THIỆU

    Thức ăn tươi sống là một trong những mắt xích quan trọng đảm bảo sự thành công trong quá trình sản xuất giống thuỷ sản. Nhiều đối tượng như trứng nước (Moina), giáp xác chân mái chèo (Copepoda), Artemia, luân trùng nước mặn (Brachionus plicatilis) được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Luân trùng là một trong những thức ăn tươi sống cần thiết cho ương nuôi ấu trùng tôm cá nhờ các ưu điểm như khả năng sinh trưởng nhanh tạo sinh khối lớn, có kích thước nhỏ thích hợp làm thức ăn cho nhiều loại ấu trùng tôm cá, bơi lội chậm chạp và lơ lửng trong nước giúp tôm cá dễ bắt mồi. Kỹ thuật nuôi luân trùng đã được nghiên cứu trong hơn 40 năm qua (Hirata et al., 1979; Fukusho, 1989) với nhiều hình thức nuôi đa dạng từ nuôi nước tĩnh đến nước chảy, nước tuần hoàn với thức ăn phong phú phụ thuộc vào điều kiện của từng nơi như tảo (tươi, khô, đông lạnh, cô đặc), men bánh mì hoặc thức ăn nhân tạo. Việc sản xuất với số lượng lớn luân trùng nước mặn đáp ứng nhu cầu phát triển của các giai đoạn cá bột đã góp phần vào sự thành công trong sản xuất giống của hơn 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác khác nhau (Dhert, 1996). So với luân trùng nước lợ, mặn thì việc gây nuôi luân trùng nước ngọt còn ít được quan tâm. Các hệ thống nuôi luân trùng nước ngọt chủ yếu được nuôi ngoài trời, năng suất thấp trong khi nhu cầu sử dụng đối tượng này trong sản xuất các loài cá nước ngọt ngày càng nhiều. Việc sản xuất một số loài cá nước ngọt như cá bống tượng, cá rô đồng và đặc biệt là các loài cá cảnh nước ngọt thuộc giống cá sặc (Trichogaster), cá ông tiên (Pterophytlum), cá dĩa (Symphysodon aequifasciata axelrodi) còn hạn chế do thiếu loại thức ăn tươi sống thích hợp cho các giai đoạn phát triển của cá (Lim et al., 2003). Hiện nay, trong ương nuôi các cá bột cá nước ngọt người ta thường sử dụng các loại thức ăn như lòng đỏ trứng, sữa bột, thức ăn viên có kích thước nhỏ hoặc nguồn thức ăn tự nhiên được gây ra từ nguồn phân bón vào ao ương. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại “thức ăn truyền thống này” không chỉ hạn chế về mật độ ương của cá mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của cá (Lim et al., 2003). Luân trùng Brachionus angularis là loài luân trùng nước ngọt có kích thước nhỏ (68-90 µm) nhỏ hơn so với một số loài luân trùng nước ngọt thường được sử dụng trong thủy sản như B. calyciflorus (196 µ m), B. rubens (216 µ m) hoặc các loài nước mặn phổ biến như B. plicatilis (171-238 µ m), B. rotundiformis dòng S (121-162µ m), dòng SS (100-117 µ m). Với kích thước nhỏ này, B. angularis có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp thức ăn cho cá bột có kích thước nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giống các loài cá nước ngọt và cả nước mặn. Với tiềm năng ứng dụng cao trong nghề nuôi thuỷ sản, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học cũng như hệ thống nuôi luân trùng nước ngọt là rất cần thiết.
    1.2 Mc tiêu ca nghiên cu
    1.2.1 Mc tiêu tng quát
    Xây dựng quy trình nuôi sinh khối luân trùng nước ngọt Brachionus angularis để ứng dụng trong ương nuôi cá góp phần cải thiện năng suất và chất lượng giống các loài cá nước ngọt ở ðồng Bằng Sông Cửu Long.
    1.2.2 Mc tiêu cth
    - Xây dựng được cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, sinh sản của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis
    - Xây dựng được quy trình nuôi sinh khối luân trùng nước ngọt Brachionus angularis
    - Góp phần nâng cao tỉ lệ sống của một số loài cá bột như cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) ở giai đoạn từ 0 đến 10 ngày tuổi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...