Báo Cáo Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản của Lươn Đồng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ
    SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)

    TÓM TẮT

    Đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản của lươn đồng (Monopterus albus) đã được nghiên
    cứu qua các mẫu lươn được thu định kỳ mỗi tháng một lần (30 mẫu) trong vòng 1 năm tại
    thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang. Mẫu lươn được chu yển về phòng thí nghiệm của Khoa
    Thủy sản để phân tích. Sau khi quan sát một số chỉ tiêu về hình thái, lươn được giải phẩu lấy
    tuyến sinh dục và tiến hành cắt mô xác định giới tính, các giai đoạn thành thục sinh dục, mùa
    vụ sinh sản và đường kính trứng.
    Chỉ số RLG (relative length of gut) dao động từ 0,25 – 1,03 và trung bình là 0,65. Từ kết quả
    này có thể khẳng định lươn là loài ăn động vật. Lươn đồng có chiều dài <30 cm là lươn cái và
    >5 0 cm chủ yếu là lươn đực.Lươn lưỡng tính có chiều dài nằm giữa 30-50cm. Quan sát mô học
    tuyến sinh dục lưỡng tính cho thấy tồn tại tinh nguyên bào, tinh tử và trứng ở các giai đoạn 1, 2
    và 3. Sự chuyển đổi từ cái sang lưỡng tính rồi đực chỉ xảy ra trên cùng một tuyến sinh dục của
    lươn. Mùa vụ sinh sản của lươn đồng tập trung vào tháng 3 và tháng 9 trong năm. Hệ số thành
    thục của lươn đồng cao nhất (9,12%) tập trung ở nhóm lươn có chiều dài nhỏ 30-40 cm và thấp
    nhất (2,92%) ở nhóm có chiều dài từ 40-50 cm. Sức sinh sản tuyệt đối của lươn đồng đạt từ 143
    - 6813 trứng/lươn cá i và sức sinh sản tương đối từ 4828 - 65771 trứng/kg lươn cái. Lươn cái có
    khả năng sinh sản tốt ở chiều dài 40 - 50 cm. Đường kính trứng trung bình ở giai đoạn 4 là 0,5
    mm, giai đoạn 5 là 1,48 mm.

    1 GIỚI THIỆU

    Lươn đồng có tên khoa học là Monopterus albus, tên tiếng Anh là Asian Swamp Eel
    (Rice Eel), thuộc họ Synbranchidae. Lươn sống tự nhiên ở Đông và Nam Châu Á, sống
    chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt như trong ao, kênh, rạch, các dòng sông lớn, trong
    ruộng lúa hay ở đầm lầy, lươn cũng có thể sống ở trong các thủy vực hơi mặn, lợ
    (http://www.fishbase.org). Lươn có kích thước lớn trung bình từ 25-40 cm. Lươn sống
    và đẻ trứng trong hang, có cơ quan hô hấp phụ là da và màng nhầy xoan g miệng hầu
    nên có thể chịu được hàm lượng oxy thấp, giàu chất hữu cơ. Lươn là loài ăn động vật
    chủ yếu là cá, tép, tôm, cua . Giá trị dinh dưỡng của lươn khá cao, là món ăn bình dân
    ở thôn quê, nhưng lại là món ăn cao cấp ở thành thị và là đối tượng xuất khẩu có giá trị
    kinh tế cao. Nghiên cứu về lươn trên thế giới đã được chú ý từ lâu, nhưng các nghiên
    cứu về các đặc điểm sinh học, sinh sản nhân tạo, dinh dưỡng và nuôi thương phẩm của
    lươn vẫn chưa nhiều.
    Lươn đồng cũng như các loài cá khác, trước đây chủ yếu được khai thác từ tự nhiên,
    những năm gần đây đã nổi lên phong trào nuôi lươn đồng ở nhiều nơi với quy mô gia
    đình. Con giống chủ yếu được lấy từ tự nhiên với những kích thước khác nhau. Lươn
    được nuôi trong ao đất hoặc bể xi măng với đáy bùn dày để lươn đào hang, làm tổ hay
    với dây nylon để làm giá thể. Việc nuôi lươn đã góp phần tăng thu nhập gia đình và bảo
    vệ nguồn lươn tự nhiên.
    Lươn đồng là một đối tượng nuôi nước ngọt đang được chú ý để phát triển nhằm góp
    phần đa dạng hóa đối tương nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và
    Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, nguồn giống lươn cung cấp cho nghề nuôi hiện nay
    vẫn còn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên. Để phát triển đối tượng này việc nghiên
    cứu sinh sản nhân tạo là rất cần thiết. Song trước hết, cần phải có những nghiên cứu cơ
    bản về đặc điểm sinh học, đặc biệt là sinh học dinh dưỡng và sinh sản để làm nền tảng
    cho các nghiên cứu tiếp theo mang tính kỹ thuật. Chính vì thế, “Nghiên cứu đặc điểm
    sinh học dinh dưỡng và sinh sản lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793)” là nội
    dung nghiên cứu quan trọng nhằm cung cấp dữ liệu cơ bản và góp phần thúc đẩy nghề
    sản xuất giống và nuôi lươn đồng.

    2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1 Thời gi an và địa điểm nghiên cứu
    Mẫu lươn đồng được thu ngoài tự nhiên trong các ao, kênh, ruộng lúa ở thành phố Cần
    Thơ và tỉnh An Giang từ tháng 07/2005 đến tháng 06/2006.
    2.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu
    Mẫu lươn được thu ngẫu nhiên với các kích thước khác nhau từ ngư dân đánh bắt bằng
    lờ, lợp, dớn, chất ụ rơm (lục bình) trong ao, kênh, ruộng lúa với số lượng 30 con/đợt,
    định kỳ mỗi tháng thu một lần để phân t ích một số chỉ tiêu về sinh học dinh dưỡng và
    sinh học sinh sản. Mẫu lươn được làm chết tại chỗ và chuyển về phòng thí nghiệm để
    phân tích.
    Quan sát các đặc điểm về ngoại hình, màu sắc, lỗ sinh dục, hình dạng bụng của lươn và
    đặc điểm của tuyến sinh dục bằng mắt thường dựa theo 6 bậc thang thành thục của
    Nikolsky (1963) kết hợp với t iêu bản mô học để xá c định các giai đoạn phát triển của
    tuyến sinh dục. Từ đó dự đoán mùa vụ sinh sản theo sự phát triển của buồng trứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...