Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Thát lát - Notopterus notopterus (Pallas, 1769) ở hồ Phú Ninh, t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Thát lát - Notopterus notopterus (Pallas, 1769) ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC BẢNG . vi
    DANH MỤC HÌNH vii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN . 2
    1.1. Tổng quan nguồn lợi thuỷ sản 2
    1.2. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt tại Việt Nam 2
    1.3. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt ở Quảng Nam 7
    1.4. Hiện trạng về điều kiện sinh thái hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam . 8
    1.4.1. Vị trí địa lý, địa hình . 8
    1.4.2.Điều kiện khí hậu 10
    1.4.3. Đặc tính thủy lí, thủy hóa của hồ Phú Ninh 10
    1.4.4. Điều kiện kinh tế, xã hội . 11
    CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU . 13
    2.1. Đ ối tượng nghiên cứu 13
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
    2.3. Sơ đồ khối thực hiện 13
    2.4. Tìm hiểu hiện trạng về điều kiện sinh thái hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 13
    2.5. Phương pháp thu mẫu 14
    2.6. Phương pháp nghiên cứu . 14
    2.6.1. Các chỉ tiêu về hình thái, phân loại cá Thát lát . 14
    2.6.2. Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá 14
    2.6.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá . 15
    2.6.4. Nghiên cứu sinh sản của cá . 16
    2.6.5. Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi đối tượng cá Thát lát . 17
    2.7. Phương pháp xử lý số liệu . 17
    CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 18
    v
    3.1. Đặc điểm hình thái phân loại của cá Thát lát . 18
    3.1.1. Đặc điểm hình thái 18
    3.1.2. Đặc điểm phân loại của cá Thát lát . 19
    3.2. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá 20
    3.3. Cấu trúc tuổi của quần thể cá Thát lát 22
    3.4. Đặc tính dinh dưỡng của cá Thát lát 23
    3.4.1. Thành phần thức ăn của cá Thát lát 23
    3.4.2. Cường độ bắt mồi của cá Thát lát . 26
    3.4.3. Độ mỡ của cá Thát lát 27
    3.4.4. Hệ số béo của cá Thát lát 29
    3.5. Đặc điểm về sinh sản của cá Thát lát . 30
    3.5.1. Phân biệt cá đực, cá cái . 30
    3.5.2. Cấu tạo và các giai đoạn phát triển của buồng trứng 31
    3.5.2.2.Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục 32
    3.5.3. Cấu tạo và các giai đoạn phát triển của noãn sào 36
    3.5.4. Tỷ lệ đực cái theo nhóm tuổi của cá Thát lát 39
    3.5.5. Sự chín muồi sinh dục theo nhóm tuổi của cá Thát lát . 40
    3.5.6. Kích thước và khối lượngthành th ục của cá Thát lát . 42
    3.5.7. Đường kính trứng cá Thát lát . 42
    3.5.8. Sức sinh sản của cá Thát lát 43
    3.5.9. Mùa vụ sinh sản của cá Thát lát . 44
    3.6. Một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá Thát lát tại hồ Phú Ninh. 45
    3.6.1. Tình hình khai thác cá Thát lát tại lưu vực hồ Phú Ninh 45
    3.6.2. Đề xuất một số giải pháp . 46
    Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
    4.1. Kết luận 48
    4.2. Đề nghị . 49
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Quảng Nam có 48 di tích được xếp hạng là di tích Quốc gia nhưng chỉ có hồ
    Phú Ninh là di tích danh thắng. Đây là một hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Quảng Nam,
    cách thành phố Tam Kỳ 7km về phía Tây, códiện tích hơn 3.433 ha với hơn 30 đảo
    và nhiều bán đảo nhỏ xinh đẹp, cùng với hệ thống rừng phòng hộ rộng hơn 23.409
    ha làm nên một hệ thống cảnh quan cho khu du lịch sinh tháiPhú Ninhlý tưởng. Ở
    đó, khí hậu mát mẻ, động thực vật phong phú tạo điều kiệnthích hợp cho sự phát
    triển của các loài thủy sản nước ngọt, trong đó có cá Thát lát - Notopterus
    notopterus (Pallas, 1769) [28]. Cá Thát lát có thịt thơm ngon, lại có độ dẻo, là
    nguyên liệuchế biến được nhiều món ăn cao cấp mà người tiêu dùng rấtưa chuộng.
    Hiện nay việc khai thác cá Thát lát quá mức bằng nhiều hình thức khác nhau,
    với mục đích thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy mà nguồn lợi cá ngoài
    tự nhiênsuy giảm đi đáng kể.
    Để góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Thát lát, một trong những
    vấn đề quan trọng là phải chủ động nguồn giống, hướng được sự sinh sản tự nhiên
    của cá vào sinh sản nhân tạo. Muốn vậy, phải hiểu biết về đặc điểm sinh học của cá.
    Đây là những dẫn liệucơ bản để làm cơ sở cho việc sinh sản nhân tạo,đồng thời đề
    xuất những giải pháp bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn lợi cá.Hiện nay các công
    trình nghiên cứu về cá ở hồ Phú Ninh chủ yếu tập trung về đa dạng sinh học, các
    công trình nghiên cứu đến đặc điểm sinh học của cáchưa nhiều. Từ những vấn đề
    nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểmsinh học của cá Thát lát -Notopterus notopterus (Pallas, 1769) ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”
    Với đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp những dẫn liệu cơ bản về
    hình thái, đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản của cá Thát lát, đồng thời đề
    xuất giải pháp bảo tồn, khai thác hợp lý để phát triển bền vững nguồn lợicátại hồ
    Phú Ninh Mặc dù đề tài thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Thầy
    giáo hướng dẫn, quý thầy, cô giáo giảng dạy chuy ên môn, bạn bè đồng nghiệp, song
    với thời gian và điều kiện nghiên cứu hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót
    nhất định . Chúng tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy,
    cô và bạn bè đồng nghiệp.

    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan nguồn lợi thuỷ sản
    Việt Nam là quốc gia ven biển, có tiềm năng lớn về nguồn lợi thuỷ sản, với
    bờ biển dài hơn 3.260 km và diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản ước tính khoảng
    1,7 triệu ha, trong đó tổng diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt chiếm 72,7%, diện tích
    ao hồ nhỏ, mương vườn là 120.000 ha, hồ chứa mặt nước lớn 340.000 ha, ruộng có
    khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 580.000 ha, chưa kể các sông có thể sử dụng nuôi
    trồng thuỷ sản chưa được qui hoạch. Nguồn lợi cá nước ngọt đã thống kê được
    1.027loài. Đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu hiện nay là: cá Tra, cá Chép,
    cá Trắm, cá Mè, cá Trôi, cá Lóc, cá Basa Một số loài đã du nhập và thuần hoá như
    Rôhu, Mrigal, Catla, Rô Phi đơn tính, Chép Lai 3 màu, Cá Trê . làm phong phú
    thêm các giống loàicánuôi[4], [12].
    Thủy sản nói chung và cá nước ngọt nói riêng là một loại thực phẩm toàn
    diện, quen thuộc và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân
    chúng ta. Bởi thịt cá cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm không thua kém bất kỳ
    một loài thịt nào của ngành chăn nuôi. Thịt cá có nhiều photpho rất cần cho não và
    xương. Thịt cá ngon, bổ và được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn thịt gia súc, gia cầm.
    Bên cạnh đó sản phẩm từ thịt cá rất đa dạng nên được mọi người ưa chuộng, đồng
    th ời cá là một trong đối tượng xuất khẩu có giá trị cao đem lại nguồn ngoại tệ đáng
    kể cho đất nước.
    1.2. Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt tại ViệtNam
    Các công trình nghiên cứu về cá ởnướcta b ắt đầu muộn hơn so với các nước
    tiên tiến, nhưng cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Theo Bộ Thủy sản (1996),
    công trình đầu tiên nghiên cứu về cá nước ngọt ở Việt Nam là của H.E. Sauvage
    (1881 ), công bố trong tác ph ẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và mô tả một số
    loài mới ở Đông Dương”. Tác giả đã thống kê 139 loài chung cho toàn Đông
    Dương và mô tả một số loài mới ở miền Bắc nước ta. Đến năm 1883, G.Tirant đã
    công bốvà mô tả 70 loài cá ở sông Hương (Huế), trong đó có 3loài mới. Những
    3
    năm tiếp theo có nhiều công bố về thành phần các loài cá ở những thủy vực khác
    nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả như H.E. Sauvage (1884) thu được 100
    loài cá ở Hà Nội, trong đó có 7 loài mới; L. Vaillant (1891 – 1904) thu thập 6 loài,
    mô tả 4 loài mới ở Lai Châu(1891) và 5 loài, có 1 loài mới ở sông Kỳ Cùng(1904);
    J. Pellegrin (1906, 1907, 1923, 1928) và đoàn Thường trực Khoa học Đông Dương
    phân tích mẫu thu thập ở Hà Nội và vùng phụ cận đã công bố danh mục cá gồm 29
    loài, mô tả 2 loài mới (1907) và 33 loài mới (1934). Ngoài ra còn có nhiều tác giả
    như: P.Chevey và J. Pellegrin (1934, 1936, 1938, 1941), c ũng nghiên cứu về cá
    Việt Nam. Năm 1937, một công trình nghiên cứu tổng hợp về cá nước ngọt miền
    Bắc Việt Namcủa P. Chevey và J.Lemasson: “Góp phần nghiên cứuvề các loài cá
    nuớc ngọt miền Bắc Việt Nam” được công bố. Công trình này giới thiệu 98 loài cá
    nước ngọt miền Bắc Việt Nam thuộc 17 họvà được xem là công trình tổng hợp đầy
    đủ nhất bấy giờ [4], [47].
    Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), công tác
    nghiên cứu bị gián đoạn. Khi hoà bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,
    công tác nghiên cứu được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành.
    Vào thời điểm này , công tác điều tra cơ bản sinh vật nước ngọt nội địa nói chung, cá
    nói riêng ở miền BắcViệt Nam do các cơ quan: Trạm Nghiên cứu Thuỷ sản nước
    ngọt ĐìnhBảng thuộc Tổng cục Thuỷ sản, khoa Sinh vật trường Đại học Tổnghợp
    Hà Nội và khoa Nuôi trồng Thủy sản trường Đại học Nha Trang thực hiện. Các cơ
    quan nghiên cứu này đã tiến hành điều tra ở hầu hết nguồn lợi cá các vùng sinh thái
    Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc miền Trung, ở các loại hình thu ỷ vực khác nhau như
    sông, suối, hồ chứa, đầm, ao, ruộng. Tuy nhiên đối với mỗi loại hình thu ỷ vực riêng
    biệt, công tác điều tra được tiến hành ở mức độ khác nhau. Trong 30 sông, suối và
    khoảng 25 hồ, đầm, hồ chứa, đập nước đã được điều tra thì các thu ỷ vực sau đây
    được điều tra kỹ hơn: sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gấm,sông
    Châu Giang, sông Ninh Cơ, sông Côn, sông Thao. Các ao đầm, hồ chứa: Thác Bà,
    Ba Bể, Hồ Tây, QuánSơn, Suối Hai, Đại Lải, Vân Trục. Các ao, ruộng lúa được
    tiến hành điều tra ít hơn, các vùng xa như Hà Giang, Lai Châu, Móng Cái, Quảng
    Bình, Quảng Trị,Quảng Namcòn nhiều điểm trắng chưa được điều tra.
    4
    Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ của thời kỳ này ở miền Bắc
    có: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên: Dẫn liệu sơ bộ ngư giới sông Bôi (1958), Dẫn
    liệu sơ bộ ngư giới sông Ngòi Thia (1959); Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai
    Đình Yên (1961): Điều tra nguồn lợi sinh vật Hồ Tây; Mai Đình Yên (1962): Sơ bộ
    điều tra thành phần, nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng; Nguyễn
    Văn Hảo (1964): Dẫn liệu nguồn lợi cá Ba Bể; Hoàng Duy Hiệp, Nguyễn Văn Hảo
    (1964): Kết quả điều tra nguồn lợi cá sông Thao; Đoàn Lệ Hoa, Phạm Văn Doãn
    (1971): Sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã [4] .
    Trong thời kỳ này, ở miền Nam cũng có một số công trình do cán bộ khoa
    học người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi và Nguy ễn
    Cháu (1964); Fourmanvir (1965); M.Yamamura (1966); Kawamoto, Nguyễn Viết
    Trương và Trần Tuý Hoa (1972); M.Taki (1975).Cùng với các nghiên cứu về khu
    hệ, các công trình nghiên c ứu về sinh học, sinh thái cũng được quan tâm hơn. Tiêu
    biểu có các tác giả: Đào văn Tiến, Mai Đình Yên (1960): Mô tả về hình thái, sinh
    học, giá trị kinh tế cá Mòi sông Hồng; Nguyễn Dương (1963): Hình thái sinh học cá
    ngạnh sông Lô; Hoàng Đức Đạt (1964): Hình thái, sinh thái học của một số loài cá
    sông Lô; MaiĐình Yên (1964): Nghiên cứu về đặc điểm sinh học các loài cá sông
    Hồng; Mai Đình Yên và Đoàn văn Đẩu (1966): Đặc điểm sinh học một số loài cá
    ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam; Trần Quang Hưng (1968) về nghiên cứu kỹ
    thuật sản xuất giống cá Chép. Đặc biệt là tác giả Mai Đình Yên (1969), lần đầu tiên
    trình bày có hệ thống các đặc tính sinh học, ý nghĩa kinh tế của 33 loài cá kinh tế
    thuộc khu vực miền Bắc dựa theo từng sinh cảnh đặc trưng như sông, suối, ao hồ,
    đồng ruộng trong cuốn sách “Các loài cá kinhtế nước ngọt miền Bắc Việt Nam”
    [4], [12] .
    Thời kỳ từ 1975 đến nay, công tác điều tra nghiên cứu được tiến hành trong
    phạm vi cả nước do Viện NCNTTS I Bắc Ninh, Viện NCNTTS II thành phố Hồ Chí
    Minh, Viện NCNTTS III Nha Trang thuộc Bộ Thuỷ sản tổ chức thực hiện. Ngoài ra
    còn có sự tham gia của các nhà khoa học thuộccáctrường đại họcnhư: Đại học
    Nha Trang, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú (2004), “Thành phần loài cá hồ Phú Ninh,
    tỉnh Quảng Nam”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống,
    NXBKhoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 37 –39.
    2. Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú, Nguy ễn ngọc Tân (2005), “ Dẫn liệu bước
    đầu về thành phần loài cá sông Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam”, Những vấn đề nghiên
    cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXBKhoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang
    47-50.
    3. Nguyễn Tường Anh (1999), Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá, NXB
    Nông nghiệp,Hà Nội,238 trang.
    4. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, 616
    trang.
    5. Đoàn Khắc Bộ(2007), K ỹ thuật nuôi cá Thát lát, NXBĐà Nẵng, 77trang.
    6. Cục thống kê Quảng Nam (2009), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm
    2008.
    7. Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh và Võ Văn Phú (2007), “ Tác dụng của
    Progesteron (P) và Desoxycorticosteron acetat (DOCA) lên sự chín và rụng
    trứng in vivo của cá Trôi ( Labeo rohita)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số
    39, trang 13-17.
    8. Lưu Thị Dung, Phạm Quốc Hùng (2005), Mô phôi học Thủy sản, NXB Nông
    Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 124 trang.
    9. Nguyễn Hữu Dực (1995), Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam
    Trung Bộ Việt Nam, Tóm tắt Luận án Phó Tiến sĩ, Khoa Sinh học, Hà Nội.
    10. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thư (2003), “ Nghiên cứu một số
    đặc điểm sinh học loài cá Lăng Nha (Mytus nemurus)”, Những vấn đề nghiên
    cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXBKhoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang
    524-527.
    51
    11. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001), “Cá nước ngọt Việt Nam”, tập I, Họ cá
    Chép, NXBNông Nghiệp, Hà Nội.
    12. Nguyễn Văn Hảo (2005), “ Cá Nước ngọt Việt Nam”, NXBNôngnghiệp, Hà
    Nội.
    13. Nguyễn Hữu Hùng (2001), “ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá
    Chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis)”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thủy
    Sản Nha Trang.
    14. Vương Dĩ Khang (1963), Ngư loại phân loại học, Nguyễn Bá Mão dịch. NXB
    Nông thôn, Hà Nội, 843 trang.
    15. Võ Đình Linh (2006), “ Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Nâu
    (Scatophagus argus) tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre”, Luận văn thạc sỹ,
    Trường Đại Học Nha Trang, 59 trang.
    16. Nicolski, G. V. (1963), Sinh thái học cá ( Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng
    và Mai Đình Yên dịch). NXB Đại học và Trung học Chuy ên nghiệp, Hà Nội,
    442 trang.
    17. Nguyễn Phi Nam, Lê Đức Ngoan, Lê Văn Dân (2007), “ Kết quả bước đầu
    nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai,
    1994)”, Tạp chí Khoa học, ĐH Huế, số 39, trang 73-81.
    18. Nguyễn Đình Mão (1998 ), “ Cơ sở sinh học một số loài cá kinh tế ở các đầm
    phá ven biển Nam Trung Bộ phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi”,
    Tóm tắt luận án tiến sỹ sinh học, 155 trang.
    19. Võ Văn Phú, Đặng Thị Diệu Tâm (1978), “ Dẫn liệu bước đầu về đặc tính sinh
    học của cá Đối Mục (Mugil cephalus) ở đầm phá nước lợ phía Nam tỉnh Bình
    Trị Thiên”, Thông tin Khoa hoc, Trường ĐH khoa học Huế, số 2, trang 85-101.
    20. Võ Văn Phú (1979), Những phương pháp nghiên cứu sinh học của cá xương
    vùng Nhiệt đới (tài liệu dịch từ bản tiếng Nga -Những vấn đề nghiên cứu Ngư
    loại, Maxkova, tập 20, 21).
    52
    21. Võ Văn Phú (1991), “ Dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế ở
    vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế ”, Tuyển tập báo cáo hội nghị Khoa học
    toàn quốc về biển lần thứ III, Tập I, trang 212 –216.
    22. Võ Văn Phú (1991), “Góp phần tìm hiểu đặc tính sinh học của cá Mòi Cờ chấm
    (Clupanodon punctatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừathiên Hu ế”, Thông tin Khoa
    học, Trường ĐH khoa học Huế, số 9, trang 191 –196.
    23. Võ Văn Phú (1994), “ Dẫn liệu về đặc tính sinh thái của cá Căng bốn sọc
    (Pelates quadrilineatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế ”, Thông tin
    Khoa học, Trường ĐH khoa học Huế, số 9, trang 197-202.
    24. Võ Văn Phú (1995), Khu hệ cá và đặc tính sinh học của 10 loài cá kinh tế ở hệ
    đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tóm tắt Luận án Phó Tiến Sĩ, Trường ĐH Tổng
    hợp Hà Nội.
    25. Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng (2001), “Đặc tính sinh sản của cá Dầy (Cyprinus
    centralus Nguyen et Mai,1994) ở phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên
    Huế”, Thông tin Khoa học, Trường ĐH khoa học Huế, tập1, trang 80-85.
    26. Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng, Nguyễn Hữu Quyết (2005), “Đặc tính sinh học của
    cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai,1994) đầm phá tỉnh Thừa Thiên
    Huế”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 7, trang 99 -106.
    27. Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung, Hoàng Đức Huy (2009), Dẫn liệu bước đầu về
    thành phần loài động vật không xương sống ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam,
    Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 52, 2009.
    28. Võ Văn Phú và ctv (2009), Báo cáo Đề tài Khoa học công nghệ cấp tỉnh về “
    Điều tra, đánh giá tài nguyên sinh học khu vực hồ Phú Ninh tỉnh Quảng Nam,
    phục vụ xây dựng khu bảo tồn sinh vật nước ngọt”.
    29. Pravdin, I.F. (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch),
    NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 275 trang.
    30. Nguyễn Hữu Quyết (2007), “Tình hình khai thác cá Dầy (Cyprinus centralus
    Nguyen et Mai,1994) và một số giải pháp phát triển bền vững loài cá này ở đầm
    phá Thừa ThiênHuế”, Tạp chí Khoa học Đại học khoa học Huế, tập 57, số 3,
    trang 119-124.
    53
    31. Nguyễn Xuân Quýnh (2001), Định loại các nhóm động vật không xương sống
    nước ngọt thường gặp ở Việt Nam, NXBĐại học Quốc gia Hà Nội, 65 trang.
    32. Sở Thuỷ sản Quảng Nam (2006), Rà soátđiều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát
    triển tổng thể ngành Thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến
    năm 2020, Viện Kinh tế và quy hoạch Thủy sản, Hà Nội.
    33. Vũ Trung Tạng (1997), Sinh thái học các thuỷ vực, TrườngĐại học Khoa học
    Tự nhiên,360 trang.
    34. Vũ Trung Tạng (2001), Cơ sở sinh thái học, NXB giáo dục Hà Nội,262 trang.
    35. Vũ Trung Tạng, Nguy ễn Đình Mão (2005), Ngư loại học, NXBNông nghiệp,
    221 trang.
    36. Đặng Thị Sy (2005), Tảo học, NXBĐH Quốc gia Hà Nội,185 trang
    37. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật
    không xương sống nước ngọt miền Bắc Việt Nam, NXBKhoa học và Kỹ thuật,
    Hà Nội.
    38. Bùi Minh Thắng (2007), “ Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học
    của cá Niên (Onychostoma laticeps Gunther,1896) tại hồ Phú Ninh và vùng phụ
    cận, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Khoa Học Huế.
    39. Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hương (2004), Tảo
    đơn bào -cơ sở thức ăn của động vật thuỷ sản. Trong tuy ển tập các công trình
    Nghiên cứu khoa học và công nghệ ( Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III), trang
    405 –450, NXBNông nghiệp
    40. Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997), “Tảo nước ngọt Việt Nam”, Phân loại bộ tảo
    Lục (Chlorococcales), NXBNông Nghiệp.
    41. Trần Văn Trọng (2006), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá
    Sỉnh (Onychotoma gerlachi) taị th ượng nguồn sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi,
    76 trang.
    42. Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III (2004), Tuyển tập các công trình nghiên cứu
    khoa học công nghệ, tập I và II, NXBNông nghiệp, 328 trang.
    43. Dương Tuấn (1981), Bài giảng sinh lý cá, Trường Đại Học Hải Sản, 334 trang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...