Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim được can thiệp động mạch vành

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    đặt vấn đề
    Nhồi máu cơ tim là một trong những thể lâm sàng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ đang ngày càng trở nên phổ biến và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển. Theo Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim ở nam từ 1,6 đến 6,3%, ở nữ từ 0,4 đến 1,7%.
    Ở Mỹ có khoảng 11 triệu người mắc bệnh mạch vành, hàng năm có 1,5 triệu bệnh nhân nhồi máu mới, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm 25% số tử vong chung. Một số nghiên cứu ở Việt Nam còng cho thấy trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng về kinh tế và mức sống của người dân thì bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mà đặc biệt là nhồi máu cơ tim đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, để lại nhiều biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong cao [1], [17].
    Nhờ những tiến bộ về tổ chức phát hiện, cấp cứu và điều trị sớm bằng các thuốc tan huyết khối, các thuốc ức chế thụ thể b, thuốc ức chế men chuyển, đặc biệt là sự phát triển kĩ thật can thiệp động mạch vành qua da đã làm giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp trong giai đoạn nằm viện từ 30% xuống còn 10-15% trong những năm gần đây [54]. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng bệnh nhân được can thiệp mạch vành sớm, giải quyết được chỗ tắc nhưng thất bại trong việc cải thiện tuần hoàn vi mạch đảm bảo sự tưới máu cho mô cơ tim ổn định tới mức tế bào, biểu hiện trên điện tim là biến đổi ST giữ ở mức cao, chậm trở về bình thường sau can thiệp, vấn đề này đang được xem như là một yếu tố nguy cơ gây lan rộng vùng tổn thương cơ tim sau tái tưới máu, dẫn đến suy giảm chức năng tim sau nhồi máu cơ tim. Tử vong do các tai biến sau nhồi máu cơ tim trong năm đầu vẫn còn cao tới 6-19%. Cùng với nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát, nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường do suy tim, rối loạn nhịp tim gây đột tử. Đột tử do loạn nhịp tim chiếm khoảng 30-50% nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Trong sè 30 000 - 50 000 người Pháp và khoảng 200 000 - 400 000 người Mỹ bị đột tử mỗi năm, có tới 80% trường hợp liên quan đến bệnh động mạch vành và một nửa số bệnh nhân này có sẹo nhồi máu cơ tim cũ trên giải phẫu tử thi. Các nghiên cứu cũng cho thấy trong nhồi máu cơ tim rối loạn nhịp tim chiếm tỷ lệ rất cao và đó chính là một yếu tố tiên lượng nguy cơ tai biến tim mạch và tử vong ở những bệnh nhân này [55]. Nhiều cơ chế giải thích về căn nguyên phát sinh rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim, một số nghiên cứu đã nhấn mạnh tới sự mất ổn định về điện học xảy ra ở ranh giới giữa vùng nhồi máu và vùng cơ tim bình thường, mất thăng bằng của hệ thần kinh tự động, những thay đổi điện học của vùng cơ tim thiếu máu như tăng tính kích thích, thay đổi thời gian trơ của tổ chức, sự hình thành tổ chức xơ sẹo, mất liên kết giữa các tế bào với sự xuất hiện của bloc một chiều và dẫn truyền chậm . là những nguyên nhân gây nên tỷ lệ loạn nhịp và đột tử cao ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Gần đây một số tác giả đã nghiên cứu về rối loạn nhịp tim trong giai đoạn cấp hoặc ngay sau giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim [4], [6], tuy nhiên chưa có những nghiên cứu chi tiết về các rối loạn nhịp tim ở đối tượng bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim được can thiệp động mạch vành và mối liên quan với các thông số đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua da. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim được can thiệp động mạch vành” nhằm mục tiêu:
    1. Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim được can thiệp động mạch vành bằng phương pháp ghi điện tim Holter 24 giê.
    2. Khảo sát mối liên quan giữa các rối loạn nhịp tim với một số thông số đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...