Nghiên cứu đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
     
    1. Thông tin chung


    Mã số: B2010-37-83
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Thị Ngọc Anh.
    Các thành viên tham gia: TS. Lê Bích Ngọc; Ths. Nguyễn Sinh Thảo; Ths. Vũ Yến Khanh; PGS.TS. Lê Vân Anh; Ths. Hoàng Thu Hương; Phùng Thị Tường; TS. Phan Lan Anh.
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2010/ tháng 9 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất ở trẻ em về phẩm chất trí tuệ, tình cảm, do vậy cần có những nghiên cứu mới về đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, lứa tuổi chuẩn bị bước vào trường tiểu học. Nghiên cứu đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi sẽ là căn cứ cho việc điều chỉnh chương trình GDMN, tiến tới nền GDMN tiên tiến, khoa học góp phần nhận xét khả năng đạt được Bộ “Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” do Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT ban hành. Thông tin nghiên cứu về đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi là cơ sở để giáo viên điều chỉnh nội dung biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ và giúp phụ huynh học sinh hiểu biết và đánh giá sự phát triển của con em mình, từ đó điều chỉnh các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Điều tra thực trạng đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Kết quả nghiên cứu góp phần nhìn lại khả năng đạt được của trẻ so với “chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi”.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu lý luận về đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi
    - Đo và xác định thực trạng đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi về các mặt: Thể chất, dinh dưỡng, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ.
    - Kiến nghị về việc áp dụng bộ “Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi”.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi trong trường mầm non. Địa bàn giới hạn tại 4 tỉnh: Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An và Long An.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp chuyên gia và phương pháp thực nghiệm.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi
    1.1. Một số khái niệm liên quan
    1.2. Một số qui luật phát triển của trẻ
    1.3. Đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi
    1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm phát triển của trẻ

    Chương 2: Thực trạng đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi
    2.1. Căn cứ xác định đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi
    2.2. Thông tin về quá trình khảo sát đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi
    2.3. Kết quả khảo sát đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

    Chương 3: Kết quả nghiên cứu đối chiếu với Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển của trẻ 5 tuổi, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ 5 tuổi. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất 55 đặc điểm phát triển của trẻ bao gồm: 12 đặc điểm về thể chất, dinh dưỡng, sức khỏe; 14 đặc điểm về nhận thức; 14 đặc điểm về ngôn ngữ, chuẩn bị đi học; 14 đặc điểm về tình cảm; 10 đặc điểm về kỹ năng xã hội, 5 đặc điểm về thẩm mỹ và khảo sát các bậc cha mẹ, cô giáo về 17 biểu hiện hành vi, kỹ năng của trẻ. Kết quả nghiên cứu so sánh với các nghiên cứu trước đó cho thấy có một số đặc điểm phát triển ở trẻ có sự tương đồng như hành vi văn hóa, xã hội. Một số tính cách cần quan tâm giáo dục trẻ như tính hờn dỗi, bừa bãi, chưa sạch sẽ . Phân tích 55 đặc điểm do đề tài đề xuất đối chiếu với Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cho thấy đa số các chỉ số có trong bộ Chuẩn phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Nói cách khác trẻ mẫu giáo 5 tuổi có khả năng thực hiện được đa số các chỉ số trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi sau những năm học ở trường mầm non.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Với những kết quả nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và đề xuất đối chiếu với bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, đề tài kiến nghị:

    -Với các cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo, giảng dạy: tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm phát triển của trẻ một cách toàn diện ở các độ tuổi; tạo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất cho các hoạt động để trẻ phát huy được các đặc điểm cần thiết. Trong trang trí môi trường lớp học, sân trường cần có những hiện vật, đồ chơi để dễ dàng khơi dậy và kích thích trẻ phát triển những đặc điểm đang “tiềm ẩn”.

    - Đối với cô giáo mầm non: Lưu ý phần mục tiêu cần đạt trong xây dựng kế hoạch bài giảng; Lựa chọn các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi phù hợp.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...