Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể loài bò tót (Bos ga

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở ĐầU
    1 - Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

    Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô . tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới [12]. Các giá trị của ĐDSH là những nhân tố tích cực góp phần vào việc cải thiện cuộc sống của con người ngày càng văn minh, hiện đại, tốt đẹp hơn [44]. Các vùng có tính ĐDSH cao chủ yếu tập trung tại các VQG và các khu BTTN [15]. ở Việt Nam đã xây dựng được 30 VQG, 57 Khu bảo tồn thiên nhiên và 37 khu bảo vệ cảnh quan [12], trong đó có VQG Cát Tiên.
    Bên cạnh những hoạt động nỗ lực nhằm bảo vệ tính ĐDSH, con người cũng đang khai thác quá mức hoặc làm biến đổi tài nguyên ĐDSH, làm cho các giá trị ĐDSH đang dần bị suy thoái, xuống cấp [12]. Hiện nay bảo tồn ĐDSH là một trong những vấn đề ưu tiên của Chính Phủ Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam (1995) dành ưu tiên cho giải pháp bảo tồn in-situ và chú trọng vào các hệ sinh thái nổi bật nhất ở các địa phương với 3 mục tiêu lớn được đặt ra: i) Bảo vệ các hệ sinh thái tiêu biểu hoặc các hệ sinh thái bị đe doạ bởi các sức ép của con người; ii) Bảo vệ các thành phần ĐDSH đang bị đe doạ; iii) Xác định và quảng bá các công cụ, phương pháp sử dụng và phát huy các giá trị ĐDSH [9],[12].
    Mỗi hệ sinh thái đều được đặc trưng bởi nhiều quần xã sinh vật [12],[23],[39], [45]. Các quần xã sinh vật được đặc trưng bởi các quần thể của mỗi loài [12],[23], [39],[45]. Mỗi loài đều thích ứng với các sinh cảnh đặc trưng khác nhau [23],[39],[45]. Mặt khác, các loài sinh sống trong các sinh cảnh phù hợp thì có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt và ngược lại [23],[39],[40]. Do vậy khi nghiên cứu bảo tồn của một loài ở bất cứ một địa điểm nào, điều quan trọng và cần thiết là phải nghiên cứu sinh cảnh của nó [38],[40].
    VQG Cát Tiên bao gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với giá trị ĐDSH cao, có diện tích lớn, là sinh cảnh phù hợp cho việc bảo tồn và phát triển quần thể bò tót (Bos gaurus H. Smith, 1827), là loài đang có nguy cơ bị đe dọa cao. Ước tính số lượng cá thể bò tót ở VQG Cát Tiên hiện còn khoảng 111 cá thể, chiếm 1/4 số lượng cá thể bò tót của cả nước và là một trong những quần thể bò tót có số lượng cá thể lớn nhất ở Việt Nam hiện nay [35].
    Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm số lượng đàn và số lượng cá thể của loài bò tót ở Việt Nam là do con người đang làm mất, chia cắt và làm suy thoái sinh cảnh của chúng. Do vậy để bảo tồn loài bò tót, bên cạnh việc ngăn chặn các hiện tượng săn, bắt, bẫy trái phép và các hoạt động phi pháp khác cũng cần nghiên cứu xây dựng các giải pháp bảo tồn các sinh cảnh của loài bò tót. Tuy nhiên, hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về đặc điểm sinh cảnh và mối quan hệ giữa các yếu tố sinh cảnh với đời sống của bò tót ở VQG Cát Tiên.
    Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót (Bos gaurus H. Smith, 1827) ở vườn quốc gia Cát Tiên phục vụ cho việc quản lý và bảo tồn” nhằm nghiên cứu các nhân tố sinh thái để bảo tồn quần thể bò tót và sinh cảnh của chúng ở VQG Cát Tiên.
    2 - Mục đích nghiên cứu của luận án:
    - Xác định hiện trạng và đặc điểm phân bố của quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên;
    - Mô tả đặc điểm các dạng sinh cảnh chính và sự phân bố theo sinh cảnh của quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên;
    - Tìm hiểu các mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên;
    - Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên.
    3 - Nội dung nghiên cứu chính của luận án là:
    a - Nghiên cứu hiện trạng và phân bố của quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên: i) Ước tính số lượng cá thể, mật độ và kích thước đàn; ii) Xác định cấu trúc tuổi, giới tính của quần thể; iii) Đặc điểm phân bố của quần thể bò tót trong các sinh cảnh.
    b - Nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm các dạng sinh cảnh: i) Xác định các dạng sinh cảnh chính; ii) Mô tả đặc điểm cấu trúc của sinh cảnh (địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, các kiểu rừng, thảm thực vật, thức ăn, nguồn nước, nguồn muối khoáng); iii) Xác định các sinh cảnh tối ưu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...