Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm phân bố, điều kiện thành tạo của đá quý vùng Châu Bình - Bản Ngọc làm cơ sở xác

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu đặc điểm phân bố, điều kiện thành tạo của đá quý vùng Châu Bình - Bản Ngọc làm cơ sở xác lập các diện tích có triển vọng phục vụ tìm kiếm, thăm dò đá quý ở Quỳ Châu - Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An

    Mục lục
    Chương I. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn, lịch sử nghiên cứu và các phương pháp đã tiến hành

    I.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - nhân văn
    I.2. Lịch sử nghiên cứu
    I.3. Các phương pháp đã tiến hành
    Chương II. Địa chất vùng nghiên cứu

    II.1. Địa tầng
    II.2. Magma xâm nhập
    II.3. Cấu trúc - kiến tạo
    II.4. Đặc điểm biến chất
    II.4.1. Biến chất khu vực
    II. 4.2. Các thành tạo biến chất trao đổi (metasomatit)
    II.5. Địa mạo - tân kiến tạo
    Chương III. Đặc điểm phân bố đá quý

    III.1. Vài nét về khoáng vật và chất lượng đá quý
    III.2. Đá quý phân bố trong đá gốc
    III.2.1. Đá quý trong felspatit
    III.2.2. Đá quý phân bố trong đá hoa
    III.3. Đá quý phân bố trong sa khoáng
    III.3.1. Đá quý phân bố trong tàn tích, sườn tích (eluvi - deluvi không phân chia)
    III.3.2. Đá quý phân bố trong sa khoáng aluvi
    Chương IV. Điều kiện thành tạo đá quý

    IV.1. Môi trường địa chất
    IV.2. Thành phần hoá học của ruby, saphir và đặc điểm bao thể trong corindon (ruby, saphir)
    IV.2.1. Thành phần hoá học của ruby, saphir
    IV.2.2. Đặc điểm bao thể
    IV.3. Điều kiện hoá lý thành tạo ruby, saphir
    IV.3.1. Nhiệt độ thành tạo
    IV.3.2. Độ sâu thành tạo
    IV.3.3. Tuổi thành tạo
    Chương V. Quy luật phân bố và dự báo những diện tích có triển vọng đá quý ở Quỳ Châu - Quỳ Hợp, Nghệ An

    V.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ quy luật phân bố và dự báo những diện tích có triển vọng đá quý vùng Quỳ Châu - Quỳ Hợp, Nghệ An, tỷ lệ 1: 50.000
    V.2. Những tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm đá quý
    V.2.1. Nhóm tiền đề khu vực (khống chế sinh khoáng đá quý)
    V.2.2. Nhóm tiền đề và dấu hiệu địa phương (khống chế sự tập trung đá quý)
    V.3. Dự báo những diện tích có triển vọng đá quý và hướng nghiên cứu tiếp theo
    V.3.1. Phương pháp dự báo
    V.3.2. Kết quả dự báo
    Kết luận

    Lời nói đầu
    Vùng mỏ đá quý Quỳ Châu - Quỳ Hợp, Nghệ An được biết đến từ năm 1996, đến nay đã có nhiều công ty khai thác khoáng sản của Nhà nước, các công ty liên doanh với nước ngoài và các nhà khoa học nghiên cứu, thăm dò và khai thác đá quý.
    Hầu hết các tác giả của các công trình nghiên cứu chuyên sâu đều đánh giá tiềm năng đá quý ở đới nâng Bù Khạng là rất lớn, có giá trị thương phẩm cao, có nhiều khả năng sánh với các mỏ đá qúy ở Myanma và Thái Lan.
    Một vấn đề đặt ra là nguồn đá quý nguyên sinh thuộc loại hình nào? Đâu là nguồn cung cấp chính cho nguồn đá quý ngoại sinh có giá trị kinh tế, chúng tập trung ở đâu và trên diện tích nào có triển vọng hơn cả?
    Để đáp ứng phần nào yêu cầu nói trên, theo đề nghị của ông Tổng giám đốc Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam (Công văn số 144/2001/TTKCN ngày 2/5/2001), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp giao cho Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam lập đề án “Nghiên cứu đặc điểm phân bố, điều kiện thành tạo của đá quý vùng Châu Bình - Bản Ngọc làm cơ sở xác lập các diện tích có triển vọng phục vụ cho tìm kiếm, thăm dò đá quý ở Quỳ Châu - Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An” (Số 1277/QĐ - CNCL ngày 12/6/2001).
    Mục tiêu nhiệm vụ:
    - Nghiên cứu đặc điểm phân bố, điều kiện thành tạo của đá quý (ruby, saphir)
    - Xác lập các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm đá quý.
    - Xác lập diện tích có triển vọng đá quý trong khu vực để tìm kiếm thăm dò tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...